Facebook có quyền yêu cầu tên thật
Theo phán quyết của một tòa án Đức, Facebook có thể yêu cầu những người sử dụng cung cấp thông tin cá nhân thật khi đăng ký với trang mạng xã hội này.
Tòa án hành chính ở bang miền bắc Schleswig-Holstein đã bác bỏ một lệnh từ các quan chức bảo vệ thông tin của vùng yêu cầu Facebook thay đổi chính sách thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
Facebook yêu cầu những người dùng cung cấp tên thật, địa chỉ thư điện tử, giới tính và ngày sinh khi đăng ký. Nếu công ty này phát hiện người dùng cung cấp thông tin giả, họ sẽ chặn tài khoản cho tới khi nhận được bằng chứng về nhân thân.
Trung tâm độc lập vùng chuyên về bảo vệ dữ liệu Schleswig-Holstein ( ULD) đã lệnh cho Facebook cho phép người dùng có cơ hội sử dụng tên giả và giải băng các tài khoản đã bị đóng vì sử dụng thông tin sai lệch. ULD dọa phạt Facebook 20.000 euro nếu không tuân theo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tòa án đã phán quyết ULD không có quyền ra lệnh cho Facebook giải băng các tài khoản. Tòa án cũng phán quyết luật pháp Đức sẽ không được áp dụng trong trường hợp này do thông tin được đăng ký ở trụ sở của công ty tại châu Âu, đóng ở Ireland. Văn phòng Facebook ở Đức chỉ chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiếp thị, theo phán quyết của tòa.
Người đứng đầu ULD Thilo Weichert nói phán quyết này, được đưa ra từ ngày 14/2, nhưng công khai vào ngày 15/2, là “ba phải” và thề sẽ đưa vụ việc lên tòa án cấp cao hơn.
Facebook từng gặp rắc rối với pháp luật rất chặt về quyền riêng tư ở Đức. Đáng chú ý là năm ngoái, nhà chức trách nói phần mềm nhận diện khuôn mặt của hãng này là sự vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Theo Vietnam
Ứng dụng nhắn tin WhatsApp vi phạm luật quốc tế
Hành động lưu lại số điện thoại của những người không dùng dịch vụ WhatsApp của phần mềm này bị cho là không cần thiết và đi ngược với luật pháp tại Hà Lan và Canada.
Văn phòng uỷ viên về bảo mật của Canada cùng cơ quan bảo vệ dữ liệu của Hà Lan vừa hợp tác điều tra về khâu xử lý thông tin cá nhân của công ty sản xuất ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Kết quả cho thấy hãng phần mềm WhatsApp đã bị cáo buộc vi phạm luật quốc tế về quyền riêng tư khi yêu cầu người dùng ở hai nước này phải cung cấp toàn bộ danh bạ khi sử dụng dịch vụ.
Jacob Johnstamm, Chủ tịch của cơ quan bảo vệ dữ liệu của Hà Lan, cho biết: "Những người dùng dịch vụ WhatsApp (trừ trên các thiết bị chạy iOS 6 trở lên) không được phép lựa chọn có cung cấp danh bạ của mình hay không khi chạy ứng dụng. Danh bạ xuất hiện trong ứng dụng WhatsApp chứa cả số điện thoại của người có và không dùng dịch vụ". Trong khi đó, đối với các thiết bị iOS 6 trở lên, WhatsApp có xin phép truy cập và các dữ liệu trong máy như danh bạ hay thông tin địa điểm.
WhatsApp vi phạm luật quốc tế khi lưu cả số điện thoại của những người không dùng dịch vụ của mình trên máy chủ.Ảnh: The Verge.
Sau khi lấy được các số điện thoại có trong máy của mỗi người, WhatsApp dựa vào đó để phân loại người dùng. Đối với những số điện thoại không sử dụng dịch vụ của mình, WhatsApp không xoá chúng đi mà lưu lại theo một định dạng đặc biệt để không ai đọc được.
Tuy vậy, điều này đã vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư tại Canada và Hà Lan. Tại hai quốc gia này, luật pháp quy định các nhà cung cấp chỉ được giữ thông tin cá nhân khi nó cần thiết để sử dụng một dịch vụ nào đó. Ông Jacob Johnstamm cho rằng, "WhatsApp lẽ ra phải cho phép người dùng lẫn người không dùng dịch vụ nhắn tin của mình lựa chọn xem họ muốn chia sẻ những thông tin gì trên đó".
Theo Cnet, mặc dù vi phạm luật của Hà Lan nhưng ứng dụng WhatsApp không phá luật bảo vệ thông tin của liên minh châu Âu. Hiện tại, chính quyền Hà Lan đang xem xét lại trường hợp của công ty sản xuất ứng dụng Mỹ này nhằm đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý, thậm chí trừng phạt sao cho phù hợp. Trong khi đó, chính quyền Canada chưa có quyền hạn để đưa ra các hình thức phạt cho WhatsApp nên tất cả những gì họ có thể làm lúc này là theo dõi chặt chẽ hãng phần mềm của Mỹ.
Bên cạnh WhatsApp, hàng loạt ứng dụng nhắn tin miễn phí nhờ sóng Wi-Fi hoặc 3G hiện nay như Viber hay Line cũng đều có nguy cơ bị kiện do cách thức hoạt động gần như giống hệt. Tại Việt Nam, các nhà mạng viễn thông cũng tỏ ra chưa quá lo ngại về sự đe doạ của những phần mềm này.
Cuối tháng 3 năm ngoái, đại diện của Mobifone cho biết hãng chưa có ý định "phản công". Trong khi đó, về phía Viettel, công ty này nhận định các ứng dụng nhắn tin, gọi điện thông qua Wi-Fi và 3G vẫn có những hạn chế nhất định, ví dụ cả hai máy phải sử dụng cùng một phần mềm hay chất lượng dịch vụ phụ thuộc nhiều vào kết nối Internet của thiết bị.
Theo VNE
Smart - UPS bảo vệ hiệu quả nguồn điện trung tâm dữ liệu Hệ thống sẽ giải quyết được các sự cố về nguồn điện, điện áp... vốn là những mối đe dọa trực tiếp đến hoạt động của phòng máy chủ và trung tâm dữ liệu. Đầu năm 2012, thiết bị của Trung tâm dữ liệu Cimigo bị hư hỏng và phải thay thế mới một số thiết bị. Ngay trong điều kiện kinh tế...