F0 thể nhẹ nhưng nguy kịch hậu Covid-19, bác sĩ khuyến cáo những triệu chứng “báo động đỏ” cần nhập viện ngay!
Không chỉ những người cao tuổi có bệnh lý mà ngay cả những bệnh nhân không bệnh nền, người trẻ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng, thậm chí trẻ em, đều có thể mắc những di chứng hậu Covid-19.
Là F0 thể nhẹ nhưng nguy kịch hậu Covid-19
Bà Nguyễn Thị N., 66 tuổi, sống tại Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) trong tình trạng suy hô hấp, suy tim toàn bộ, viêm phổi, tắc động mạch phổi, suy thận, rối loạn dinh dưỡng nặng, rung nhĩ, rối loạn chuyển hóa nặng.
Qua khai thác bệnh sử, trước đó, bà N. từng mắc Covid-19 thể nhẹ 5-6 tuần. Tuy nhiên, sau khỏi bệnh, bà xuất hiện tình trạng khó thở, phù chi, được chẩn đoán mắc hội chứng hậu Covid-19.
Bệnh nhân hiện vẫn đang trong tình trạng nặng, phải theo dõi mặc dù đã cải thiện hơn nhiều so với trước lúc nhập viện. Bà đã có thể ngồi dậy, bắt đầu tập vận động trong phòng.
Bà N. bị xơ phổi, phù chi sau 2 tuần khỏi Covid-19
Sau khi được điều trị, chân của bà đã đỡ phù, tuy nhiên vẫn còn mệt mỏi và cần theo dõi thêm
Nằm đối diện bà N. là bệnh nhân Nguyễn Hồng X., 56 tuổi, trú quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tiền sử huyết áp dao động. Bà X. mắc Covid-19 hôm 29 Tết, tự sử dụng thuốc theo triệu chứng, khỏi bệnh sau 5-7 ngày.
Một tuần sau, bà không ăn được, đắng miệng, đi không vững, choáng váng, chỉ số SpO2 giảm xuống 85%. Sau khi thở oxy, tình trạng bệnh nhân kém hơn, ý thức chậm, được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp.
Sau khi được xử lý cấp cứu và thăm khám, bà X. được chẩn đoán mắc hội chứng hậu Covid-19, điển hình là tình trạng xơ phổi lan tỏa. Được điều trị kịp thời, đến nay bệnh nhân tiên lượng phục hồi tốt.
“Các bác sĩ bảo nếu chậm 2 ngày chắc không cứu được, may mắn tôi đã đỡ nhiều. Khi mới nhập viện, tôi bị giảm 80% sức lực, gần như không thở được, lơ mơ. Sau những bài tập thở, cử động chân tay, vật lý trị liệu, tôi đã tự đi lại trong phòng”, bà X. nói.
Bà X. tập những động tác vận động nhẹ trên giường bệnh
Bác sĩ hướng dẫn bà X. cách thở
Khuyến cáo triệu chứng hậu Covid-19 cần nhập viện để điều trị
Video đang HOT
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh, phụ trách phòng khám hậu Covid-19 (khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị) cho biết, một tháng qua, có khoảng 100 người bệnh đến khám hậu Covid-19. Trong đó, 25% người mắc triệu chứng nặng, phải nhập viện. Trong khoa hiện điều trị 25 bệnh nhân.
Theo bác sĩ Oanh, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội tăng mạnh sau Tết Nguyên đán, nên tỷ lệ người mắc hậu Covid-19 cũng tăng theo. Trước đây, bệnh nhân khỏi Covid-19 chỉ cảm nhận được mình mắc “hội chứng gì đó”, nhưng thời điểm này, họ mới nhận thức rõ đó là di chứng hậu Covid-19 kéo dài.
“Di chứng hậu Covid-19 có thể diễn biến trên tất cả cơ quan như thần kinh, hô hấp, tim mạch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dễ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh”, bác sĩ Oanh khuyến cáo.
Đặc biệt, tim mạch là một trong những cơ quan gặp biến chứng sau Covid-19, nhẹ thì mệt mỏi, khó thở, co thắt ngực, nhưng nếu nặng có thể viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim, đột tử.
Những triệu chứng hậu Covid-19 có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, gồm mệt mỏi, mất ngủ, ho kéo dài, nặng là khó thở, đau ngực, SpO2 giảm, ý thức giảm đột ngột, yếu chân tay. Người bệnh khỏi Covid-19 từ 4-5 tuần, nếu các triệu chứng cấp tính của bệnh không giảm hoặc xuất hiện triệu chứng mới, cần đến bệnh viện thăm khám ngay.
