F0 tử vong chưa giảm nhiều
Hơn 7.100 F0 nặng cần hỗ trợ hô hấp từ thở oxy trở lên, trong đó hơn 2.000 ca thở máy, 24 ca can thiệp ECMO tại các bệnh viện điều trị Covid-19, nên số tử vong tuần qua không giảm nhiều.
“Đa phần trường hợp nặng, thở máy xâm lấn là bệnh nhân cũ, nhập viện từ trước còn điều trị kéo dài đến nay”, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM), nói với VnExpress , ngày 23/9.
Theo bác sĩ Châu, số bệnh nhân nặng mới nhập viện gần đây đã giảm rất nhiều tại tầng điều trị hai và ba, so với các giai đoạn dịch trước đây. Số ca thở máy dù giảm nhưng vẫn còn cao, trong đó gần một nửa là thở máy có xâm lấn (gần 1.000 ca) ở tầng ba, đang được các y bác sĩ ở các trung tâm hồi sức cố gắng cứu chữa. “Hy vọng thời gian tới số ca bệnh nặng sẽ giảm đáng kể, từ đó giảm số tử vong”, bác sĩ Châu chia sẻ.
Số liệu của Sở Y tế TP HCM cho thấy số tử vong trong tuần có xu hướng đi ngang, dao động khoảng từ 160 đến 184 ca mỗi ngày. Số ca tử vong này tương đương với thời điểm đầu tháng 8, từ 160 đến 170 ca mỗi ngày. Ngày 22/8 (trước thời điểm thành phố thực hiện tăng cường giãn cách) số F0 tử vong lên tới 340 người. Tính từ đầu năm đến nay, tổng số ca tử vong tại thành phố là gần 14.000.
Số bệnh nhân Covid-19 tử vong chủ yếu tập trung ở các bệnh viện chuyên tiếp nhận F0 trung bình và nặng, nguy kịch, nhiều bệnh lý nền – thuộc tầng 2 và 3 trong mô hình điều trị 3 tầng TP HCM đang triển khai. Thời gian qua, số bệnh nhân nặng từ tầng dưới chuyển lên tuyến cuối giảm, tỷ lệ bệnh nhân hồi phục tăng cao, kéo theo số tử vong thấp hơn.
Ví dụ Bệnh viện Trưng Vương, những ngày gần đây ghi nhận 1-2 ca tử vong, có ngày không, trong khi trước kia có lúc 11 ca tử vong trong một ngày.
Tình trạng giảm F0 nặng nhập viện được ghi nhận rõ rệt tại các bệnh viện, trung tâm hồi sức tích cực (ICU) tuyến cuối. Bệnh viện Quân y 175 – một trong những đơn vị tuyến cuối trong tháp ba tầng điều trị của TP HCM, khoảng hai tuần nay số bệnh nhân nặng giảm khoảng 20% so với trước, chiếm khoảng một nửa số F0 điều trị tại viện, trong khi trước đây chiếm khoảng 2/3. Số tử vong giảm với khoảng 3-4 ca một ngày, trước đó khoảng 5-6 trường hợp. Trung bình những ngày gần đây bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 ca mới một ngày, ít hơn khoảng một nửa so với khi cao điểm.
Thượng tá, bác sĩ Bùi Đức Thành (Giám đốc Trung tâm Điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175) cho biết bắt đầu hoạt động hôm 19/7, giường điều trị Covid-19 ở trung tâm nhanh chóng đầy kín bệnh nhân. Nơi này nhanh chóng nâng số giường từ 200 lên 350 giường, sau đó lên 500 trong vòng một tháng rưỡi để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận F0 nặng. Đến nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị khoảng gần 1.300 F0.
“F0 tử vong gần đây chủ yếu là những ca nặng đã điều trị thời gian dài trước đó. Với số ca nặng đang giảm như hiện nay, hy vọng thời gian tới tình hình tử vong được cải thiện hơn”, bác sĩ Thành nói.
Theo bác sĩ Thành, thực tế tại bệnh viện, tỷ lệ F0 chuyển nặng đang giảm nhờ một số bệnh nhân đã được tiêm vaccine. Phác đồ điều trị bằng các thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc kháng virus từ sớm cũng phát huy hiệu quả. Ngoài ra, kinh nghiệm điều trị của y bác sĩ ngày càng tốt hơn, phối hợp với chuyên khoa vật lý trị liệu giúp tăng tỷ lệ hồi phục ngay trong lúc điều trị Covid-19, sự chú trọng về dinh dưỡng, tâm lý cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Bác sĩ tách đôi ECMO điều trị F0 nguy kịch tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Chính Trần
Tương tự, các bệnh viện tầng 2 cũng ghi nhận những tín hiệu lạc quan. Bệnh viện Covid-19 Trưng Vương những ngày gần đây điều trị dưới 150 F0 nặng cần hỗ trợ hô hấp. Khi cao điểm, nơi này điều trị 280 bệnh nhân nặng phải thở oxy, chiếm hơn 1/3 số bệnh nhân của bệnh viện.
