Facebook Gift: Kẻ tiêu diệt các startup ngành quà tặng
- Facebook Gifts mở ra cánh cửa vào thị trường thương mại điện tử của Facebook.
- Các công ty cùng lĩnh vực với Facebook Gifts sẽ khốn đốn.
- Facebook liệu sẽ thành công hay thất bại lần nữa?
Chắc hẳn nhiều công ty dịch vụ tặng quà đã phải thấp thỏm suốt mùa hè để suy nghĩ cho tương lai công ty họ. Từ khi mua lại Karma vào tháng Năm, Facebook đã bắt đầu thử nghiệm chức năng tặng quà trên mạng xã hội của họ. Facebook khá kín tiếng về việc này, vì họ đã từng thử và thất bại ở dịch vụ tặng quà ảo một lần. Nếu dịch vụ này thành công, nó sẽ mở cửa cho thương mại điện tử trên nền tảng Facebook.
Bằng tiềm năng vô cùng to lớn của Facebook, dịch vụ Gifts sẽ đủ sức giết chết bất cứ dịch vụ nào tương tự trên đường đi của nó.
Nhưng nếu Gifts thất bại thì sao? Đó vẫn là một lời cảnh báo với các công ty khác, vì ngay cả với tiềm lực của Facebook mà dịch vụ này còn thất bại, thì, chúc may mắn cho những người dám thử.
Facebook Gifts, tin buồn với các dịch vụ tặng quà tương tự.
Dưới đây là một vài cái tên trong đó là: Wrapp, Giftly, Giftivo, Giftdish, Gifthit, GiftSimple, GiftDrop, DropGifts, YouGift, Ziftit, … và có lẽ hơn 20 công ty khác. Họ cung cấp một số dịch vụ tặng quà gắn với Facebook, thông qua các thẻ quà tặng, hoặc qua các nhà bán lẻ, hay cũng có thể là tin nhắn video đúng vào ngày sinh nhật, v.v..
Đã có rất nhiều đầu tư vào các dịch vụ này. Nhưng khi họ nhận ra Facebook là một trong những đối thủ cạnh tranh của họ, họ biết công việc của họ sắp bị kết liễu. “Bất kỳ đối tác dịch vụ tặng quà nào mà được Facebook giới thiệu trong gợi ý người dùng sẽ ngay lập tức giết dần giết mòn các dịch vụ còn lại,” người sáng lập một công ty tặng quà nói. “Karma có toàn quyền để phân chia vị trí và tầm ảnh hưởng với các đối tác của họ”. Facebook dự kiến sẽ tiết lộ các đối tác bán lẻ mới của Karma, hay Facebook Gifts trong một sự kiện được tổ chức tại các cửa hàng đồ chơi FAO Schwartz tại New York vào tuần tới.
Video đang HOT
Chức năng gifts khá hoàn thiện với những sản phẩm đa dạng từ các đối tác.
Tuy nhiên, Facebook cần phải nhúng tay vào thị trường thương mại bởi vì họ đang cần một dòng doanh thu mới. Thương mại điện tử là một thị trường lớn hơn nhiều so với quảng cáo hiển thị, và các cổ đông cũng thích nó hơn. Dù vậy cho đến nay, ý định đột nhập của Facebook vào thị trường thương mại điện tử vẫn chưa thu được thành công nào. Công ty phải vật lộn để tìm nguồn cung cấp hàng – những nhà bán lẻ chưa thiết lập cửa hàng trên Facebook. Vì vậy, để trở thành một “cửa hàng” tốt, Facebook phải đáp ứng được một mặt khác, đó là tạo ra nhu cầu. May mắn cho Facebook, họ sở hữu một trong những sự kiện tặng quà lớn nhất của cuộc sống của chúng ta: ngày sinh nhật.
Hiện tượng “Happy Birthday” trên Facebook có lẽ là một nửa nguyên nhân khiến hầu hết mọi người đăng nhập vào Facebook mỗi ngày, họ sợ họ sẽ xúc phạm đến một người bạn nếu quên không đăng nửa vời câu quen thuộc “Chúc sinh nhật vui vẻ” trên tường bạn bè họ mỗi dịp sinh nhật. Hội chứng lo âu vì sinh nhật trên Facebook là có thật.
Điều đó đã một thời làm dấy lên làn sóng các ứng dụng cố gắng cải thiện dòng “Chúc mừng sinh nhật” khô khan bằng các thứ khác. Facebook cũng đã làm điều đó, đã có lúc họ cho phép tặng những món quà ảo, thiệp và mang lại khoảng 30 đến 40 triệu đô doanh thu vào lúc đó. Facebook đã kết thúc dịch vụ này vào năm 2010.
