F0 trên cả nước không ngừng tăng, bệnh viện điều trị COVID-19 quá tải
Ngày 9/12, Việt Nam ghi nhận hơn 15.300 ca mắc COVID-19 mới. Các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội và TP.HCM đang quá tải.
Hà Nội ghi nhận ca mắc COVID-19 mới tại toàn bộ 30 quận, huyện
Ngày 9/12, Hà Nội có thêm 704 ca COVID-19, trong đó có 222 ca cộng đồng phân bố tại toàn bộ 30 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Hà Nội sáng 9/12, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội có thể lên 1000 ca/ngày. Tuy nhiên, với tỷ lệ tiêm chủng vaccine 2 mũi cao, trên 95% nên dù số ca mắc tăng cao, nhưng nhiều ca nhẹ, nhiều ca F0 điều trị tại nhà và tại tuyến y tế cơ sở.
Hải Phòng truy vết các trường hợp tiếp xúc 8 cô gái mắc COVID-19 ở Đồ Sơn
Quận Đồ Sơn (TP. Hải Phòng) đã phong tỏa nhiều khu dân cư ở phường Hợp Đức và mở rộng truy vết liên quan 8 cô gái làm nghề tự do vừa được phát hiện mắc COVID-19 trên địa bàn. Theo thông tin dịch tễ, khoảng 10 ngày nay (từ 1/12-9/12), nhóm 8 cô gái (làm nghề tự do) này đã bị ngừng việc khi xuất hiện ổ dịch gần khu vực. Hằng ngày, các trường hợp này chủ yếu đi ăn uống ở đường Trung Nghĩa gần khu trọ, đến nhà bạn ở Thọ Linh, xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy) chơi.
Điện Biên ghi nhận 2 giáo viên mắc COVID-19, tiếp xúc gần 100 học sinh
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên, ngày 9/12, địa phương ghi nhận thêm 4 trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Đáng lưu ý là trong số 4 ca mắc mới này có 2 bệnh nhân là giáo viên tiếp xúc với nhiều người và trực tiếp giảng dạy cho gần 100 học sinh. Trong đó, ca F0 khởi phát đầu tiên là một giáo viên có hộ khẩu thường trú tại đội 7, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, đến thời điểm này chưa xác định được nguồn lây. 2 ca bệnh còn lại được xác định là F1 của ca bệnh này, bao gồm 1 giáo viên và 1 học sinh của trường.
Nhiều địa phương lên kế hoạch học tập thích ứng với dịch bệnh
Ngày 9/12, UBND TP. Cao Bằng đã có văn bản cho phép học sinh các cấp học từ Trung học cơ sở đến Mầm non được quay trở lại lớp học từ ngày 13/12 tới. 3 trường học là Tiểu học Đề Thám, THCS Hòa Chung và THCS Sông Hiến sẽ học trở lại từ 20/12 nếu không phát sinh trường hợp F0. Riêng nhóm trẻ tư thục Hoa Mai, địa điểm có phát sinh F0 gồm cả giáo viên, học sinh vẫn sẽ dừng hoạt động.
Tại TP.HCM, từ đầu năm học 2021-2022 đến nay, học sinh vẫn duy trì việc học trực tuyến để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Trong các năm học tiếp theo, việc học trên internet và học trực tiếp sẽ bổ sung cho nhau, tỷ lệ này tùy theo từng đối tượng học sinh, từng địa bàn và từng trường. Theo thống kê, 285 trường THCS với hơn 88.000 học sinh lớp 9 và 202 trường THPT với 66.000 học sinh lớp 12 tại TP.HCM đã nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh về việc đi học trở lại, khoảng hơn 79%.
Video đang HOT
Với Hà Nội dù có một học sinh đi học vẫn mở cổng trường. Ngày 9/12, là ngày thứ 4 sau khi các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên của Hà Nội mở cửa đón học sinh lớp 12 đến trường học trực tiếp. Thống kê tại các trường cho thấy, số học sinh đến trường học trực tiếp đều đạt tỷ lệ hơn 80%, nhưng cũng có trường chỉ có vài học sinh đến học trực tiếp. Tuy vậy, các trường đều cho biết, dù chỉ có 1 học sinh đến trường cũng dạy học trực tiếp.
Đà Nẵng phát hiện 140 F0 tại một công ty
24 giờ qua, TP. Đà Nẵng ghi nhận 180 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, hầu như tất cả ca mắc mới là cộng đồng, không có triệu chứng và đều có nguy cơ lây lan. Trong số ca mắc mới trong ngày 9/12, Công ty Matrix trong Khu Công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu ghi nhận 114 ca. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP. Đà Nẵng đã quyết định tạm dừng hoạt động trong thời gian 7 ngày đối với 4 phân xưởng liên quan đến những bệnh nhân mắc mới.
