Facebook cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam
Giám đốc Chính sách công Việt Nam của Facebook khẳng định nền tảng này cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam.
Facebook vừa khởi tạo chương trình “Facebook vì Việt Nam” – # fb4vn, xoay quanh các vấn đề kinh tế số, thành phố thông minh, hỗ trợ cộng đồng,… tại Việt Nam.
Phóng viên VietNamNet đã có buổi phỏng vấn qua email với bà Nguyễn Ánh Nguyệt, Giám đốc Chính sách công Việt Nam, Facebook về những dự định của Facebook tại Việt Nam trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Bà Nguyễn Ánh Nguyệt, Giám đốc Chính sách công Việt Nam
Xin bà cho biết tầm nhìn của Facebook ở Việt Nam?
- Cộng đồng Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với Facebook. Hầu hết mọi người sử dụng Facebook để liên lạc với bạn bè và gia đình, trò chuyện về những điều quan trọng đối với họ và để khởi nghiệp kinh doanh.
Đó là lý do tại sao chúng tôi cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam. Chúng tôi muốn hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và kinh tế số, cũng như đặc biệt ủng hộ chiến lược Công nghiệp 4.0 của chính phủ Việt Nam…
Những kế hoạch hiện tại và sắp tới của Facebook tại Việt Nam?
- Đại dịch đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới kể từ đầu năm 2020, vì thế chúng tôi nghĩ rằng năm nay là một năm đầy thách thức đối với tất cả mọi người. Tôi nghĩ Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng và chống dịch, và là một ví dụ về việc phòng và chống dịch hiệu quả cho nhiều quốc gia khác.
Với bối cảnh này, Facebook cần đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và một trong những hạng mục lớn nhất của chúng tôi trong năm nay là chương trình “Facebook vì Việt Nam” – #fb4vn.
Đây là chương trình toàn diện đầu tiên được thiết kế dành riêng cho Việt Nam, do Facebook hợp tác với Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam và các đối tác thực hiện nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
Chiến dịch xoay quanh 5 lĩnh vực chính bao gồm: Đổi mới sáng tạo, Kinh tế số, An toàn và Kỹ năng số, Thành phố thông minh và Vì cộng đồng. Chương trình sẽ được triển khai tại Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 12/2020 và phù hợp với Chiến lược chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam. Cụ thể:
Facebook thúc đẩy Kinh tế số (#fb4Economy): Các chương trình nhằm đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tại Việt Nam.
Video đang HOT
Facebook phục vụ Đổi mới sáng tạo (#fb4Innovation): Bao gồm các sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ các lập trình viên và các chiến dịch thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Facebook với An toàn và kỹ năng số (#fb4Safety and digital literacy): Các chương trình nâng cao tư duy thời đại số và an toàn trên mạng thông qua đào tạo kỹ năng số, kiến thức về an toàn và thái độ ứng xử có trách nhiệm trên mạng.
Facebook hỗ trợ Thành phố thông minh (#fb4Cities): Hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong nỗ lực xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số thông qua các chương trình phối hợp trên nhiều lĩnh vực.
Facebook vì Cộng đồng (#fb4Communities): Bao gồm những sáng kiến nhằm đưa mọi người lại gần nhau hơn và sử dụng công nghệ vì lợi ích của cộng đồng
Chiến dịch “Facebook vì Việt Nam” thể hiện cam kết lâu dài của chúng tôi với Việt Nam, đặc biệt là trong và sau giai đoạn dịch bệnh.
Chiến dịch Facebook vì Việt Nam vừa được khởi động gần đây.
Facbook giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang gặp khó khăn trong đại dịch như thế nào?
- Trước tiên, Facebook hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ những công cụ tiếp thị tăng trưởng cần thiết. Đồng thời, cung cấp các chương trình xây dựng năng lực kỹ thuật số để doanh nghiệp bắt đầu hành trình phát triển kỹ thuật số cho họ.
Thứ hai, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các địa phương và những đối tác như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam triển khai các hoạt động đào tạo mục tiêu cho các doanh nghiệp và doanh nhân để hỗ trợ họ trong suốt quá trình phát triển.
Trong năm 2020, Facebook có kế hoạch tổ chức hơn 80 khóa đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả thành thị và nông thôn về cách sử dụng công cụ trực tuyến để hỗ trợ, phát triển kinh doanh hoặc thậm chí khởi nghiệp.
