Facebook đang tự xây dựng trình duyệt di động riêng?
Theo thông tin từ trang TheNextWeb thì dường như Facebook đang thử nghiệm một trình duyệt của riêng công ty trong những tháng gần đây.
Nguồn tin cho biết, trình duyệt này đã bắt đầu được Facebook thử nghiệm từ ngày 4/12 năm ngoái. Đó là một trình duyệt được thiết kế để hoạt động bên trong ứng dụng Facebook. Bên cạnh một số thay đổi mang tính thẩm mỹ thì trình duyệt này vẫn có những tính năng như nhiều trình duyệt thực thụ khác.
Rõ ràng Facebook đang có ý định làm mọi cách để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn với ứng dụng của họ và trình duyệt tích hợp cũng là một trong số những “chiêu bài” sắp tới của mạng xã hội này. Bạn không cần rời khỏi ứng dụng Facebook khi muốn kiểm tra lại một bài viết nữa, thay vào đó bạn chỉ cần nhập URL và trình duyệt của Facebook sẽ giúp bạn làm điều này.
Trình duyệt này cũng bao gồm một thanh công cụ phía dưới với các nút chức năng giúp bạn chia sẻ bài viết, các nút thao tác back, forward, đánh dấu trang và một menu cũng được trang bị đầy đủ.
Thiếu sót lớn nhất của trình duyệt vào thời điểm này có lẽ là nó chưa hỗ trợ “tab”. Tuy nhiên, nhiều khả năng tính năng này sẽ được Facebook bổ sung khi phiên bản chính thức của trình duyệt được giới thiệu tới tay người dùng.
Với trình duyệt này, hệ sinh thái Facebook gần như đã được khép kín. Người dùng gần như đã có thể làm mọi thứ mình muốn với ứng dụng Facebook từ chơi video đến đọc báo, lướt web, chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè… và như vậy không có lí do gì để bạn chạy thêm một trình duyệt khác khi đang online trên Facebook nữa.
Video đang HOT
Hiện Facebook vẫn chưa công bố lộ trình chính thức để phát hành trình duyệt này nhưng đã có một vài nhóm nhỏ người dùng (iOS) được thử nghiệm sản phẩm mới của Facebook.
Theo Minh Trung/VnReview
Cách phát hiện phần mềm theo dõi trên điện thoại, laptop
Nếu xuất hiện những công cụ lạ trên trình duyệt, hoặc khi gõ địa chỉ trang web mà lại bị điều hướng sang một trang không liên quan, có thể máy tính của bạn đã nhiễm spyware.
Như tên gọi đã thể hiện, spyware là những phần mềm được thiết kế với mục đích theo dõi thông tin người dùng. Nó sẽ âm thầm ghi lại các dữ liệu trong máy cũng như mọi hoạt động trên thiết bị của nạn nhân, trong đó có nội dung e-mail quan trọng, thông tin thẻ tín dụng, tên và mật khẩu đăng nhập tài khoản... rồi gửi về cho kẻ phát tán.
Không chỉ xuất hiện trên máy tính, phổ biến với các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, spyware còn có những phiên bản được thiết kế chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng. Nguy hiểm hơn, một số nhà sản xuất còn cài sẵn các phần mềm theo dõi trên thiết bị trước khi xuất xưởng.
Ảnh minh họa: ANY.
Microsoft đã chỉ ra những dấu hiệu cơ bản để người dùng kiểm tra xem máy tính có bị nhiễm spyware hay không.
Thứ nhất, cần để ý nếu máy tính xuất hiện các thanh công cụ lạ trên trình duyệt hay những đường link lạ trong Favorites (công cụ lưu địa chỉ trang web yêu thích) mà người dùng không hề chủ động đưa vào.
Thứ hai, các khóa thiết lập của trình duyệt như trang home page, chương trình tìm kiếm mặc định... bị thay đổi. Ngoài ra, người dùng có thể thấy những icon lạ trên màn hình desktop, nếu mở ra sẽ dẫn đến các trang web chứa nội dung mời gọi tải phần mềm miễn phí, tham gia chương trình quà tặng... Bên cạnh đó, khi gõ địa chỉ một trang web, máy tính của người dùng bỗng bị điều hướng sang một trang không liên quan.
Tần suất báo lỗi trên hệ thống cũng tăng cao dù người dùng không cài đặt thêm phần mềm mới trong khi máy tính bỗng nhiên hoạt động chậm hơn bình thường. Không phải mọi vấn đề về hiệu năng đều do phần mềm gián điệp gây ra, nhưng spyware làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hoạt động của máy. Để kiểm tra, người dùng có thể mở thẻ Processes trong cửa số Windows Task Manager xem có chương trình nào ngốn tài nguyên hệ thống một cách bất thường hay không. Nếu không có, nhiều khả năng máy tính của bạn đã bị nhiễm spyware.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu cơ bản nhất. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Bkav, spyware là loại mã độc hoạt động âm thầm và ngày càng biến tướng một cách tinh vi, nên người dùng khó có thể phát hiện thông qua các biểu hiện thông thường. Thay vào đó, họ cần dùng phần mềm diệt virus để chặn các kết nối không mong muốn.
Ảnh minh họa: Examiner.
Với smartphone và tablet, phần mềm gián điệp được lập trình chạy ngầm trên hệ thống nên người dùng khó xác định được thiết bị của mình có dính spyware hay không. Một khi đã nhiễm, spyware có khả năng nghe lén các cuộc đàm thoại, sao chép danh bạ và thư viện ảnh, tải ứng dụng rác vào máy, đọc và gửi SMS, vô hiệu hóa phần mềm diệt virus, tra cứu lịch sử truy cập web...
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật của FPT, cho rằng người sử dụng vẫn có thể để ý đến một số biểu hiện khác lạ của điện thoại, máy tính bảng như biểu tượng GPS thi thoảng sáng lên dù họ không mở các ứng dụng kiểm tra vị trí như Google Maps, Facebook...
Thứ hai, dữ liệu 3G tăng cao so với các tháng trước đó. Điện thoại cũng chạy chậm hơn bình thường, pin nhanh hết và máy nóng cả khi không sử dụng (do phần mềm gián điệp có thể đang chạy ngầm và liên tục gửi thông tin đến máy chủ từ xa).
Nếu có những biểu hiện trên, người sử dụng nên cài thêm chương trình bảo mật của các nhà cung cấp uy tín để kiểm tra. Trong trường hợp đã biết điện thoại bị theo dõi, người sử dụng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy rồi vào phần Settings (Thiết lập) chọn Factory Reset (khôi phục cài đặt gốc) để gỡ bỏ triệt để phần mềm gián điệp.
Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng cần tránh cài đặt phần mềm không chính thống, không rõ nguồn gốc, không kết nối smartphone tới máy tính lạ vì hiện đã xuất hiện một số mã độc hoạt động đa nền tảng (lây lan trên cả Windows và Android). Bên cạnh đó, mọi người cũng nên cân nhắc nếu thấy hệ điều hành cảnh báo rằng ứng dụng mà họ đang cài đặt có khả năng quét danh bạ, SMS, can thiệp sâu vào hệ thống...
Minh Minh
Theo VNE
Bạn có phải là người trung thành với Facebook? Nếu như ứng dụng Facebook bị sập, bạn có cố gắng truy cập chúng vài phút một lần? Nếu có, bạn là con nghiện của mạng xã hội này. Theo nguồn tin riêng của tờ The Information, để kiểm tra mức độ trung thành của người dùng, thỉnh thoảng, Facebook tự làm treo, tắt ứng dụng Android của mình trong nhiều giờ liền....