Facebook bị sờ gáy sau khi ép người dùng WhatsApp chia sẻ dữ liệu cá nhân
Có thể thấy đây chính là đòn tự sát của Facebook.
Sau khi iOS 14 của Apple áp dụng chính sách bảo mật mới, Facebook có động thái ép người dùng WhatsApp phải chia sẻ dữ liệu cho mình, nếu không sẽ không cho sử dụng ứng dụng này nữa.
Theo điều khoản mới cập nhật của ứng dụng WhatsApp, người dùng phải chấp nhận chia sẻ dữ liệu cho Facebook. Nếu từ chối hoặc bỏ qua, tài khoản WhatsApp của người dùng sẽ không thể truy cập được sau ngày 8 tháng 2.
Ngay lập tức, động thái này của Facebook đã bị cơ quan quản lý tại Thổ Nhĩ Kỳ sờ gáy. Ủy ban Cạnh tranh tại Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Facebook và WhatsApp.
Trong khi đó, các nhà chức trách cũng yêu cầu Facebook và WhatsApp tạm đình chỉ quy định mới này, cho đến khi cuộc điều tra được hoàn tất. Ủy ban Cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra xem quy định mới này có vi phạm luật chống cạnh tranh, nhằm ngăn chặn các công ty lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình, hay không.
Bên cạnh đó, các nhà chức trách khuyến cáo người dân nên sử dụng các ứng dụng nhắn tin khác thay thế cho WhatsApp. Kết quả là ứng dụng BiP do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển đã có hơn 2 triệu người dùng mới chỉ trong vòng 48 giờ.
Trên thế giới, các ứng dụng thay thế WhatsApp như Signal hay Telegram cũng có số lượng người dùng tăng đột biến. Trong khi Signal không thu thập bất kỳ dữ liệu nào của người dùng, còn Telegram cũng chỉ thu thập một lượng nhỏ dữ liệu.
Video đang HOT
Những ứng dụng nhắn tin có thể thay thế WhatsApp
Chính sách buộc người dùng phải chia sẻ dữ liệu với Facebook đã khiến nhiều người quyết định từ bỏ WhatsApp. Theo Indian Express , những ứng dụng như Signal, Telegram hay Viber đang là ứng cử viên sáng giá để thay thế WhatsApp.
Người dùng đang dần mất niềm tin vào WhatsApp
Signal
Signal đặt quyền riêng tư của người dùng lên hàng đầu
Hiện tại Signal đang là giải pháp thay thế tốt nhất cho WhatsApp. Signal là ứng dụng nhắn tin miễn phí do một tổ chức phi lợi nhuận điều hành, do đó người sáng lập cam kết không bán dữ liệu của khách hàng và cũng không chạy quảng cáo trên ứng dụng. Signal cũng có thể dùng trên nhiều nền tảng như Android, iOS, iPad, Mac, Windows và Linux.
Signal có tính năng đặt thời gian cho tin nhắn tự động biến mất, bạn có thể điều chỉnh thời gian tự hủy tin nhắn trong vòng 5 giây đến 1 tuần đều được. Bạn cũng có tùy chọn không cho phép đối phương chụp ảnh màn hình chat của mình.
Signal sử dụng mã hóa end-to-end dựa trên giao thức Signal được nhà bảo mật người Mỹ Moxie Marlinspike xây dựng. Ông cũng là CEO hiện tại của Signal. Với mã hóa end-to-end, chỉ người dùng mới có quyền tiếp cận dữ liệu, từ đó hạn chế các hành vi theo dõi, nghe lén, đọc trộm tin nhắn từ các công ty dịch vụ internet, cơ quan chính phủ và nhiều bên thứ ba khác.
Signal không hỗ trợ sao lưu tin nhắn từ bên thứ ba. Tuy nhiên, điểm trừ là mọi dữ liệu của bạn chỉ được lưu trên thiết bị, nếu bạn mất điện thoại thì lịch sử tin nhắn của bạn sẽ mất hết, ngay cả khi bạn đăng nhập tài khoản Signal trên điện thoại khác.
