Facebook đang phát triển trợ lý ảo có thể nghe người dùng?
Mới đây trang TechCrunch đã tìm thấy mã nguồn chức năng chuyển giọng nói thành văn bản trong ứng dụng Facebook và ứng dụng tin nhắn Messenger trên điện thoại Android.
Ảnh minh họa.
Mới đây phóng viên của trang TechCrunch đã phát hiện mã nguồn của công cụ nhận diện giọng nói trong ứng dụng Facebook và ứng dụng tin nhắn Messenger trên hệ điều hành Android.
Mã nguồn có tên Aloha này có khả năng thực hiện chuyển giọng nói thành văn bản và hiển thị trên giao diện người dùng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là thành phần rất quan trọng để các trợ lý ảo hoạt động.
Trước đây đã từng có một số thông tin cho rằng Facebook sẽ ra mắt loa thông minh của minh tại hội nghị F8, diễn ra hồi tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên việc ra mắt đã được hủy bỏ do mạng xã hội này vướng phải bê bối dữ liệu Cambridge Analytica.
Chức năng phân tích giọng nói mà Aloha đang thực hiện mới chỉ có thể chuyển văn bản ngắn, còn khá cơ bản so với trợ lý ảo Alexa của Amazon tuy nhiên nếu kết hợp trợ lý ảo M (đang có mặt trên ứng dụng Messenger), loa thông minh, người dùng sẽ có một trợ lý ảo với khá nhiều chức năng.
Cũng theo thông tin từ TechCrunch, mã nguồn Aloha hiện nay có các đoạn liên quan đến kết nối Wi-Fi và Bluetooth. Như vậy trợ lý ảo của Facebook có thể hoạt động trên nhiều nền tảng, tương tự Siri, hoặc trợ lý ảo của Google có thể hoạt động trên cả điện thoại và loa thông minh.
Video đang HOT
Lúc này chưa có thông tin nào về việc Aloha sẽ nghe người dùng vào lúc nào và có nguy cơ gì về bảo mật cho người dùng hay không.
Nguồn: BizLIVE
Xiaomi hướng tới điện thoại cao cấp vì người dùng nay đã sẵn sàng tiêu nhiều tiền hơn
Xiaomi muốn bán nhiều thiết bị cao cấp cho khách hàng Trung Quốc bởi vì những người này sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho smartphone.
Công ty đã đưa ra quyết định này một năm trước và có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một nước đi đúng đắn, theo CFO của Xiaomi, ông Chew Shou Zi chia sẻ với CNBC vào hôm thứ năm.
Ông Chew cho biết: " Chúng tôi tin rằng trong năm nay, trọng tâm chiến lược của chúng tôi là củng cố vị thế của thị trường trung và cao cấp."
Xiaomi đã bắt đầu bằng cách tạo ra những sản phẩm smartphone cao cấp ở mức giá thấp hơn đáng kể so với những nhà sản xuất thiết bị khác. Nhưng kèm theo đó, công ty đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những đối thủ giá rẻ khác của Trung Quốc như Oppo và Vivo.
Chew cho hay: " Trong quý này, sự phản ánh thành công của chiến lược của chúng tôi là sự gia tăng giá bán trung bình lên 25% của các sản phẩm smartphone tại Trung Quốc."
Ông cũng bổ sung rằng sự chuyển dịch trọng tâm, cùng với sự mở rộng sang các kênh offline khác sẽ "đặt ra một nền tảng rất tốt cho sự tăng trưởng trong năm 2019 và xa hơn nữa."
Cổ phiếu của Xiaomi đã tăng 1,36% vào sáng thứ năm tại Hồng Kông.
Nhà sản xuất smartphone thứ 4 tại Trung Quốc
Xiaomi là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 tại Trung Quốc, với khoảng 13,8% thị phần, đứng sau các đối thủ Huawei, Oppo và Vivo, theo International Data Corporation. Thị trường smartphone Trung Quốc đã phải vật lộn để tăng trưởng trong những năm gần đây do tỷ lệ thâm nhập của smartphone cao.
