Facebook có thể dùng AI để sửa lỗi nhắm mắt trong ảnh
Hệ thống AI và thuật toán học máy thay thế đôi mắt nhắm bằng một đôi mắt mở của chính nhân vật từ bức hình khác.
Theo Thisisinsider, các nhà nghiên cứu tại Facebook đã tạo ra một hệ thống học máy có thể chụp một bức ảnh ai đó với đôi mắt khép kín và thay thế chúng bằng đôi mắt mở to.
Hai nhà nghiên cứu Brian Dolhansky và Cristian Canton Ferrer cho biết “các thuật toán chỉnh sửa khuôn mặt” có khả năng loại bỏ hiện tượng mắt đỏ và bổ sung các lớp trang điểm ảo vốn đã trở nên rất phổ biến. Vì vậy, họ chuyển sự chú ý của mình sang việc tạo ra một thuật toán có thể thay thế thành công đôi mắt khép kín bằng mắt mở.
Kỹ thuật được sử dụng là “in-painting”, dùng để lấp đầy một không gian với những gì hệ thống nghĩ là phù hợp. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới, sử dụng một loại thuật toán học máy tiên tiến, hệ thống được đào tạo để nhận ra mắt của một người và sau đó tái tạo chúng.
Công nghệ của Facebook được thể hiện ở cột cuối cùng bên phải.
Video đang HOT
Trong quá khứ, nhiều công cụ đã thử thực hiện điều này. Facebook đã so sánh công nghệ của mình với công nghệ vẽ mắt “in-painting” của Adobe. Trong bức hình trên, sản phẩm của Adobe ở cột thứ ba, trong khi Facebook ở cột cuối cùng.
Mặc dù phương pháp mới về lý thuyết khá thuyết phục, nó vẫn không dễ để thực hiện. Kính và các phần tóc phía trên mắt được ghi nhận là ảnh hưởng đến kết quả. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cố gắng “xoay xở” để khắc phục khó khăn. Họ đã thử nghiệm trên một hình ảnh về Mahatma Gandhi, một danh nhân nổi tiếng người Ấn Độ. Trong bức ảnh chỉnh sửa, Gandhi đã mở mắt và kính của ông dường như không can thiệp đáng kể vào thuật toán.
Thuật toán của Facebook không bị ảnh hưởng bởi kính trong các bức ảnh.
Các nhà nghiên cứu không đưa ra bất kỳ chia sẻ nào thêm về việc liệu công nghệ vẽ mắt này có thể được tích hợp vào Facebook trong tương lai hay không.
Bảo Nam
Theo VNE
Smartphone có thể trở thành máy phát hiện nói dối
Một thuật toán máy học mới sẽ phân tích các tương tác trên điện thoại để nhận biết bạn có trung thực hay không.
Các nhà khoa học máy tính tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) có thể xác định sự dối trá bằng cách phân tích cách bạn vuốt, nhấn màn hình smartphone. Các tương tác không trung thực thường kéo dài và có sự tham gia nhiều cử động của tay hơn so với tương tác trung thực.
Thuật toán có tên Veritaps đánh dấu xanh với những lời nói thật và dấu đỏ với những thông tin nghi vấn. Các nhà khoa học cũng tạo một ứng dụng thử nghiệm chạy trên điện thoại Android, nhưng không phát hành rộng rãi.
Aske Mottelson, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết thuật toán có khả năng phát hiện nói dối tương đương với máy Polygraph. Nó vẫn có giới hạn, nhưng với công nghệ AI và máy học, độ chính xác sẽ được nâng lên thời gian tới.
Ứng dụng có thể phát hiện nói dối dựa vào việc thao tác nhanh hay lâu trên điện thoại.
Con người từ lâu vẫn mong muốn phát triển một thiết bị có thể biết được ai đang nói quanh co. Máy phát hiện nói dối Polygraph, ra đời năm 1921, là thiết bị tiêu chuẩn nhất khi kiểm tra sự thay đổi của nhịp tim, huyết áp, hơi thở... của người nói, nhưng cũng đối mặt với nhiều chỉ trích về độ chính xác.
Công ty khởi nghiệp Converus cũng đã phát triển hệ thống phân tích EyeDetect dựa trên chuyển động của mắt như độ giãn đồng tử, tỷ lệ nháy mắt. Nó đạt tỷ lệ chính xác 86%, nhưng chưa thể thay thế cho Polygraph.
Minh Minh
Theo VNE
AI nhận diện trai 'cong hay thẳng' chỉ với một tấm ảnh Trí thông minh nhân tạo suy luận về giới tính của con người với độ chính xác lên đến 81% đã đặt ra mối quan ngại về các vấn đề đạo đức phức tạp. Trí tuệ nhân tạo mới có thể đoán chính xác ai đó có đồng tính hay không dựa trên hình ảnh khuôn mặt của họ. Kết quả nghiên cứu...