Facebook công bố giải pháp chống tin giả trước bầu cử ở Mỹ năm 2020
Facebook cho biết họ sẽ tăng tính minh bạch thông qua các biện pháp như hiển thị thêm thông tin về chủ sở hữu đã được mạng xã hội này xác nhận và dán nhãn những tài khoản chứa thông tin sai lệch.
Ngày 21/10, Facebook đã công bố các giải pháp chống lại thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2020.
Facebook sẽ chèn một màn hình mờ màu xám cùng dòng chữ cảnh báo thông tin giả với những nội dung sai lệch.
Facebook cho biết họ sẽ tăng tính minh bạch thông qua các biện pháp như hiển thị thêm thông tin về chủ sở hữu đã được mạng xã hội này xác nhận và dán nhãn nội dung nổi bật hơn với những tài khoản chứa thông tin sai lệch được xác nhận bởi các bên kiểm tra thực tế độc lập. Các nhãn này sẽ bao gồm một màn hình mờ màu xám cho biết thông tin sai lệch đồng thời ẩn đi những hình ảnh và video sai lệch.
Facebook cho biết họ cũng có kế hoạch giới thiệu một công cụ theo dõi chi tiêu của ứng cử viên tổng thống Mỹ, theo đó sẽ cho người dùng thấy mỗi ứng viên đã chi bao nhiêu cho quảng cáo trên Facebook.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới có kế hoạch tung ra Facebook Protect, một công cụ mới được thiết kế để bảo mật tài khoản của các quan chức, ứng cử viên, nhân viên của họ và những người khác có thể đặc biệt dễ bị nhắm mục tiêu bởi tin tặc và kẻ thủ nước ngoài.
Facebook cũng sẽ cấm mọi quảng cáo cho rằng bỏ phiếu là vô ích hoặc khuyên mọi người không nên bỏ phiếu. Facebook sẽ dán nhãn truyền thông do nhà nước kiểm soát.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Bên cạnh đó, gã khổng lồ truyền thông xã hội cũng yêu cầu các trang đăng quảng cáo về các vấn đề chính trị và xã hội xác nhận danh tính chủ sở hữu trang. Các trang này sẽ phải làm rõ tên pháp lý của tổ chức và tên thành phố, số điện thoại hoặc trang web được xác minh.
“Điểm mấu chốt ở đây là cuộc bầu cử đã thay đổi đáng kể kể từ năm 2016 và Facebook cũng phải thay đổi,” Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg nói.
Video đang HOT
Gã khổng lồ truyền thông xã hội đã bị chỉ trích trong những tuần gần đây về chính sách miễn trừ kiểm tra thực tế quảng cáo chính trị của các chính trị gia Mỹ, ngay cả khi những quảng cáo này có chứa thông tin sai lệch. Tuần trước, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã bảo vệ chính sách này và cho rằng nó là một phần của hoạt động tranh cử. Trước đó, ông Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu và truyền thông của Facebook nói: “Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ nền tảng của mình khỏi sự can thiệp từ bên ngoài và để đảm bảo rằng khi mọi người trả tiền cho chúng tôi cho các quảng cáo chính trị, chúng tôi làm cho nó minh bạch nhất có thể.”./.
Theo viet nam plus
Facebook chỉ thuê 11 người chặn tin giả ở bầu cử lớn nhất TG
900 triệu người Ấn Độ sẽ đi bầu cử từ nay tới 19/5. Facebook có 300 triệu người dùng tại đây và đang sử dụng một nhóm 11 người để ngăn tin tức giả mạo.
Theo Bloomberg, một trong những hoạt động quan trọng nhất hiện nay của Facebook là kiểm duyệt thông tin giả trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử tại Ấn Độ. Hoạt động này diễn ra trong văn phòng nhỏ của Boom Live tại thành phố Mumbai, Ấn Độ.
Đây là một trong 7 công ty đang hợp tác với Facebook, có nhiệm vụ kiểm tra thực tế thông tin bằng con người, nhằm xây dựng lại hình ảnh và uy tín của mạng xã hội này do những ảnh hưởng từ thông tin sai lệch tràn làn trong thời gian dài.
900 triệu người bầu cử, 11 người chặn tin tức giả mạo
Theo ước tính, hơn 60% dân số Ấn Độ, khoảng 900 triệu cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới ở Ấn Độ khi Thủ tướng Narendra Modi tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp cùng đảng Bharatiya Janata.
Nhân viên làm việc tại văn phòng Boom Live ở Mumbai. Ảnh: Bloomberg.
Giống nhiều cuộc bầu cử khác, các ứng cử viên đang nỗ lực tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như Facebook, Twitter, WhatsApp, YouTube và cả TikTok. Bên cạnh những bộ lọc tự động của Facebook, 11 người kiểm tra thực tế từ Boom sẽ đóng vai trò như một tấm khiên chống tại tin tức giả trên mạng xã hội này.
"Tại một quốc gia mà người dân chịu ảnh hưởng nhiều từ những tin tức địa phương và cộng đồng, chúng tôi nhận thấy việc có những đối tác kiểm tra thực tế có thể xem xét nội dung giữa các khu vực và ngôn ngữ rất quan trọng", Ajit Mohan, Phó chủ tịch của Facebook tại Ấn Độ chia sẻ.
Theo phát ngôn viên từ một công ty kiểm tra thực tế đang hợp tác với Facebook, tin tức tại Ấn Độ tồn tại trên 10 trong số 23 ngôn ngữ được sử dụng chính thức. Nó nhiều hơn so với bất cứ quốc gia nào.
