Facebook chưa từ bỏ dự án phát triển phần cứng bí mật
Có vẻ như Facebook vẫn bí mật phát triển phiên bản phần cứng mới của họ, bất chấp đã công khai giải tán bộ phận phát triển phần cứng bí mật vào cuối năm ngoái.
Facebook muốn lấn sân sang cả phần cứng
Như chúng ta đều biết, hiện có nhiều công ty thành lập các bộ phận bí mật riêng của họ để nghiên cứu các thiết bị và công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn như Lockheed Martin có Skunkworks, Apple cũng có nhóm bí mật để phát triển các ý tưởng mới cho iPhone và Google có Project X. Vậy còn Facebook muốn gì khi cố “đào sâu” vào phần cứng trong những năm gần đây?
Theo nguồn tin của CNBC, có vẻ như bộ phận bí mật Building 8 của Facebook đã phải đấu tranh với chính các mảng khác của công ty này để phát triển phần cứng của riêng họ, nhằm cạnh tranh với Amazon và Google.
Trước đó, Building 8 được biết đến là một bộ phận bí mật của Facebook được lập ra để phát triển các ý tưởng mới và “kỳ quặc”, chẳng hạn như hệ thống cho phép người dùng nhập “ status” trên Facebook bằng chính suy nghĩ của họ, thông qua một smartphone tích hợp module Facebook. Số 8 ở trong từ Building 8 đại diện cho số ký tự của tên Facebook và vị trí thật của nó nằm ở trong tòa nhà Building 59 của trụ sở chính Facebook ở Menlo Park, California (Mỹ).
Để khởi động dự án phần cứng này, vào năm 2015 Facebook đã mời Regina Dugan – cựu nhân viên DARPA (dự án nghiên cứu mật của quốc phòng Mỹ) và Google về điều hành bộ phận này, nhưng cuối cùng bà đã rời khỏi đây sau 18 tháng làm việc, Facebook đã phải giải tán bộ phận phần cứng một năm sau đó (tháng 12.2018) và chuyển nhân sự sang các bộ phận khác.
Video đang HOT
Theo thông tin được tiết lộ, chính những thăng trầm của bộ phận này đã tạo ra các thách thức cho Facebook trong suốt thời gian tồn tại của nó, đặc biệt là dự án có tên là Portal. Ban đầu, Facebook quan tâm tới các thiết bị trợ lý ảo dùng trong gia đình sau khi Amazon ra mắt loa thông minh Echo. Một trong những sản phẩm đầu tiên của Portral có tên là Litte Foot – một chiếc iPad có thể di chuyển theo con người ở trong phòng. Sau đó, khi Facebook mạnh hơn về mảng gọi video, nhóm Buiding 8 bắt đầu phát triển nó thành một thiết bị gọi video ở nhiều kích cỡ khác nhau, thậm chí có kích cỡ lớn như chiếc TV.
Nhưng ngân sách khổng lồ dành cho bộ phận này đã gây ra tranh cãi với các bộ phận khác của Facebook, trong khi các sản phẩm của nó chỉ mới dừng lại ở dạng nguyên mẫu. Một vấn đề khác là áp lực về các mốc thời gian mà Facebook đặt ra cho Building 8, có vẻ như họ muốn bộ phận này “giao hàng” sản phẩm đầu tiên trong vòng một năm – đó dường như là lý do khiến Dugan rời khỏi công ty.
Không những vậy, theo các cựu nhân viên ở đây, người kế nhiệm là Bosworth đã đưa ra rất ít định hướng về công nghệ. Sau đó, Facbook dính vào vụ bê bối quyền riêng tư hồi tháng 3.2018 đã khiến anh ta trì hoãn kế hoạch ra mắt Portral và suy nghĩ lại về thiết kế của nó. Không lâu sau đó, tháng 12.2018 nhóm Building 8 bị giải thể và chuyển nhân viên sang các bộ phận khác của Facebook.
Tuy nhiên, bất chấp việc công khai giải tán bộ phận này, có vẻ như Facebook vẫn bí mật duy trì các hoạt động phát triển phần cứng với phiên bản thiết bị gọi video Portral mới, bao gồm một thiết bị được cho có tên là Rip Ripley – một camera gắn trên TV và công ty được đồn là đang làm việc với các dịch vụ phát nội dung trực tuyến như Disney và Netflix trong việc hỗ trợ phần cứng mới của Facebook.
Theo Thanh Niên
Đăng status trên mạng xã hội - hacker lấy cắp thông tin người dùng đơn giản
Nhiều người thường vô tư đăng status trên mạng xã hội mà không biết rằng đây chính là mỏ vàng cho hacker có thể tấn công và lấy cắp thông tin.
Lướt một vòng Facebook, Instagram, không khó bắt gặp những bài đăng chia sẻ khoảnh khắc hàng ngày của mọi người. Nhiều người rất "tích cực" check-in, khoe ảnh selfie nơi công sở lên trang cá nhân mà không hề biết mình đang tạo cơ hội cho kẻ xấu ăn cắp thông tin.
