Facebook, Google sắp phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam
Các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.
Chỉ mạng xã hội cấp phép mới có quyền livestream
Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đáng chú ý khi dự thảo Nghị định mới đã bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội.
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).
Nếu quy định mới được triển khai, Facebook sẽ nhận được thông báo yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Dự thảo Nghị định này cũng phân loại khá rõ đối với các mạng xã hội.
Cụ thể, mạng xã hội có lượng tương tác lớn là những nền tảng có lượng người tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.
Mạng xã hội có lượng tương tác thấp là những nền tảng có lượng người tương tác dưới 1 triệu người/tháng.
Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo trên các mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ cũng sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).
Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.
Trước đó, trong bản báo cáo được Bộ TT&TT gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hồi tháng 8/2019, Bộ TT&TT chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook.
Tại bản báo cáo này, Bộ TT&TT cũng cho biết đã yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam.
Video đang HOT
Theo dự thảo Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013, các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý dịch vụ xuyên biên giới
Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người.
Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Kể từ thời điểm Nghị định 72/2013 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng ngày càng trở nên phong phú. Tuy vậy, thực tế này cũng làm bộc lộ những hạn chế bất cập và những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện cụ thể.
Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,… Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013.
Trọng Đạt
'Hồ sơ bóng tối' của Facebook
Đây là cách Facebook có dữ liệu của người dùng ngay cả khi họ không sử dụng mạng xã hội này.
Từ khi bê bối lộ dữ liệu liên quan đến Cambridge Analytica bị phát hiện năm 2018, giới chuyên môn đã đặt ra nhiều nghi vấn về cách thu thập thông tin của các "ông lớn" Internet như Facebook hay Google.
Nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra, một trong số đó là những hồ sơ bóng tối (shadow profile), chứa thông tin cá nhân của người dùng dù họ chưa bao giờ sử dụng Facebook.
Trong một buổi điều trần năm 2018 trước Quốc hội Mỹ, các Thượng nghị sĩ đã hỏi Facebook về những hồ sơ bóng tối này. Vậy chúng là gì, có ảnh hưởng ra sao?
Hồ sơ bóng tối là một trong những sự thật đáng sợ của Facebook.
Facebook vẫn có thông tin dù bạn không đăng ký tài khoản
Sở hữu tên gọi hồ sơ bóng tối vì chúng không được tạo ra bởi chủ tài khoản. Thay vào đó, Facebook tạo ra chúng mà không cần sự đồng ý từ người dùng.
Giả sử bạn không có tài khoản Facebook nhưng một người thân của bạn có. Lúc người đó tạo tài khoản, Facebook sẽ giới thiệu tính năng cung cấp danh bạ để tìm những người quen biết đang sử dụng mạng xã hội này.
Nếu người ấy đồng ý, những liên lạc lưu trong máy họ được gửi lên Facebook. Hệ thống sẽ tìm kiếm các tài khoản có cùng email hoặc số điện thoại như trong danh bạ để gợi ý kết bạn.
Khi quét, Facebook sẽ lọc những liên lạc chưa sở hữu tài khoản, trong đó có bạn. Chúng được tách thành một hồ sơ riêng, đó chính là hồ sơ bóng tối khi không được người dùng tạo ra nhưng lại chứa thông tin cá nhân của họ.
Như vậy, dù chưa bao giờ hay không có ý định sử dụng Facebook, nền tảng này vẫn thu thập được tên và thông tin liên lạc của người dùng. Nếu có bạn bè sử dụng Facebook, khả năng rất cao bạn đã có một hồ sơ bóng tối trên nền tảng này nếu không dùng Facebook.
Hồ sơ bóng tối không phải lời đồn hay thuyết âm mưu mà được chính Facebook thừa nhận sau vụ rò rỉ thông tin liên lạc năm 2013, trong đó có cả những người chưa bao giờ đăng ký tài khoản Facebook.
Chỉ cần bạn bè sử dụng Facebook, nhiều khả năng bạn đã có một hồ sơ bóng tối trên nền tảng này
Vì sao có hồ sơ bóng tối?