Người dùng cũng có thể đặt mã PIN để giữ an toàn cho tài khoản. Signal còn một số tính năng hấp dẫn khác như bàn phím ẩn danh không cho phép bàn phím lưu thông tin bạn đang nhập, khóa vân tay, chia sẻ vị trí, chuyển tiếp cuộc gọi, lưu trữ cuộc trò chuyện...
Telegram
Telegram nổi bật nhờ khả năng lưu trữ tin nhắn trên bộ nhớ đám mây do chính công ty phát triển
Tính đến thời điểm hiện tại, Telegram là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến hàng đầu với hơn 500 triệu tài khoản được đăng ký. Vì thế người dùng có thể dễ dàng chuyển từ WhatsApp sang Telegram và tìm thấy bạn bè mình trên đó.
Về bảo mật, các cuộc trò chuyện thông thường trên Telegram không được mã hóa end-to-end như Signal, nhưng người dùng có thể bật tính năng cuộc trò chuyện bí mật nếu không muốn bị lưu tin nhắn.
Để bảo vệ dữ liệu không được mã hóa end-to-end, công ty sử dụng cơ sở hạ tầng phân tán. Pavel Durov - Giám đốc điều hành Telegram từng nêu ý kiến về vấn đề bảo mật: "Chúng tôi dựa vào bộ nhớ đám mây của riêng mình mà chúng tôi tin rằng sẽ bảo vệ người dùng tốt hơn nhiều khi so với Apple hoặc Google". Nhờ dựa vào bản sao lưu trên đám mây, Telegram đảm bảo toàn bộ lịch sử trò chuyện sẽ được lưu lại khi bạn đăng nhập trên thiết bị khác.
Trước đây Telegram vẫn là ứng dụng miễn phí và nói không với quảng cáo, nhưng gần đây công ty cho biết sẽ chạy quảng cáo và cam kết giao diện quảng cáo không gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Telegram cũng sẽ sớm công bố gói tính năng cao cấp dành cho doanh nghiệp hoặc người dùng có trả phí.
Viber
Mọi hình thức trao đổi thông tin trên Viber đều được mã hóa end-to-end
Viber cũng là một ứng dụng nhắn tin bảo mật khác, hỗ trợ mã hóa end-to-end cho tất cả tin nhắn, ảnh, video, đoạn ghi âm cũng như các cuộc trò chuyện video và chat nhóm. Công ty khuyến khích mọi người nên dùng phiên bản Viber mới nhất để được bảo vệ tối đa. Tương tự như WhatsApp, bạn có thể lưu các cuộc trò chuyện vào Google Drive. Bạn cũng có thể bật tính năng trò chuyện bí mật, tắt tính năng chuyển tiếp và chụp màn hình để đảm bảo an toàn.
Viber vẫn chạy quảng cáo. Công ty cho biết: "Vì chúng tôi không có quyền truy cập vào các cuộc trò chuyện của bạn nên nhà cung cấp quảng cáo và các thương hiệu cũng không thể làm vậy. Nội dung đoạn chat sẽ không bao giờ được sử dụng để hiển thị các quảng cáo có liên quan".
So sánh giữa WhatsApp, Signal và Telegram trên các phương diện: mã hóa end-to-end, tin nhắn tự hủy, sao lưu đoạn chat, khóa màn hình, quảng cáo, bảo mật group chat, gọi video và thoại
Được biết, Viber thu thập những thông tin liên quan đến vị trí của thiết bị, tên, số điện thoại, danh bạ, email, ID người dùng, lịch sử tương tác với sản phẩm và lịch sử mua hàng. Telegram thu thập thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, danh bạ và ID người dùng. Còn Signal chỉ lưu số điện thoại và thông tin liên hệ cơ bản.
Công ty tăng trưởng 12 lần vì trùng tên ứng dụng chat của Elon Musk Chỉ vì có tên trùng với ứng dụng chat của Elon Musk, doanh nghiệp này đã hưởng lợi trong 2 ngày cuối tuần. Signal Advance có lẽ không thể nghĩ tới vận may của mình khi Elon Musk đăng bài viết với đúng 2 từ trên tài khoản Twitter. Vào ngày 7/1, CEO của Tesla viết ngắn gọn "dùng Signal" trên Twitter, để...