Liệu Facebook Gifts có thành công lần này?
Gần đây khi Facebook lại tiếp tục tìm đường vào lĩnh vực này, chắc chắn hệ sinh thái của các công ty khác sẽ bị ảnh hưởng. Facebook sẽ có đủ thời gian để tìm hiểu kỳ nghỉ lễ cuối năm rằng liệu người dùng có thích bỏ ra 10$ hoặc nhiều hơn cho một món quà Giáng sinh (hoặc sinh nhật) cho bạn bè của họ. Có rất nhiều lập luận rằng nó sẽ thất bại, cụ thể là, mọi người chỉ muốn chúc những lời chúc trên Facebook chứ không hoàn toàn sẵn sàng bỏ tiền mua quà như thế. Câu trả lời tương tự như quà Giáng sinh – tại sao không gửi thiệp chúc mừng như bình thường? Các ứng dụng quà tặng có thể cạnh tranh về giá. Có những món quà đắt tiền như 10$ trở lên, vẫn có những tùy chọn dễ chịu là quà tặng ảo giá chỉ khoảng 1$ – 2$.
Bạn cũng có thể lập luận rằng dịch vụ tặng quà này lợi thế là một công ty khổng lồ. Nhưng Facebook sẽ không tập trung tất cả sức lực của mình cho Gifts. Tuy nhiên, Facebook có những nguồn lực để làm những gì họ làm giỏi nhất, “tiến tới và phá vỡ các giới hạn”. Facebook sẽ tiến tới lĩnh vực quà tặng, và điều đó sẽ làm một số công ty khác khốn đốn.
Tham khảo: Pandodaily
Theo GenK
Color - Bài học về sự thất bại của một startup kiêu ngạo
Có một starup đã từng được coi là một hiện tượng của giới công nghệ San Francisco khi nó được gây dựng bởi một nhà sáng lập vốn được biết đến với danh tiếng của một triệu phú, người mà trước đó đã từng đạt được rất nhiều thành công trên thương trường. Đặc biệt hơn nữa, ngay khi startup này được ra đời, nhiều nhà đầu tư mạo hiểm chỉ cần nghe đến cái tên của nhà sáng lập, đã không ngần ngại đổ một đống tiền vào đó mà không hề quan tâm nó sẽ mang lại sản phẩm gì. Để rồi cuối cùng thì cũng có một sản phẩm được ra đời.
Nhưng trái với sự kì vọng ban đầu, chỉ có rất ít người sử dụng và tỏ ra thích thú với nó. Thế là lại mất thêm nhiều tháng trời cộng thêm kha khá tiền bạc nữa để startup này có thể nâng cấp sản phẩm của mình lên một phiên bản mới, nhưng vẫn chẳng có ai thích. Cuối cùng là sau ít tháng lay lắt nữa, startup đó đã tuyên bố đóng cửa.
CEO của Color - Bill Nguyen.
Đó chính là câu chuyện tóm tắt về "lịch sử" tồn tại và phát triển trong vỏn vẹn hơn 2 năm (từ tháng 3/2010 đến tháng 10/2012) của startup Color Labs, nhà phát triển của ứng dụng chia sẻ ảnh Color trên Facebook. Số tiền mà startup này đã huy động được trước khi cho ra đời ứng dụng Color chính xác là 41 triệu USD (khoảng 861 tỉ VNĐ). Một số báo đã đưa tin rằng, một số nhân tài của startup này đã được Apple mời gọi với số tiền từ 2 đến 5 triệu USD và sau đó, ứng dụng Color đó sẽ chính thức được khai tử. Ngoài những nhân tài được Apple trọng dụng đó ra, có lẽ tất cả những người còn lại của Color Labs, bao gồm cả nhà đầu tư, ban lãnh đạo và nhân viên công ty, đều phải "khóc thầm" trước tình cảnh hiện tại của công ty và của chính bản thân mình.
Color - Một startup "ít bạn"
Khách quan mà nói, thật chẳng vui vẻ gì khi phải chứng kiến sự sụp đổ của một công ty, cho dù đó chỉ là một công ty khởi nghiệp còn non trẻ. Thế nhưng, có một sự thật là nếu đó là một starup được gây dựng bởi những người tài giỏi nhưng tự phụ và sản phẩm của startup đó lại không gây được thiện cảm nhiều với người dùng, thì khi nó sụp đổ, nhiều người sẽ cảm thấy khoái chí hơn là tiếc nuối. Sự ra đi của Color là dịp để toàn bộ những startup khác trong giới công nghệ được dịp chép miệng và nói "Thấy chưa, đã bảo mà!".
