Facebook cố nghị sĩ người Nigeria qua đời vì COVID-19 bị hacker Việt chiếm dụng để bán hàng online
Trang Facebook có đến 49.472 người theo dõi này của một cố nghị sĩ người Nigeria đã bị hacker Việt Nam trưng dụng để livestream bán hàng online.
Sáng ngày 2/8, hàng loạt người dùng Facebook tại Việt Nam đồng loạt chia sẻ hình ảnh chụp màn hình trang fanpage của ông Abiola Adeyemi Ajimobi, một cố nghị sĩ người Nigeria, đã biến thành trang bán hàng “Việt Nam xuất khẩu”.
Cố nghị sĩ Nigeria – ông Abiola Adeyemi Ajimobi – người đã qua đời vì COVID-19 vào cuối tháng 6 vừa qua.
Cụ thể, Abiola Adeyemi Ajimobi là một chính khách người Nigeria. Ông kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 29/05/2019. Vào ngày 19/06/2020, ông rơi vào tình trạng hôn mê sau những biến chứng của COVID-19. Đến ngày 25/06/2020, nghị sĩ người Nigeria này đã chính thức qua đời, hưởng thọ 70 tuổi, theo The Africa Report.
Bài đăng cuối cùng của cố nghị sĩ người Nigeria – Abiola Adeyemi Ajimobi trên Facebook vào 28/5/2019.
Bài đăng cuối cùng của ông trên fanpage Abiola Adeyemi Ajimobi là vào ngày 28/05/2019, một ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Mãi cho đến ngày 24/7/2020, fanpage này mới có sự hoạt động trở lại. Theo đó, ảnh đại diện và ảnh bìa của trang đã được đổi mới thành tên của một đơn vị bán quần áo “Việt Nam xuất khẩu”.
Cho đến ngày 24/7 vừa qua, ảnh đại diện của trang đã được đổi mới thành tên của một đơn vị bán quần áo “Do** Việt Nam xuất khẩu”.
Ảnh bìa của fanpage cũng đã được đổi thành tên của đơn vị bán quần áo online.
Và kể từ đó cho đến này, fanpage có đến 49.472 người theo dõi này đã được trưng dụng để tiến hành livestream bán hàng online.
Dưới đoạn livestream gần nhất, người đang giữ quyền kiểm soát fanpage này giới thiệu bằng tiếng Việt rằng: “Xả kho đồng giá 99k 1 áo. Lên đơn từ 3 áo. Miễn phí vận chuyển toàn quốc”.
Video đang HOT
Ở các bình luận tương tác với những khách hàng (đã bị ẩn), tài khoản Abiola Adeyemi Ajimobi cũng sử dụng tiếng Việt: “Dạ anh/chị cho em xin số điện thoại em liên hệ lại tư vấn cụ thể hơn cho ạ”.
Theo lịch sử trang, Facebook này được thành lập từ 21/6/2011 với tên Abiola adeyemi Ajimobi. Đến ngày 12/1/2017, tài khoản đổi tên thành Abiola Adeyemi Ajimobi. Hiện trang này đang được quản lý bởi một nhóm người dùng tại Việt Nam, Mỹ và Malaysia.
Đáng chú ý, chỉ cách đây vài ngày, tài khoản Facebook của cựu cầu thủ Chelsea – Branislav Ivanovic, cũng bị hacker Việt chiếm quyền kiểm soát để livestream bán hàng. Trước đó không lâu, tài khoản Facebook của cầu thủ Nguyễn Quang Hải cũng bị một hacker tại Việt Nam chiếm giữ.
Cách đây vài ngày, tài khoản Facebook của cựu cầu thủ Chelsea – Branislav Ivanovic, cũng bị hacker Việt chiếm quyền kiểm soát để livestream bán hàng.
Ảnh đại diện Facebook có tick xanh của cầu thủ Chelsea đã bị hacker đổi thành nữ ca sĩ Hàn Quốc Irene của nhóm nhạc Red Velvet.
Điểm chung của những tài khoản này là đều có tick xanh từ Facebook. Vậy, Facebook có tick xanh có gì “hấp dẫn” mà được nhiều hacker dòm ngó?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, những fanpage, tài khoản tick xanh Facebook có nhiều quyền lợi mà những tài khoản thông thường không có được, trong đó đặc biệt nhất là cho phép chạy quảng cáo các video livestream.
Đây cũng chính là lý do mà Facebook của cầu thủ Ivanovic và cố nghị sĩ người Nigeria Abiola Adeyemi Ajimobi bị hacker Việt Nam chủ đích tấn công.
Những fanpage, tài khoản tick xanh Facebook có nhiều quyền lợi mà những tài khoản thông thường không có được.
Nói rõ hơn về tick xanh, đây là huy hiệu được Facebook cấp cho các tổ chức, cá nhân, người có sức ảnh hưởng đến công chúng, cộng đồng như thương hiệu nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ ưu tú,… nhằm xác nhận tài khoản, fanpage của người đó là chính chủ. Mọi trường hợp mạo danh sẽ được báo cáo và xóa khỏi Facebook nếu có yêu cầu.
Dù được xác nhận bởi Facebook, song các tài khoản có tick xanh không hề được mạng xã hội bảo vệ, hỗ trợ trực tiếp. Hacker vẫn có thể chiếm quyền đăng nhập và thay đổi thông tin tài khoản.
Tài khoản có dấu tick xanh của Sơn Tùng M-TP và nhiều nghệ sĩ khác tại Việt Nam từng bị khóa vì bị hacker dùng thủ thuật.