Quảng Nam thiết lập cơ sở thu dung, điều trị F0 thể nhẹ
Tình hình dịch COVID-19 tại tỉnh Quảng Nam vẫn diễn biến phức tạp khi mỗi ngày có hàng chục ca mắc trong cộng đồng. Trong đó, ngày 9/12, toàn tỉnh có 118 ca mắc mới. Hiện các huyện miền núi tại Quảng Nam thiết lập cơ sở thu dung, điều trị F0 thể nhẹ.
TP.HCM xử lý nghiêm hành vi mua bán thuốc điều trị COVID-19
Chiều 9/12, Sở Y tế TP.HCM khẳng định, việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 hiện nay là bất hợp pháp, các trường hợp vi phạm sẽ được xử lý nghiêm. Đối với việc rao bán thuốc Molnupiravir – là loại thuốc chưa được phép lưu hành, trên mạng hoặc trên thị trường dược phẩm đều bất hợp pháp. Công an TP.HCM đang phối hợp với Sở Y tế thành phố tiến hành điều tra và sẽ xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm.
Bệnh viện tuyến cuối quá tải bệnh nhân COVID-19
Những ngày qua, BV Thanh Nhàn là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân COVID tại Hà Nội đang bị quá tải và hoạt động với 150% công suất so với chỉ tiêu của Sở Y tế giao. Cụ thể, bệnh viện có 100 giường điều trị bệnh nhân COVID nhưng đang tiếp nhận 120 bệnh nhân. Trong đó, gần 20 bệnh nhân chuyển nặng, khu vực tầng 3 có 40 bệnh nhân từ thở oxy cho đến can thiệp bằng máy thở. Những bệnh nhân chuyển nặng phần lớn là người người cao tuổi, nhiều bệnh nền và những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine COVID-19.
Tại TP.HCM, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau hơn 2 tháng nới lỏng giãn cách, số ca mắc mới liên tục tăng ở hầu hết các quận huyện; số ca nặng, tử vong cũng tăng. Số F0 đang quản lý trên địa bàn thành phố tính đến ngày 8/12 là khoảng 90.000 trường hợp, trong khi ngưỡng chịu đựng trong chăm sóc, điều trị của ngành y tế trên địa bàn TP.HCM là 120.000 F0. Bệnh nhân COVID-19 nhóm nặng và nguy kịch tại TP.HCM đang gia tăng, gây áp lực ở tầng 2 nhưng tầng 3 cũng đang trong tình trạng quá tải nên việc chuyển viện gặp khó khăn, nhiều người đã không qua khỏi.
Ngày 9/12, Việt Nam ghi nhận 15.311 ca mắc COVID-19 mới, gồm 11 ca nhập cảnh và 15.300 ca ghi nhận trong nước, tăng 705 ca so với ngày trước đó, tại 61 tỉnh, thành phố. Trong số F0 mới có 8.843 ca phát hiện trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bến Tre (-223), Hải Phòng (-207) và Trà Vinh (-148).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Nội ( 426), Tiền Giang ( 261) và Cà Mau ( 209).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.322 ca/ngày.
Ngày 9/12, cả nước có thêm 14.586 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca điều trị khỏi lên 1.050.979 người.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.697 người. Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 218 ca/ngày.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.
Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chuẩn bị các phương án về vaccine, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.
86% ca nhiễm tại TP HCM đã tiêm vaccine
Khảo sát hai ngày trước của Sở Y tế TP HCM trên nhóm F0 mới nhập các bệnh viện tầng hai, cho thấy 86% bệnh nhân đã tiêm một hoặc hai mũi vaccine.
Các bệnh nhân này có triệu chứng rất nhẹ, không cần hồi sức, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 4/11.
14% bệnh nhân còn lại là người chưa tiêm vaccine, 90% trong số này dưới 18 tuổi. Họ là F0 mới phát hiện tại các khu công nghiệp, khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố.
Một khảo sát khác, thực hiện hồi giữa tháng 10 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (nơi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng - tầng 3 trong tháp 3 tầng), trên 349 bệnh nhân đang điều trị, cho thấy 45% ở mức độ nhẹ, 55% nặng (cần thở oxy, thở máy không xâm lấn, xâm lấn và ECMO), theo bác sĩ Châu.