Từ một bệnh viện đa khoa, khi được Sở Y tế TP HCM phân công tham chiến chống dịch, Bệnh viện Trưng Vương chuyển thành cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Y bác sĩ lần đầu bước vào cuộc chiến chống bệnh truyền nhiễm trong bộ bảo hộ trắng kín từ đầu đến chân, làm quen với những áp lực và cảm xúc “chưa từng có trong đời” cùng khối lượng công việc khổng lồ.
“Số bệnh nhân thở oxy cùng lúc quá lớn, từ một bồn oxy lỏng 10 khối, bệnh viện phải nâng lên ba bồn 25 khối mới giải quyết được tình trạng sập nguồn oxy trong giai đoạn căng thẳng hồi cuối tháng 7″, bác sĩ Lê Thanh Chiến (Giám đốc Bệnh viện Covid-19 Trưng Vương) nói. Với số bệnh nhân nặng đang đà giảm nhanh, lãnh đạo bệnh viện kỳ vọng số tử vong thời gian tới sẽ giảm tương ứng.
Các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 gần đây cũng không còn cảnh xe cứu thương nối đuôi nhau đưa F0 đến nhập viện, số bệnh nhân nặng giảm mạnh. Một tuần nay, khu cấp cứu bệnh nhân nặng Bệnh viện dã chiến số 12 điều trị khoảng 25-30 trường hợp cần hỗ trợ mỗi ngày, giảm khoảng 50 ca so với khi cao điểm.
Bệnh viện dã chiến số 2 cũng từ khoảng gần 200 ca nặng còn khoảng 50 trường hợp. Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng (Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2) cho biết nơi này chỉ còn khoảng 40 ca thở oxy mũi và mask, 6 trường hợp hồi sức tích cực (ICU), trong đó chỉ 2 ca thở oxy dòng cao (HFNC). Lúc cao điểm, bệnh viện có đến 25 ca thở HFNC, 170 ca thở oxy mũi và mask.
Bác sĩ Dũng cho rằng số tử vong của thành phố chưa giảm nhiều hậu quả của việc số bệnh nhân nặng, nguy kịch tăng cao thời gian trước. “Với tình trạng bệnh nặng giảm như hiện nay, thời gian tới số tử vong chắc chắn sẽ giảm”, bác sĩ Dũng nói.
F0 nặng, tử vong cao từng là vấn đề được lãnh đạo TP HCM đề cập nhiều hồi đầu tháng 8. Để kéo giảm số tử vong, TP HCM điều chỉnh dần những bất hợp lý trong khâu điều trị, đồng thời tăng tốc tiêm vaccine. Ngành y tế nâng công suất giường bằng cách lập bệnh viện mới, thiết lập khẩn các trung tâm ICU tuyến cuối, “tách đôi” bệnh viện quận huyện, tăng cường nhân lực, trang thiết bị, đầu tư oxy, kêu gọi y tế tư nhân tham chiến. Đặc biệt, thành phố tập trung mũi nhọn điều trị F0 tại nhà và cộng đồng, phát hàng trăm nghìn túi thuốc, bao gồm thuốc kháng virus phát cho F0 giúp điều trị sớm, lập các trạm y tế lưu động, tổ phản ứng nhanh chăm sóc, theo dõi F0 tận nhà, chuyển viện kịp thời khi có dấu hiệu nặng.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, khi thăm Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách, đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7, TP HCM), ngày 22/9, nhận định thành phố “đã bắt đầu thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm” khi số ca mắc giảm, số bệnh nhân nặng được kiểm soát và số ca tử vong có xu hướng đi xuống.
Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cũng dự báo số ca nặng và tử vong sẽ giảm trong thời gian tới, với việc tiếp tục đẩy mạnh chăm sóc các F0 tại cộng đồng và tại bệnh viện. Ngành y tế đang xây dựng lộ trình chuyển đổi công năng các bệnh viện đang tham gia điều trị Covid-19, phát triển hệ thống y tế cơ sở khi đang dần trở lại trạng thái bình thường mới.
Thách thức hành trình giữ sự sống bằng ECMO di động (Mobile ECMO)
Bệnh viện 175 (TPHCM) đã dùng Mobile ECMO (ECMO di động) đón nhiều sản phụ sau sinh mắc Covid-19 nguy kịch từ bệnh viện phụ sản tuyến dưới về.
Hiện các bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục, mẹ tròn con vuông chờ ngày đoàn tụ.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn - Giám Đốc Bệnh viện Quân Y 175 chúc mừng sản phụ Thảo Trinh vượt cửa tử.
