F0 mới tiếp tục “lập đỉnh”, Hà Nội có giãn cách diện rộng?
Ngày 15/11, số F0 ghi nhận trong ngày của Hà Nội tiếp tục “lập đỉnh” với 289 ca bệnh. Gần đây nhất, ngày 9/11, Hà Nội cũng đã ghi nhận 222 F0 chỉ trong vòng 24h.
Không giãn cách diện rộng
Trước thực tế ca bệnh tăng cao này, nhiều người băn khoăn liệu Hà Nội có tính phương án giãn cách diện rộng.
Tuy nhiên, trao đổi với Dân trí, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ không giãn cách diện rộng như trước đây mà sẽ bám sát theo chủ trương thích với Covid-19 đã được đề ra.
“Thành phố sẽ không giãn cách diện rộng theo Chỉ thị 15, 16 hay 19 như trước đây, mà chỉ phong tỏa hẹp nhất, an toàn nhất tại khu vực có bệnh nhân”, ông Tuấn cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, hiện nay nhiều quận huyện ở Hà Nội đã thực hiện cách ly F1 tại nhà.
Số F0 tại Hà Nội tăng nhanh trong những ngày vừa qua (Ảnh minh họa).
Ông Tuấn nói: “Bộ Y tế và Hà Nội đã có hướng dẫn cho phép các F1 thuộc 4 nhóm đối tượng bao gồm: người già, người có bệnh nền, tr.ẻ e.m, phụ nữ mang thai đồng thời đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như khu vực cách ly được cách ly tại nhà”.
Một số điều kiện với F1 cách ly tại nhà có thể kể đến như: có phòng riêng để thực hiện cách ly, có nhà vệ sinh riêng, có người chăm sóc, thu gom, xử lý rác thải theo đúng quy định. Các F1 cách ly tại nhà cũng sẽ được thực hiện xét nghiệm Covid-19 định kì. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ xử lý theo quy định.
Thực tế, tại quận Nam Từ Liêm đã có gần 100 F1 đang được cách ly tại nhà tại 10/10 phường. Đây đều là những trường hợp thuộc 4 nhóm ưu tiên theo hướng dẫn; tại quận Hà Đông, 4 nhóm đối tượng đủ điều kiện cũng được cách ly tại nhà. Trước đó, nhiều F1 là người già, người có bệnh nền, tr.ẻ e.m tại Quốc Oai cũng đã được cách ly tại nhà.
Nhiều quận huyện ở Hà Nội đã cho phép 4 đối tượng ưu tiên được cách ly tại nhà (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, thành phố cũng đã vừa đồng ý cho phép 12 khách sạn được tiếp nhận cách ly F1 do người cách ly tự nguyện chi trả phí.
Theo ngành y tế, việc thành phố “mở cửa” để phát triển kinh tế – xã hội sẽ xác định và đối diện với việc xuất hiện nhiều ca bệnh.
Thành phố luôn xác định phải chủ động cao hơn một mức so với thực tiễn, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trước nguy cơ dịch vẫn còn rất cao, có khu vực dịch đã ngấm sâu trong cộng đồng…, Hà Nội đã chuẩn bị mức độ cao nhất các điều kiện phục vụ điều trị, cách ly, tăng cường cho cơ sở y tế về mọi mặt, tiếp tục củng cố, nâng cao về nhân lực, trang thiết bị cho cơ sở y tế hạng một.
11 chùm ca bệnh, ổ dịch phức tạp
Hiện tại, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 11 chùm ca bệnh/ổ dịch phức tạp. Đáng chú ý, ổ dịch tại phường Phú Đô đã gia tăng nhanh chóng số ca bệnh. Từ ngày 9/11 đến nay có tổng cộng 183 ca. Đây là phường duy nhất của Hà Nội nâng cấp độ dịch lên mức 4, tức màu đỏ, nguy cơ rất cao (tính đến ngày 12/11).
Ngoài ra, thành phố cũng phát sinh 2 chuỗi lây mới tại một công trường xây dựng ở quận Hà Đông và chợ Nam Đồng (quận Đống Đa). Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thành phố liên tục phát thông báo khẩn, tìm người từng đến nhiều địa điểm nguy cơ trên địa bàn.