Trên thực tế, hacker trên mạng cũng giống như kẻ xấu ngoài đời thực, chúng luôn có mặt mọi lúc mọi nơi, chỉ là người dùng có biết đến sự tồn tại đó hay không. Các hacker thường xuyên lướt mạng để kiếm ảnh, video hay bất cứ thông tin gì phục vụ cho công cuộc phá hoại của mình.
Stephanie Carruthers - một thành viên chủ chốt của đội hacker X-Force Red thuộc IBM đã đưa ra lời cảnh báo lên Fast Company. Theo đó, "cao thủ" trong việc đào bới bài đăng trên mạng xã hội cho biết những status của mọi người có thể là lỗ hổng bảo mật lớn nhất để hacker tấn công, cụ thể:
Ảnh chụp tập thể
Ảnh của người dùng chụp với đồng nghiệp thân thiết khi nghỉ ăn trưa hay làm hoạt động gì đó cùng nhau chứa đựng nhiều thông tin hơn mà người dùng không thể biết. Ở phông nền tấm ảnh, chỉ cần xuất hiện một cái poster nêu lên sự kiện teambuilding sắp diễn ra, lịch trình họp hành gì đó hoặc địa chỉ email chẳng hạn, lúc này người dùng sẽ đứng trước nguy cơ bại lộ những thông tin liên quan.
Đơn cử như trong trường hợp lộ mail, nhiều khả năng sẽ nhận được một email khả nghi nào đó mà khi ấn vào sẽ chính thức biến thành lỗ hổng bảo mật của công ty.
Đăng status trên mạng xã hội kiểu này nên thận trọng
Các thứ thẻ mà công ty cấp cho nhân viên
Thoạt nghe thì điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng thực sự người dùng sẽ bất ngờ tột độ khi thấy nhân viên mới chụp cận cảnh thẻ an ninh mới được cấp, nhất là khi mới nhận được thẻ hoặc khi mới nghỉ việc. Chỉ cần biết vẻ ngoài của cái thẻ ra sao, việc tạo ra một sản phẩm y hệt không khó. Có thể cái thẻ này không hoạt động được trên máy quét, nhưng sẽ lại bất ngờ một lần nữa khi biết chỉ cần cười khi làm thủ tục, giơ thẻ ra cho nhân viên an ninh kiểm tra qua loa là có thể dễ dàng đi vào. Vì thế cần hết sức thận trọng và cảnh giác.
Đăng video kể về ngày làm việc
Khi nhân viên tính tới chuyện làm hẳn một video kể về một ngày làm việc dài ở công ty, hacker sẽ hí hửng vì vừa vớ bở. Qua nội dung đó có biết được kiến trúc văn phòng, khu vực hạn chế ra vào, bảng đề chi tiết kế hoạch tương lai; xem video cũng đã tương đương với việc đột nhập vào công ty vậy.
Không chỉ thế, màn hình laptop có thể hiển thị những phần mềm bảo mật đã được cài đặt, qua đó hacker có thể gửi tới thiết bị một file độc hại ngụy trang dưới dạng cập nhật phần mềm bảo mật.
Những phàn nàn về công ty
Đây tưởng chừng là điều vô bổ, cảm xúc bình thường của mỗi con người. Nhưng thực ra những bất bình mà người dùng chia sẻ về công ty trên mạng xã hội sẽ bị lợi dụng. Chẳng hạn kêu ca rằng ở công ty không có chỗ gửi xe, kẻ xấu sẽ tạo ra một email giới thiệu về chỗ đỗ xe an toàn cách công ty không xa, đồng thời đe dọa về an ninh chỗ đỗ xe ở công ty. Nhiều người nhận được mail sẽ thấy lo lắng và muốn thử chỗ đỗ mới nên nhấn vào bản đồ. Như vậy là ngay lập tức một file độc hại đã được tải về.
Nhìn chung, những bài đăng trên mạng xã hội sẽ cung cấp cho hacker đủ thông tin để làm đủ chuyện mình muốn. Vì thế, trước khi đăng lên bất cứ điều gì, hãy nghĩ kỹ xem có cái gì mình không muốn hacker biết được trong post này.
Theo VietQ
'Đi trốn' kiểu Bill Gates: Ẩn náu trong một khu rừng bí mật, ngắt kết nối với thế giới Tỷ phú từng chia sẻ: "Tôi thường mang những chiếc hộp ra bãi biển và ngồi đọc chúng cả tuần liền, từ sáng đến đêm. Tôi sẽ viết nguệch ngoạc lên đó ý tưởng của mình". Bill Gates là tỷ phú giàu nhất nhì thế giới trong nhiều năm qua là điều mà ai cũng biết nhưng không mấy người biết rằng ông...