Theo bác sĩ Oanh, những trường hợp hậu Covid-19 nhẹ sẽ được bác sĩ kê đơn về theo dõi tại nhà, nặng sẽ phải nhập viện điều trị.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh, phụ trách phòng khám hậu Covid-19, khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị
Nữ bác sĩ cảnh báo tình trạng nguy hiểm khi người bệnh tự ý sử dụng các bài thuốc tràn lan trên mạng xã hội để chữa hậu Covid-19. Những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể tổn thương các tạng, cơ quan. Ngoài ra, các triệu chứng hậu Covid-19 không được phát hiện sớm và kịp thời, nên người bệnh thường nhập viện trong tình trạng nặng, gây khó khăn cho công tác điều trị.
Bác sĩ Oanh cho biết, trẻ em cũng có nguy cơ mắc di chứng hậu Covid-19 như người lớn. Do trẻ không thể mô tả triệu chứng bệnh của mình, nên thường phát hiện muộn, nhập viện khi đã trở nặng.
Tương tự người lớn, một số diễn biến hậu Covid-19 ở trẻ em từ nhẹ đến nặng như chán ăn, mệt mỏi, ho kéo dài, ho đờm nhớt, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, không tập trung. Đặc biệt nguy hiểm nhất là có thể tử vong do sốc nhiễm trùng, suy đa tạng hoặc viêm đa hệ thống.
Bác sĩ khuyến cáo, đối với trẻ em khỏi Covid-19, phụ huynh cần quan sát và theo dõi. Sau 4-5 tuần, nếu trẻ xuất hiện triệu chứng kéo dài hoặc biến chứng mới, phải đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
“Với người bệnh đã mắc hậu Covid-19, người thân phải quan sát triệu chứng còn tái phát không, kiểm soát bệnh nền và chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học. Người bệnh phải tập các bài phục hồi chức năng hô hấp, để phục hồi tối đa khả năng hô hấp”, bác sĩ Oanh nói.
Bệnh viện Hữu Nghị mở dịch vụ khám hậu Covid-19, tiếp nhận 100 bệnh nhân trong tháng qua
TS.BS Lại Văn Hoàn, Trưởng Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị chia sẻ, không chỉ những người cao tuổi có bệnh lý nền mà ngay cả những bệnh nhân cao tuổi (trên 60 tuổi) không có bệnh lý nền và bệnh nhân trẻ mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng sau khi nhiễm đều có thể gặp phải biến chứng nặng nề ở nhiều cơ quan, hệ cơ quan.
Chuyên gia này phân tích rõ hơn về các biến chứng:
- Hô hấp: Khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng có thể xuất hiện và kéo dài; ho kéo dài; đau ngực; giảm chức năng hô hấp (khả năng hít thở, khả năng gắng sức); có thể tiến triển sang tổn thương xơ phổi.
- Tim mạch: Tổn thương cơ tim (viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim); nhịp nhanh; hồi hộp đánh trống ngực; khó thở khi gắng sức.
- Tâm – Thần kinh: Tai biến mạch não; suy giảm nhận thức; trầm cảm; rối loạn lo âu; stress.
- Cơ – xương – khớp: Mệt mỏi, đau mỏi cơ, yếu cơ…
- Các cơ quan khác: Suy thận, rối loạn đông máu, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa, dinh dưỡng…
Tùy vào mức độ tổn thương và hệ cơ quan tổn thương, các bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị phù hợp giúp người bệnh cải thiện tối đa tình trạng các biến chứng, di chứng do nhiễm Covid-19 để lại.
Theo TS Hoàn, đối với người bệnh sau nhiễm Covid-19 dù khi mắc có hay không có triệu chứng vẫn nên đi khám, kiểm tra để phát hiện sớm các tổn thương để có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp kịp thời tránh để lại di chứng.
Các bác sĩ khuyến cáo, sau 4-5 tuần khỏi Covid-19, người bệnh cần theo dõi kĩ các triệu chứng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có những biến chứng y khoa nhất định có thể phát sinh trong quá trình phục hồi Covid-19 mà cần sự thăm khám y tế khẩn cấp. Việc quan trọng là cần liên hệ với nhân viên y tế nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng “báo động đỏ” nào.
Các triệu chứng “báo động đỏ” có thể kể đến như:
- Khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng không cải thiện khi thay đổi bất kỳ tư thế nào để làm giảm triệu chứng khó thở.
- Thay đổi tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật kiểm soát đường thở.
- Đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.
- Tình trạng lẫn lộn ngày càng tệ đi hoặc cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.
- Cảm thấy yếu trên mặt, cánh tay hay chân, đặc biệt là một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng tệ đi, hay bạn có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.