So sánh giữa hai nhóm bệnh nhẹ và nặng với yếu tố đã tiêm và không tiêm vaccine, nhóm chưa tiêm có 74% bệnh nặng, 26% nhẹ. Nhóm đã tiêm (gồm một hoặc hai mũi) thì 40% mắc bệnh nặng, 60% nhẹ. Trong đó, những người đã tiêm một mũi thì 49% bị nặng, 51% nhẹ. Người đã tiêm hai mũi thì chỉ có 12% nặng, 88% nhẹ.
Phân tích sâu hơn ở nhóm bệnh nặng, trong nhóm đã tiêm hai mũi chỉ có một trường hợp cần thở máy xâm lấn, 5 ca phải thở oxy. Nhóm đã tiêm một mũi thì 10 ca phải thở máy xâm lấn. Nhóm không tiêm vaccine có tới 51 trường hợp phải thở máy xâm lấn, 3 ca ECMO.
Bác sĩ Châu lưu ý đây là khảo sát ở quy mô một bệnh viện chuyên khoa của thành phố, không đại diện cho toàn bộ thông tin về vaccine và bệnh nặng. Tuy nhiên kết quả này xác nhận lại thông tin mà y văn thế giới đã khẳng định: nếu tiêm đủ hai mũi vaccine phòng Covid-19 thì khả năng bảo vệ tốt hơn và tỷ lệ trở nặng khi nhiễm virus sẽ giảm đáng kể.
Số bệnh nhân thở oxy, thở máy xâm lấn tại TP HCM đang giảm. Ngày 3/11 còn 246 F0 đang thở máy xâm lấn, 40 F0 nặng cần lọc máu, 12 ca cần can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể).
"Tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh, thậm chí trở nặng và tử vong nếu không điều trị kịp thời, nhưng tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với không tiêm vaccine. Do đó, dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine, người dân vẫn cần tuân thủ 5K" bác sĩ Châu nhấn mạnh.
Bác sĩ điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 tại Trung tâm hồi sức Covid-19 TP Thủ Đức, (Bệnh viện Ung Bướu TP HCM cơ sở 2). Ảnh: Quỳnh Trần
Bác sĩ Châu cho biết thêm, số liệu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) trong 1-2 tuần qua, cho thấy số ca mắc mới và số ca nhập bệnh viện Covid-19 tại tầng hai có xu hướng tăng. Riêng số F0 tầng hai tăng nhẹ do nhiều nguyên nhân, như một số bệnh nhân thực sự cần nhập viện; một số có bệnh nền. Đúng ra F0 có bệnh nền có thể theo dõi tại các cơ sở cách ly tại cộng đồng, song TP HCM đang thu gọn khu cách ly để trả cơ sở, trong khi đó bệnh viện dã chiến tầng hai còn chỗ trống nên chuyển bệnh nhân đến đây, tính vào tổng số F0 nhập viện.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Y tế cũng cảnh báo nguy cơ dịch bùng trở lại, nếu người dân chủ quan, không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh đó, độ phủ vaccine tại thành phố đang cao nhưng người dân từ các tỉnh trở về thành phố làm việc cũng tăng lên. Nếu họ chưa tiêm vaccine, nguy cơ tăng ca mắc mới, trở nặng và nhập viện.
Hai tuần qua, nếu chỉ tính riêng tiêu chí là số ca mắc mới thì với 50-150 ca mắc mới/tuần/100.000 dân thì TP HCM ở cấp độ dịch 3. Với những tiêu chí đánh giá cấp độ dịch khác, như tỷ lệ tiêm vaccine cho nhóm người nguy cơ cao; năng lực điều trị... nên nhìn chung dịch TP HCM được đánh giá ở cấp độ 2. Với cấp độ này, thành phố vẫn sẽ thực hiện kịch bản tương ứng. Thành phố đã chuẩn bị 4 kịch bản để đối phó với 4 cấp độ dịch khác nhau.
Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM cũng nhận định, số ca mắc mới, nhập viện và tử vong do Covid-19 tăng trở lại cho thấy dịch trên địa bàn vẫn khó lường. Ông cũng nêu thực trạng những ngày qua vẫn còn khá nhiều người dân trên địa bàn không tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Nhiều người chở trẻ con ra đường nhưng không cho con đeo khẩu trang. Nhiều người tụ tập ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên không giữ khoảng cách, không đeo khẩu trang. Nhiều người vào nhà hàng, quán ăn chưa tuân thủ khuyến cáo của ngành y tế...
Việt Nam chuẩn bị gì để ứng phó với dịch Covid-19 trong năm 2022? Đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đợt dịch thứ 4. Những thay đổi chiến lược như phân tầng điều trị, điều trị tại nhà, lập các trung tâm hồi sức tích cực... đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong. Cuộc chiến với dịch Covid-19 lần thứ 4 kéo dài 5 tháng qua đã ảnh hưởng rất nặng nề...