Trước hiện trạng bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch cần áp dụng kỹ thuật cao ngày càng nhiều, kỹ thuật ECMO ra đời đã trực tiếp cứu sống được nhiều người bệnh nặng không đáp ứng với điều trị chuẩn. Vì vậy, đây được xem là phương án cuối cùng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Bình thường kỹ thuật ECMO chỉ được tiến hành tại chỗ, ở những nơi có đủ điều kiện trang thiết bị cơ sở vật chất máy móc, ánh sáng... Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh không thể vận chuyển, bắt buộc phải di chuyển cả ekip (con người, trang thiết bị, máy móc,..) đến một nơi chưa thực hiện ECMO để làm. Khi đến những nơi như thế cần có sự phối kết hợp với y tế tại chỗ thật tốt, bởi cán bộ y tế tại đây chưa được tập huấn về ECMO đồng thời trang thiết bị tại chỗ chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện để đặt ECMO.
Thách thức và yêu cầu nghiêm ngặt trong tiến hành ECMO di động
Trên thực tế, quá trình thực hiện Mobile ECMO (ECMO di động) vận chuyển người bệnh nguy kịch từ bệnh viện tuyến dưới đến Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng để dùng ECMO cần thực hiện nhiều bước quan trọng. Theo chia sẻ của Thượng tá, Bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Tích cực, kiêm Phó Giám đốc Trung Tâm Điều trị Covid, Bệnh viện 175, khi tiến hành một ca ECMO di động cần: " Tiến hành hội chuẩn online tình trạng bệnh nhân, tình trạng cơ sở vật chất tại chỗ, nơi bệnh nhân đang điều trị . Đồng thời lên phương án vận chuyển kỹ càng, tuân thủ nghiêm ngặt; sử dụng xe tiêu chuẩn cao, đầy đủ thiết bị, sạc pin ECMO phải đảm bảo tuyệt đối không xảy ra trục trặc gì trong quá trình vận chuyển bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ phải chuyên nghiệp, tập huấn nhiều lần, triển khai nhiều phương án. Khi đến nơi phải có sự kết hợp với cơ sở y tế tại chỗ. Trong suốt quá trình chuyển bệnh, hệ thống máy móc đi cùng bệnh nhân phải đảm bảo hoạt động ổn định liên tục. Chỉ một sự cố nhỏ bệnh nhân sẽ tử vong ngay".
ECMO di động là phương án cuối cùng để cứu sống bệnh nhân, đặc biệt là sản phụ sau sinh mắc Covid-19 nguy kịch khi bắt buộc phải vận chuyển liên bệnh viện từ tuyến dưới về Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid-19 bệnh nhân nặng của Bệnh viện Quân Y 175.
Trường hợp sản phụ N.T.H là một ví dụ, sau 8 ngày thực hiện mổ bắt con tại Bệnh viện Trưng Vương, bệnh nhân diễn biến nặng hơn, nguy cơ tử vong rất cao, tiên lượng xấu. Ngay khi nhận được đề nghị từ Bệnh viện Trưng Vương, Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Quân y 175 đã hội chẩn và nhanh chóng sang tiếp nhận hỗ trợ bệnh nhân ngay trong đêm.
Điều đáng nói, ngoài mắc Covid-19 bệnh nhân này còn bị phổi nhiễm trùng. Chính vì vậy bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO, bắt buộc khi chuyển viện ekip Bệnh viện 175 phải sử dụng ECMO di động. Bác sĩ Vũ Đình Ân nhận định với trường này, khi tiến hành ECMO di động, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc nhất. Hiện bệnh nhân đang hồi phục tích cực, chờ ngày xuất viện về đoàn tụ cùng con.
Các y bác sĩ Trung tâm điều trị bệnh nhân nặng Covid-19, Bệnh viện Quân Y 175 đang tiến hành kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân.
Biến chứng rối loạn đông máu ở thai phục khi thực hiện ECMO
Thực hiện ECMO di động đối với bệnh nhân đã khó, ECMO di động đối với các bệnh nhân là thai phụ càng phức tạp hơn. Theo bác sĩ Vũ Đình Ân, bản thân bệnh Covid-19 đã gây biến chứng huyết khối nhiều cơ quan trong cơ thể. Sản phụ sau sinh em bé thường có thêm bệnh lý tăng đông, rối loạn đông máu sau sinh. Chính nguy cơ này góp phần đặt thêm khó khăn và mức độ nguy hiểm khi thực hiện ECMO và ECMO di động.