Thứ ba, Facebook đang lên kế hoạch cho một dự án lớn để quảng bá du lịch trong và ngoài nước Việt Nam trên nền tảng của mình. Đây là một phần của kế hoạch #fb4Economy (Facebook thúc đẩy kinh tế số) thuộc chiến dịch #fb4vn. Chúng tôi hy vọng các đối tác về chính sách và thương mại có liên quan sẽ cùng chúng tôi giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh lên ngành du lịch.
Facebook đã làm việc như thế nào với chính quyền địa phương khi đưa ra các kế hoạch này?
- Facebook có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với chính phủ Việt Nam, cũng như với nhiều chính phủ khác trên thế giới và chúng tôi đã có nhiều cuộc găp gỡ thân mật mang tính xây dựng về nhiều vấn đề quan trọng với các nhà quản lý tại Việt Nam.
Ở cấp tỉnh, Facebook đã hợp tác với nhiều tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam thông qua một loạt các chương trình bao gồm Phụ nữ là doanh nhân (#SheMeansBusiness), Nhóm các nhà phát triển (Developer Circles), Suy nghĩ trước khi chia sẻ (Think Before You Share) và Tư duy thời đại số (We Think Digital).
Vào tháng 7/2019, chúng tôi đã khởi động chương trình hợp tác chính thức lần đầu tiên với 1 tỉnh/thành phố của Việt Nam là Đà Nẵng. Chương trình này tập trung nâng cao năng lực số của các đơn vị chính quyền và hỗ trợ năng lực ứng phó thiên tai của thành phố.
Trong năm nay, chúng tôi muốn tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hiện tại và thêm nhiều hoạt động mới được tùy chỉnh để hỗ trợ các tỉnh/thành phố tốt hơn trong việc đạt được các mục tiêu về xây dựng Chính phủ điện tử và thành phố thông minh.
Xin bà chia sẻ thêm về kế hoạch của Facebook tại Việt Nam trong tương lai?
- Chúng tôi rất vui mừng về những khoản đầu tư mà Facebook đã thực hiện tại Việt Nam và những nỗ lực hỗ trợ cộng đồng của chúng tôi tại Việt Nam trong năm nay và những năm tiếp theo.
Trên khắp thế giới, mọi người đang sử dụng các ứng dụng của Facebook để kết nối. Họ không chỉ chia sẻ những câu chuyện cá nhân mà còn cùng nhau giúp đỡ những người khác trong thời kỳ khủng hoảng, phát triển kinh doanh và vượt qua nghịch cảnh.
Tất cả chúng ta đều đang trải qua thời gian khó khăn này cùng nhau, vì vậy Facebook mong muốn đóng góp một phần để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng trên toàn thế giới, bao gồm cả cộng đồng ở Việt Nam. Nhiều công cụ và tính năng mới đã được phát triển để ứng phó với đại dịch và thiên tai.
Chúng tôi muốn đảm bảo rằng nền tảng của mình có thể tiếp tục hỗ trợ các cộng đồng tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Xin cám ơn bà.
Vì sao Facebook đầu tư cả đống tiền vào Ấn Độ?
Facebook chi gần 6 tỷ USD đổi lấy cổ phần trong nhà mạng lớn nhất Ấn Độ và bắt tay với người giầu nhất nước này để tiếp cận thị trường Internet.
Ảnh minh họa: India TV
Facebook sẽ đầu tư 5,7 tỷ USD đổi lấy 9,99% cổ phần trong Jio Platforms, công ty công nghệ thuộc tập đoàn Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani. Jio Platforms lại sở hữu nhiều dịch vụ, trong đó có Reliance Jio - nhà mạng phát triển với tốc độ vũ bão dù mới ra đời chưa đầy 4 năm - với 388 triệu người dùng. Ngoài ra, nó còn có các ứng dụng như xem phim qua mạng, mua hàng trực tuyến, tin tức.
Thương vụ bao gồm quan hệ đối tác thương mại với WhatsApp, nhiều khả năng mở đường để Facebook kiếm tiền từ 400 triệu người dùng của phần mềm nhắn tin này tại Ấn Độ. Nó diễn ra trong bối cảnh ngành công nghệ Ấn Độ bước vào thời kỳ quan trọng. Thị trường vẫn tăng trưởng như các công ty toàn cầu khó thu được lợi nhuận do quy định thay đổi, khiến các doanh nghiệp như Facebook phải thành lập liên minh nếu muốn đổ tiền vào. Đây là khoản đầu tư khổng lồ đúng lúc nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn bất ổn.