"Kiểm tra thực tế là một phần của chiến lược chống lại những tin tức giả. Nó bao gồm nhiều công việc như xóa tài khoản giả mạo, cung cấp thêm nhiều thông tin mới cùng ngữ cảnh về các bài đăng mà người dùng nhìn thấy", công ty này cho biết.
Facebook nói rằng chống lại thông tin giả mạo là ưu tiên hàng đầu. Công ty giao trách nhiệm này cho các nhà thầu bên thứ ba nhằm tối ưu hóa quy trình hoạt động, tạo ra môi trường khách quan hơn đồng thời giữ được nền tảng thông tin tốt, phù hợp với từng quốc gia.
Karen Rebelo (bên phải) tại văn phòng của Boom. Ảnh: Bloomberg.
Tuy nhiên, những hoạt động của các công ty này chưa đủ để có thể giải quyết triệt để vấn đề tại Ấn Độ. "Những nhóm nhỏ làm việc rất chăm chỉ, năng suất tốt, nhưng với quy mô quá nhỏ như hiện tại, hoạt động của họ chỉ như muối bỏ bể", Bloomberg nhận định trong một chuyến đi thăm văn phòng của Boom.
"11 người có thể làm được những gì. Hàng trăm triệu người dùng smartphone có thể đang chia sẻ những video hoặc tin tức giả mạo mà họ không hề hay biết", Karen Rebelo, phó tổng biên tập của Boom nói.
Theo Facebook, những người kiểm tra thực tế chỉ là một phần trong chiến dịch kéo dài 18 tháng của công ty nhằm đảm bảo thông tin trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử ở Ấn Độ.
"Chúng tôi cam kết duy trì tính minh bạch về thông tin của các cuộc bầu cử ở Ấn Độ và sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức địa phương, chính phủ và các chuyên gia để thực hiện điều đó", ông Mohan viết trong bài đăng.
Đội ngũ của Rebelo và một số đối tác có quyền truy cập vào phần mềm nội bộ của Facebook để đưa ra các cảnh báo về những bài đăng đáng ngờ. Những người kiểm tra thực tế cũng thường xuyên xem các danh sách khiếu nại nhận được từ người dùng về các tin tức sai sự thật. Các nhóm của Boom dành phần lớn thời gian để xác minh và gỡ các bài đăng chứa thông tin sai lệch trên Facebook và WhatsApp.
Vai trò của con người
Theo DD Mishra, giám đốc cấp cao của công ty nghiên cứu Gartner nhận định thông tin sai lệch sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đến năm 2022, con người sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều tin tức giả. "Trong tương lai gần, việc tạo ra tin tức giả mạo dựa trên AI sẽ vượt xa khả năng phát hiện của AI", Mishra nói.
Nhân viên thực hiện kiểm tra thực tế tại văn phòng của Boom. Ảnh: Bloomberg.
Điều này khiến cho những đội quân kiểm tra thực tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các công ty công nghệ như Facebook đang phụ thuộc phần lớn vào những phần mềm lọc thông tin sai lệch.
Mới đây, nhóm nhỏ của Boom đã phải đối mặt với hàng loạt thông tin giả liên quan đến cuộc bầu cử. Đầu tháng 4, hàng loạt tài khoản giả đã tham gia các nhóm khác nhau để tuyên truyền thông tin sai lệch. Các bài đăng của họ bao gồm tin tức giả nhằm chỉ trích các đối thủ chính trị như Thủ tướng Narendra Modi của đảng Bharatiya Janata.
Sau khi mua lại WhatsApp, Facebook đã ngay lập tức có thêm 100 triệu người dùng tại Ấn Độ. Theo Bloomberg, đến nay mỗi nền tảng nói trên sở hữu hơn 300 triệu người dùng. Điều này cho thấy những thông tin sai lệch trên 2 nền tảng này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc bầu cử.
"Smartphone và các gói cước di động giá rẻ đã dẫn đến sự bùng nổ chưa từng thấy của việc sử dụng Internet tại Ấn Độ. Sự thay đổi chóng mặt này cũng kéo theo không ít hệ lụy về thông tin giả", Govindraj Ethiraj, người sáng lập công ty Boom nói.
Nhân viên làm việc tại văn phòng của Boom. Ảnh: Bloomberg.
"Làm việc chống lại tin tức giả trên Internet hiện nay giống như việc bạn phải chiến đấu với một con Hydra nhiều đầu trong khi đang bị nhấn chìm bởi hàng loạt cơn sóng thần", Ethiraj chia sẻ.
Bản thân những người làm công việc này cũng phải đối mặt với không ít áp lực về tinh thần, thậm chí một số mắc phải các triệu chứng giống như rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.
"Mỗi ngày tôi cảm thấy mọi thứ diễn ra thật điên rồ", Mohammed Kudrati, 22 tuổi, người bắt đầu làm việc trong nhóm kiểm tra thực tế từ tháng 1 chia sẻ.
Theo Bloomberg
Mạng xã hội bị Ấn Độ coi là nguy cơ gây mất ổn định Ấn Độ có kế hoạch ban hành quy định kiểm soát mới với mạng xã hội, tuyên bố của chính phủ thủ tướng Narendra Modi trình lên Tòa án Tối cao nước này hôm 21/10. Theo đó, chính phủ của ông Narendra Modi sẽ có 3 tháng để đưa ra quy định kiểm soát mạng xã hội do Twitter và Facebook chiếm lĩnh...