Thực phẩm 'tối kỵ' đối với người trên 50 tuổi
Theo một chuyên gia, thực phẩm phổ biến này có thể tàn phá sức khỏe của bạn.
Sau khi chạm ngưỡng 50 tuổi, bạn có thể phải đối mặt với những lo lắng mới và bất ngờ về sức khỏe.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ảnh hưởng đến trung bình 38% số người từ 40 đến 59 tuổi lên 68,5% ở những người từ 60 đến 79 tuổi, với tỷ lệ tăng huyết áp, rung nhĩ và đột quỵ cũng tăng lên theo độ tuổi.
Đối với nhiều người, điều này có nghĩa là cần tập trung vào sức khỏe và tinh thần, bao gồm cả việc cắt giảm một số loại thực phẩm bạn đã từng ăn thường xuyên.
Nhiều người ý thức được rằng thực phẩm chiên và đồ tráng miệng có đường không tốt cho sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best của Balance One Supplements, cho biết có một loại thực phẩm bạn nên tránh bằng mọi giá khi đã ở tuổi 50, đó là các bữa ăn làm sẵn đông lạnh có hàm lượng natri cao.
Một bữa ăn đông lạnh có hàm lượng natri cao. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tại sao bạn nên tránh các bữa ăn đông lạnh có hàm lượng natri cao sau 50 tuổi?
"Bữa ăn đông lạnh dễ chuẩn bị và thường có giá cả phải chăng hơn so với việc mua tất cả các nguyên liệu cho một bữa ăn đầy đủ. Thật không may, chúng không được thiết kế dành cho sức khỏe, ngay cả những loại được cho là tốt cho sức khỏe cũng chứa một lượng lớn natri, chất béo ẩn, đường bổ sung và/hoặc chất độn và chất làm ổn định", chuyên gia Best giải thích, theo Eat This, Not That!
"Chỉ cần một trong những yếu tố này thì đã có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sau tuổi 50, nhưng hầu hết những bữa ăn tiện lợi này đều có nhiều hơn một yếu tố", chuyên gia Best cho biết thêm.
Natri được quan tâm đặc biệt sau độ tuổi 50 khi xem xét tác động của nó đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp.
Chế độ ăn giàu natri, vượt quá 2.300 miligram mỗi ngày được khuyến nghị, có thể gây ra tình trạng giữ nước ở nhiều người trong nỗ lực loại bỏ lượng natri dư thừa.
Điều này dẫn đến căng thẳng quá mức cho tim, thận và mạch dẫn đến tăng huyết áp.
Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, 90% người Mỹ đang nạp quá nhiều natri trong chế độ ăn hằng ngày của họ, với hỗn hợp ngũ cốc - bao gồm cả những loại được sử dụng trong thực phẩm đông lạnh - là nguồn natri cao thứ 2 trong chế độ ăn uống trung bình của người Mỹ.
Nếu bạn muốn hạn chế lượng natri của mình, "Tốt nhất bạn nên bỏ qua những bữa ăn này và chọn chuẩn bị những bữa ăn tự chế biến có thể đông lạnh và sử dụng sau đó để thuận tiện và kiểm soát chất lượng chất dinh dưỡng", chuyên gia Best nói.
Trên 50 tuổi, bạn càng nên chú ý đến tập thể dục thích hợp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các bữa ăn đông lạnh có hàm lượng natri cao thực sự không tốt đối với những người trên 50 tuổi từ quan điểm dinh dưỡng. Nhưng không chỉ có thế.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên the Annals of Occupational and Environmental Medicine cho thấy, trong một nhóm 5.402 người lớn từ 19 tuổi trở lên, những người đàn ông thường xuyên tiêu thụ thực phẩm đông lạnh có mức BPA cao hơn đáng kể so với nhóm đàn ông ít ăn thực phẩm đông lạnh. Một tác giả của nghiên cứu mô tả BPA là "chất gây rối loạn nội tiết đã biết", có trong nước tiểu của nhóm đàn ông thường xuyên ăn thực phẩm đông lạnh, theo Eat This, Not That!
Tất nhiên, không phải mọi bữa ăn đông lạnh đều được đóng gói bằng nhựa có chứa BPA và một số có thể ít natri hơn những loại khác.
Vì vậy, khi nghi ngờ, bạn hãy đọc kỹ nhãn trên những thực phẩm đông lạnh đó và cân nhắc lựa chọn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Xuất huyết não do uống toa thuốc cũ không tái khám Nam bệnh nhân 62 tuổi được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Đại học Y dược trong tình trạng lơ mơ, ngủ gà, tiếp xúc chậm và huyết áp cao. Bệnh nhân đang được điều trị rung nhĩ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và nhồi máu não bằng thuốc kháng đông cổ điển (thuốc kháng vitamin K) để phòng...