Khi ra đời, Color được biết đến với tư cách là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh trên mạng xã hội. Ý tưởng này có vẻ khá thú vị và đã xuất hiện ở một số startup khác, bao gồm cả Highlight. Cơ chế hoạt động của ứng dụng này đại khái như sau: Khi bạn chụp một tấm ảnh ở một địa điểm nào đó, bạn có thể sẽ biết được đã có những ai từng chụp ảnh ở đây. Đó có thể được coi là một cách để tối đa hóa tính xã hội của mạng xã hội, nhưng như thế vẫn chưa thể nào đủ để lôi kéo và thỏa mãn nhu cầu của người dùng Facebook, chứ đừng nói đến việc "đánh bại Instargram" như tuyên bố ban đầu của Color. Trên kho ứng dụng của cả Android và iOS, đã có lúc Color bị gỡ bỏ. Và sau đó vài tháng lại tái ra mắt với tư cách là một ứng dụng cho Facebook.
Điều đáng mừng duy nhất còn sót lại trong câu chuyện của Color, có lẽ chính là việc Apple còn nhận ra những giá trị đích thực của startup này nằm ở những kỹ sư phát triển, và chấp nhận bỏ ra vài triệu USD để kéo họ về với mình.
Sự kiêu ngạo không làm người ta thích
Vấn đề thực sự của Color nằm ở sự kiêu ngạo và hiếu chiến của người lãnh đạo, giống như câu nói "nhà dột từ nóc" của người Việt ta. Tỷ phú kiêm CEO gốc Việt của Color - Bill Nguyễn - là một người đã điều hành một số startup khác và khôn khéo khi sử dụng tên tuổi của mình để vay hàng chục triệu USD từ các nhà đầu tư khác. Khi tình hình của Color dần trở nên tồi tệ hơn, người ta đã ít thấy vị CEO này xuất hiện ở văn phòng hơn, và nhiều báo đã gọi là hiện tượng này là "chán việc, bỏ đi chơi". Còn nhân viên của anh cũng trở nên dễ cáu giận hơn rất nhiều mỗi khi có ai đó nhắc tới sản phẩm ứng dụng của công ty mình.
Liệu Bill Nguyen có quá tự phụ?
Nói về số tiền được đầu tư cho Color, Alexia Tsotsis - BTV của trang TechCrunch - đã từng tweet trên trang Twitter của mình vào ngày 17/10 rằng: "Ước gì tất cả số tiền của Color được mang ra làm từ thiện". Dẫu biết điều ước thì cũng chỉ là điều ước, nhưng có lẽ cũng có không ít người có chung suy nghĩ với Alexia khi thấy sự phí phạm của 41 triệu USD được đổ vào cho một startup hoạt động kém hiệu quả như Color. Trong khi nhiều startup phải vật lộn để chứng tỏ năng lực của mình, tiết kiệm chi tiêu và tính toán sát sao từng đồng vốn xoay vòng sao cho hiệu quả, thì số tiền mà Color nhận được quá dễ dàng và tiêu tốn quá phung phí đã khiến họ không khỏi bức xúc.
Tóm lại, sự phồng lên và xẹp xuống quá nhanh chóng của Color có thể được coi như một bài học về sự lao động nghiêm túc đối với các startup công nghệ. Có tiền một cách dễ dàng có thể khiến bạn vui mừng trước mắt, nhưng nó cũng sẽ khiến bạn mắc phải sự chủ quan chết người. Hãy tập trung vào kế hoạch phát triển sản phẩm trước đã, cũng như hãy sử dụng số tiền vay được một cách hợp lý và đừng vội khoe khoang về bản thân. Color đã thất bại trong cả ba yêu cầu trên, và cái giá mà bây giờ họ phải trả chính là sự thất bại không thể cứu vãn.
Theo genk
Facebook đổ tiền thâu tóm và hồi sinh startup Threadsy Giữa thời điểm thương vụ thâu tóm ứng dụng chia sẻ hình ảnh trên mobile Instagram được "mở cửa", dần đi tới hồi kết, Facebook tiếp tục đổ tiền thâu tóm Threadsy, một startup vốn đã bị "khai tử" vào đầu năm nay. Threadsy là một startup sở hữu công cụ đo lường hoạt động marketing trên mạng xã hội Swaylo. Swaylo đã...