Trường hợp sản phụ N.T.T.H cũng là một ca nặng phức tạp. Sau hội chuẩn, các bác sĩ buộc phải sử dụng ECMO để cứu tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, việc điều chỉnh rối loạn đông máu với ECMO cực kỳ khó khăn. Nếu điều chỉnh không chuẩn, máu đông sẽ làm tắt lưu thông, bệnh nhân sẽ tử vong lập tức. Trong khi nếu máu loãng thì bệnh nhân lại bị chảy máu ở vết mổ, không thể cầm máu. Trong quá trình triển khai ECMO, bệnh nhân chảy máu rất nhiều. Ekip của bác sĩ Ân đã phải hai lần tổ chức phẫu thuật lớn với ekip gồm nhiều bác sĩ sản khoa, ngoại tiêu hóa chuyên môn cao để mổ ổ bụng để cầm máu. Đã có những lúc, hi vọng sống của bệnh nhân tưởng chừng bằng 0. Thậm chí, các chuyên gia và ekip đã tính tới phương án cuối cùng mất quả lọc quả phổi tắc thì bỏ thay quả lọc khác để giữ lấy tính mạng, cố gắng đưa chỉ số đông máu về bình thường để hạn chế chảy máu nhưng bệnh nhân vẫn bị chảy máu. Trước tình trạng khẩn cấp đó, hội đồng phẫu thuật đã quyết định mở ổ bụng 2 lần để kiểm tra những mạch máu lớn, nỗ lực khâu và cầm máu.
Đây cũng là một trong những trường hợp thoát cửa tử gang tấc nhờ cải tiến ECMO tách đôi của y bác sĩ Bệnh viện 175. Với sự quyết tâm của cả ekip, bệnh nhân đã thoát cửa tử một cách hi hữu. Hiện chị H chỉ lệ thuộc máy thở một ít, đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Các bệnh nhân sau khi được ECMO di động tuyến dưới về Bệnh viện Quân Y 175 đang đã qua giai đoạn nguy kịch.
Huyết khối và ECMO lần hai cho thai phụ
Bên cạnh rối loạn đông máu, vấn đề huyết khối phổi cũng gây ra nhiều thách thức cho các y bác sĩ khi thực hiện ECMO. Trường hợp bệnh nhân L.T.T.T là một diễn biến bệnh bất ngờ và không ứng biến kịp. Sau khi điều trị ECMO bệnh nhân cải thiện tốt, bất ngờ tới giai đoạn cai ECMO bệnh nhân bắt đầu xuất hiện huyết khối phổi khiến bệnh nhân hoàn toàn nguy kịch lại như ban đầu sau hơn mười ngày ECMO. Theo phác đồ điều trị, các y bác sĩ Bệnh viện 175 quyết định tiến hành chạy ECMO lại lần hai cho bệnh nhân. Với sự theo dõi không ngừng nghỉ, nỗ lực và quyết tâm của ekip, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch lần hai với hi vọng phục hồi ngày càng tốt hơn.
Số lượng bệnh nhân nặng chuyển tới Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng cần ECMO rất nhiều nhưng số lượng máy ECMO lại rất khan hiếm. Hiện Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid -19 nặng và vừa, Bệnh viện Quân Y 175 chỉ có 3 máy ECMO trong đó có dòng máy Terumo (có thể tách đôi được) có 2 máy. Với sáng kiến tách đôi, với 3 máy hiện có Trung tâm có thể chạy được ECMO cho 5 ca bệnh liên tục tuy nhiên mục tiêu chiến lược chính vẫn là ngăn chặn sự chuyển nặng, giảm thiểu nguy kịch, phấn đấu cao nhất, cứu nhiều nhất số lượng bệnh nhân nhất có thể.
Chỉ trong vòng gần 2 tháng thành lập, từ ngày 18/7, Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid mức độ nặng, Bệnh viện 175 đã tiếp nhận 980 ca bệnh, số ca chữa khỏi xuất viện đến thời điểm hiện tại là 479 ca chiếm 49%, số ca nặng chuyển nhẹ 77 ca, số ca thở máy giảm nhẹ hiện là 170 ca. Đặc biệt, trong các ca bệnh nhân là sản phụ sau sinh mắc Covid-19 mức độ nguy kịch thì đã có sản phụ T.T người từng chia đôi máy ECMO cuối cùng tại trung tâm đã được xuất viện. Đây là những kỳ tích vô cùng tự hào, được biết những ca ECMO khác đang điều trị khác đang dần hồi phục tích cực đầy phấn khởi.
Ngày về nhà của sản phụ từng 'chia đôi' chiếc máy ECMO cuối cùng Trên đường từ bệnh viện về nhà, sản phụ Thảo Trinh nhờ xe đưa sang nhà ông bà để được từ xa nhìn con trai đang say giấc, trong chốc lát. Đây là lần đầu tiên người mẹ 29 tuổi được gặp con, sau hơn một tháng sinh, sau đó hôn mê do Covid-19 chuyển nặng. Chồng Trinh cũng dương tính nCoV, điều...