"Công thức thắng lợi"
Mark Zuckerberg cho biết Ấn Độ là quê hương của cộng đồng Facebook và WhatsApp lớn nhất thế giới. Ấn Độ cũng có hơn 60 triệu doanh nghiệp nhỏ và phần lớn "cần các công cụ điện tử mà họ có thể dựa vào để tìm kiếm, tương tác với khách hàng, phát triển kinh doanh". Trong blog, Zuckerberg viết đây là điểm Facebook có thể giúp đỡ và đó là lý do họ hợp tác với Jio để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp Ấn Độ tạo cơ hội mới.
Trong một thông điệp bằng video, tỷ phú Ambani vạch ra hàng loạt cơ hội phía trước, trong đó nhắc tới quan hệ "tương lai gần" giữa nền tảng thương mại điện tử JioMart và WhatsApp sẽ trao quyền cho gần 30 triệu cửa hàng nhỏ "giao dịch điện tử với mọi khách hàng trong khu vực". Điều này đồng nghĩa người dân sẽ đặt hàng và được giao hàng nhanh hơn từ các cửa hàng địa phương.
Ông Ambani gọi đây là "công thức thắng lợi" mà sau này có thể mở rộng để phục vụ các thành phần quan trọng khác trong xã hội, như nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sinh viên, giáo viên, nhân viên y tế.
Nhiều đất để phát triển
Ấn Độ đang trong cuộc bùng nổ Internet. Đây là thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới và hàng trăm triệu người dùng háo hức mua sắm trực tuyến, nghe nhạc hay xem phim qua mạng. Nó cũng còn nhiều cơ hội để phát triển khi mà có đến gần 600 triệu người chưa được kết nối Internet.
Đó là lý do vì sao các gã khổng lồ như Alibaba, Amazon, Google, Tencent, SoftBank và hàng loạt hãng khác đã "bơm" hàng tỷ USD vào thị trường Internet Ấn Độ.
Theo hãng nghiên cứu Bernstein, khoản đầu tư vào Jio là một trong các thương vụ lớn nhất mà Facebook có thể thực hiện và có thể giúp mạng xã hội thử nghiệm thứ giống với WeChat, siêu ứng dụng của Trung Quốc.
Ông Ambani vô cùng có ảnh hưởng trong việc định hình ngành công nghệ của Ấn Độ. Bernstein mô tả tập đoàn của ông như "Exxon, AT&T, Amazon hòa làm một". Tỷ phú khai trương Reliance Jio trong tháng 9/2016 với khuyến mại vô tiền khoáng hậu: khách hàng mới được truy cập 4G miễn phí trong 6 tháng. Điều đó châm ngòi cho cuộc chiến giá cả và buộc các hãng khác phải giảm mạnh giá cước.
Theo người phát ngôn, họ chọn tên Jio đơn giản vì nó gần giống "oil" (dầu khí) viết ngược, lĩnh vực kinh doanh chính của Reliance Industries. Tuy nhiên, Jio cũng có nghĩa là "sống" trong tiếng Hindi và ông Ambani đã thúc đẩy hàng trăm triệu người Ấn Độ có được cuộc sống số.
Với việc Ấn Độ đưa ra quy định mới cho ngành công nghệ, tạo rào cản cho các hãng công nghệ quốc tế, ông Ambani trở thành "người gác cổng" của Internet nước này. Khoản đầu tư của Facebook đã giúp giá trị của Jio Platforms đạt gần 66 tỷ USD còn ông Ambani trở thành người giầu nhất châu Á, soán ngôi Jack Ma.
Du Lam
Facebook rót hàng tỉ USD đầu tư vào hãng viên thông lớn tại Ấn Độ, hi vọng bá chủ thị trường đầy màu mỡ còn sót lại này Facebook cho biết khoản đầu tư thể hiện "sự cam kết" của Facebook với Ấn Độ. Facebook mới đây cho biết đã đầu tư 5,7 tỉ USD để đổi lấy 9,99% cổ phần Jio Platforms, nhà vận hành dịch vụ viễn thông thuộc tập đoàn Ấn Độ Reliance Industries. Sau thương vụ này, Facebook sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Jio....