Về cơ bản, Facebook tạo ra hồ sơ này phục vụ tính năng "Những người bạn có thể biết", chứa danh sách những cá nhân để người dùng kết bạn.
Theo MakeUseOf, khả năng này giúp Facebook gợi ý kết bạn với người quen ngay khi người dùng tạo tài khoản mới. Đó là lý do Facebook cần thu thập dữ liệu và tạo ra các hồ sơ bóng tối.
Hồ sơ bóng tối dùng để phục vụ tính năng gợi ý kết bạn của Facebook.
Tuy nhiên đây là câu trả lời từ nội bộ Facebook. Nếu hỏi những người khác, bạn sẽ nhận được một lý do khó chịu hơn. Theo đó, khi Facebook có dữ liệu miễn phí, họ sẽ tận dụng nó để thu càng nhiều lợi ích càng tốt. Thậm chí sau khi xóa tài khoản, thông tin của người dùng vẫn sẽ nằm lại Facebook.
Từ khi những hồ sơ bóng tối được đưa ra, Facebook đã giải thích rõ hơn về cách họat động trong chính sách bảo mật, tuyên bố họ có sử dụng thông tin từ điện thoại của người dùng.
"Chúng tôi thu thập thông tin nếu bạn đồng ý, đồng bộ hoặc lấy chúng từ thiết bị (địa chỉ liên lạc, nhật ký cuộc gọi hay nhật ký SMS) giúp bạn tìm được những người có thể quen biết", Facebook ghi trong mục "Mạng và Kết nối".
Trong phần "Những thứ người khác làm và cung cấp thông tin về bạn", Facebook ghi rằng: "Chúng tôi cũng thu thập và phân tích thông tin được người khác cung cấp khi sử dụng sản phẩm của Facebook. Chúng có thể bao gồm thông tin của bạn khi người khác chia sẻ, bình luận trong hình ảnh của bạn, gửi tin nhắn cho bạn, hoặc cung cấp thông tin liên lạc của bạn".
Dòng cuối cùng cho thấy Facebook được phép tạo hồ sơ bóng tối. Miễn là người dùng đồng ý với chính sách bảo mật này, Facebook sẽ tiếp tục tạo nhiều hồ sơ bóng tối hơn.
Bạn không thể can thiệp trực tiếp vào hồ sơ bóng tối của mình trên Facebook.
Có thể xóa hồ sơ bóng tối không?
Người dùng không có quyền kiểm soát trực tiếp hồ sơ bóng tối của mình trên Facebook. Mỗi khi có người tải lên thông tin liên quan đến bạn, chúng sẽ được thêm vào hồ sơ bóng tối.
Nếu không muốn có hồ sơ bóng tối, người dùng chỉ có thể yêu cầu bạn bè đừng tải lên thông tin liên lạc cho Facebook bằng cách truy cập phần "Quản lý danh bạ". Tuy nhiên, cách này không thực tế chút nào bởi bạn sẽ phải hỏi từng người mà mình quen biết hoặc có lưu danh bạ. Dù yêu cầu thì chưa chắc họ đã nghe theo.
Như vậy, cách tốt nhất để tự bảo vệ mình khỏi hồ sơ bóng tối là hạn chế cung cấp thông tin nhạy cảm cho bạn bè. Chỉ cung cấp số điện thoại và email, tránh những thông tin không cần thiết. Bạn cũng có thể sử dụng 2 email và 2 số điện thoại, một cho gia đình, công việc và một cho bạn bè để tránh email công việc "rơi" vào tay Facebook.
Phúc Thịnh
Facebook, Google có thể sớm dự đoán được sự lây lan của Covid-19: các nhà nghiên cứu cho biết Các cuộc khảo sát của Google và Facebook có thể được sử dụng để theo dõi và thậm chí là dự đoán sự lây lan của Covid-19, theo các nhà nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon. Ảnh: Yahoo Finance Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát trên cả hai nền tảng Google và Facebook nhằm đề nghị người...