Trước đó, năm 2018, tài khoản có dấu tick xanh của Sơn Tùng M-TP và nhiều nghệ sĩ khác tại Việt Nam cũng từng bị khóa bởi các thủ thuật của hacker.
Bán hàng online trên Facebook bị hacker lừa 150 triệu đồng
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người bán hàng online, hacker đã lừa đảo số tiền lên tới 150 triệu đồng.
Ngày 25/3, bà K. Huyền, chủ shop hoa online tại đường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bị một tài khoản Facebook lừa đảo số tiền 150 triệu đồng.
"Người này là khách quen thường đặt mua hoa lan của tôi. Họ mua một đơn hàng hoa với giá 3,2 triệu đồng. Ở bước chuyển tiền, người này nói đang ở Mỹ và chuyển khoản qua Western Union, yêu cầu tôi làm theo hướng dẫn để nhận tiền," bà Huyền kể lại.
Bằng một số thủ đoạn, kẻ gian đã lừa người dùng chuyển tiền 3 lần với tổng giá trị 150 triệu đồng.
Người này gửi cho bà Huyền một liên kết giả mạo ngân hàng. Trang web này yêu cầu đăng nhập Internet Banking và mật khẩu. Sau bước đăng nhập, một mã OTP được gửi về điện thoại của bà Huyền.
"Người này yêu cầu tôi nhập OTP để nhận tiền về tài khoản. Sau khi nhập, tài khoản của tôi bị trừ 50 triệu ngay lập tức. Quá hoảng loạn, tôi hỏi lại người này thì họ nói tôi chụp ảnh màn hình tin nhắn trừ tiền của ngân hàng để xem lý do", bà Huyền nói.
Ngay lúc chụp màn hình, một mã OTP khác được gửi về điện thoại bà Huyền. Với mã OTP thứ hai này, 50 triệu đồng tiếp theo lại được chuyển về tài khoản của kẻ lừa đảo.
"Người này tiếp tục bảo tôi nhập OTP vào trang web nếu không tài khoản sẽ bị đóng băng. Lúc này tôi quá hoảng loạn, như bị thôi miên nên nhập thêm OTP. Tổng cộng tôi bị lừa mất 150 triệu đồng", bà Huyền chua xót kể lại.
Theo bà Huyền, vì đây là khách quen, đã mua hàng nhiều lần nên bà hoàn toàn tin tưởng. Tuy vậy, sau đó bà Huyền mới biết tài khoản Facebook của khách hàng này đã bị hacker tấn công.
Hiện bà Huyền đã trình báo vụ việc với Công an quận Cầu Đất, Hải Phòng.
Chiêu lừa đảo mới tập trung vào những người bán hàng, dịch vụ online. Ảnh: CoinTelegraph.
"Chiêu lừa đảo này không phải mới. Khác với hình thức lừa đảo trước đây đánh vào lòng tham, cách mới này tập trung vào những người buôn bán hàng online không am hiểu các giao dịch ngân hàng.
Người dùng tuyệt đối không điền tài khoản Internet Banking vào bất cứ trang web nào có liên kết lạ để tránh mất tiền", T. Đức, chuyên gia an ninh mạng đang làm việc tại Mỹ chia sẻ.
Không riêng bà Huyền, chị T. Xuân tại TP.HCM, kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà AirBnB cũng từng nhận được một giao dịch như vậy từ khách nước ngoài.
"Họ gửi một liên kết, yêu cầu đăng nhập để nhận tiền. Do từng có kinh nghiệm nhận tiền từ Western Union, tôi hiểu chỉ có thể ra đại lý chứ không thể nhận trực tuyến nên may mắn không bị lừa", chị T. Xuân nói.
Trong email gửi đến Zing, ông Sabbir Ahmed - Giám đốc khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản của ngân hàng HSBC Việt Nam chia sẻ một số khuyến cáo đến người dùng để bảo vệ tài khoản.
Khi mua hàng trực tuyến, chủ thẻ nên kiểm tra xem trang web đó có được bảo mật hay không. Dấu hiệu để nhận biết một trang web được bảo mật chính là biểu tượng ổ khóa cạnh đường dẫn đến trang web trong thanh địa chỉ.
Chỉ nên giao dịch với những trang web có uy tín. Một số trang web mua hàng có thêm các tính năng như "Được xác nhận bởi Visa" hay "Mã bảo mật của MasterCard". Đây là biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ cho chủ thẻ.
HSBC cũng khuyến cáo chủ thẻ lưu ý đến những tin nhắn điện thoại thông báo giao dịch và kiểm tra kỹ sao kê để chắc chắn các giao dịch đó hợp pháp.
Khi thấy nghi ngờ về bất kỳ giao dịch nào, chủ thẻ cần báo ngay cho ngân hàng càng sớm càng tốt. Nếu chủ thẻ thận trọng và báo cáo kịp thời các giao dịch có dấu hiệu bất thường, ngân hàng sẽ có biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.
Trọng Hưng
Vì sao livestream là công cụ 0 đồng nhưng giúp người bán thu về cả trăm đơn mỗi ngày? Đã qua rồi thời chỉ cần đăng bài là bán được hàng trên mạng xã hội, livestream mới là xu hướng phổ biến hiện nay. Livestream là gì? Livestream là hình thức quay video phát trực tiếp trên các kênh mạng xã hội như Facebook, YouTube, Bigo Live... Trong hoạt động bán hàng của các shop online, người xem (khách hàng mục tiêu)...