Trong quý thứ hai của năm 2018, dữ liệu sơ bộ của IDC cho thấy 105 triệu smartphone đã được bán ra ở Trung Quốc. Con số đó cho thấy sự giảm thiểu 5,9% so với một năm trước, nhưng tốc độ đã suy giảm này đã thu hẹp so với quý đầu tiên, theo IDC cho hay.
Xi Wang, một nhà phân tích thị trường cấp cao tại IDC Trung Quốc đã viết trong một báo cáo: " Giá bán trung bình của thị trường tăng lên 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý thứ hai. Điều này cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho điện thoại mà phục vụ nhu cầu của họ, bao gồm các tính năng như camera tốt hơn hay các hạng mục mới nối khác như game."
Wang cũng nói thêm rằng người dùng Trung Quốc đang ngày càng dành ra nhiều thời gian trên điện thoại hơn, vì thế những nhà sản xuất cần phải nhấn mạnh vào những điểm như "thiết kế, chất lượng và hình ảnh thương hiệu."
Trên thị trường quốc tế, sự tập trung của Xiaomi phụ thuộc vào những thị trường nơi mà họ hoạt động, theo ông Chew cho hay.
Ông cho biết: "Đặc biệt, trong thị trường Ấn Độ, bởi vì GDP của họ nói chung và bởi vì mức chi tiêu tiêu thụ của họ, người tiêu dùng đang thực sự đòi hỏi những điện thoại cơ bản đến điện thoại tầm trung." Ông cũng bổ sung thêm rằng người dùng ở Tây Âu thích những mẫu thiết bị tầm trung cho đến các thiết bị cao cấp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết một phần đáng chú ỷ của sự tăng trưởng của Xiaomi đến từ thị trường smartphone mạnh mẽ của Ấn Độ, nơi mà họ có tỷ lệ tăng trưởng hai chữ số trong quý thứ hai. Tại đó, Xiaomi đang chiến đấu với nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới là Samsung để giành vị trí đứng đầu.
Dữ liệu từ IDC cho thấy Xiaomi có 29,7% thị phần trong quý thứ hai, so với 23,9% thị phần của Samsung. Tuy nhiên, Counterpoint Research lại cho biết Samsung đang dẫn đầu 1% so với đối thủ Trung Quốc của họ.
Vào ngày thứ tư, Xiaomi đã báo cáo kết quả thu nhập quý thứ hai, vượt qua các kỳ vọng, mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi về mô hình kinh doanh dài hạn của công ty. Smartphone đóng góp phần lớn doanh thu của hãng, theo đó là IoT và mảng kinh doanh đời sống, và sau đó mới đến các dịch vụ internet.
Chew cho biết ông rất "lạc quan" về tương lai của mảng kinh doanh dịch vụ internet, bao gồm game di động và các dịch vụ stream video và nhạc. Xiaomi cho biết đa phần doanh thu dịch vụ internet cho quý hai được tạo ra tại Trung Quốc đại lục.
Ông chia sẻ: " Chúng tôi tin rằng nếu bạn cung cấp một dịch vụ rất tốt cho họ, thì việc kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn trong tương lai."
Ông cũng cho rằng: "Ưu tiên ngày hôm nay là đảm bảo rằng chúng tôi có thể thu hút được nhiều người dùng quốc tế và sau đó cung cấp cho họ một dịch vụ rất tốt."
Tham khảo CNBC
Đây là quyển sách biết nghe, biết nói của FPT Không chỉ có vậy, nó còn được tích hợp cả trợ lý ảo nữa. Đây là FPT Tech Insight, một cuốn sách (hay đúng hơn là tập san) nói về các thành tựu của FPT trong suốt 30 năm vừa qua. Nó có bìa ngoài là hình ảnh của một chú robot trông rất "cool", dày hơn 200 trang với nhiều bài viết...