CDC Hà Nội yêu cầu tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 6.043 ca trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 2.271 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 3.772 ca.
Hà Nội cần chuẩn bị gì cho 'bình thường mới'?
Hầu hết hoạt động, dịch vụ thiết yếu đã được cho phép trở lại. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng TP cần có sự chuẩn bị, cẩn trọng nhất định khi hướng đến những thành quả lâu dài hơn.
Đường phố thủ đô bắt đầu nhộn nhịp trở lại sau khi UBND Hà Nội quyết định giảm mức độ giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15. Sự phấn chấn, hồ hởi hiện rõ trên khuôn mặt của người dân tập thể dục mỗi sáng tại các công viên, bờ hồ.
Hàng quán ăn đông đúc trở lại với hàng dài người đứng xếp hàng mua về, trung tâm thương mại cũng mở cửa và mong chờ vào những dấu hiệu hồi phục tích cực trong những tháng cuối năm. Để có được những thành quả này, chính quyền và người dân thủ đô phải đán.h đổi rất nhiều. Hoạt động sản xuất, kinh tế, thu nhập bị đình trệ trong 2 tháng giãn cách.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn nhiều việc phải làm để giữ trạng thái an toàn một cách bền vững.
Biểu đồ dịch bệnh tại Hà Nội cho thấy các biện pháp chống dịch của TP đã đạt hiệu quả. Nguồn: CDC Hà Nội.
Thích ứng nhanh nhưng luôn trong trạng thái sẵn sàng
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc mới trong 7 ngày qua duy trì dưới ngưỡng 6 ca/ngày, TP đã có 4 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng. Nhìn xa hơn về số liệu những ngày cuối tháng 8, cao điểm là 29 và 30/8 có số ca nhiễm cao kỷ lục (133 và 103 ca), có thể thấy dịch bệnh tại Hà Nội đã giảm đều trong một tháng nay.
Trao đổi với Zing , PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nói đây là những tín hiệu tích cực khởi đầu cho giai đoạn phục hồi của TP. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý còn quá sớm để nói TP đạt được trạng thái an toàn.
Để làm rõ quan điểm này, vị chuyên gia dẫn ra một số dữ liệu bất thường trong công tác xét nghiệm sàng lọc tại Hà Nội trong thời gian qua. Thứ nhất, việc xác định, xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng ho, sốt là một biện pháp quan trọng để phát hiện các ca chỉ điểm.
Hàng dài người chờ mua đồ ăn mang về tại một quán bún ở quận Cầu Giấy sau khi Hà Nội nới lỏng. Ảnh: Thạch Thảo.
Tuy nhiên, thời gian gần đây số lượng người khai báo ho, sốt giảm đi đáng kể. Điều này có thể khiến việc truy tìm ca bệnh chỉ điểm trở nên khó khăn hơn. Và nguy hiểm hơn nữa, TP không phát hiện ca bệnh thời gian qua có thể là số liệu ảo khi ca chỉ điểm vẫn còn ngoài cộng đồng.
Thứ hai, dịch bệnh ở địa phương sát Hà Nội như Hà Nam bùng phát mạnh trở lại (phải giãn cách xã hội phần lớn TP Phủ Lý). Nguồn lây tại địa phương này cũng chưa thực sự rõ ràng và ngành y tế cũng chưa xác định rõ có liên quan đến Hà Nội hay không.
"Vài ngày không có ca nhiễm cộng đồng là chiều hướng tốt, nhưng chưa thể đán.h giá được nhiều. Nới lỏng nhưng nhiệm vụ chống dịch vẫn cần được ưu tiên như công tác xét nghiệm, tuân thủ nguyên tắc 5K. Vùng nguy cơ cao vẫn phải giám sát chặt chẽ, vùng xanh, vàng vẫn phải được bảo vệ", ông Phu nói.
TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, cho rằng một trong những trọng tâm chính TP cần lưu ý giai đoạn này là nhóm đối tượng ho, sốt phải được phát hiện và xét nghiệm sớm.
"Zero Covid-19 được khẳng định là không thể, vì vậy phải chấp nhận trong cộng đồng vẫn còn các ca F0. TP cần có biện pháp quyết liệt để nhóm này được xét nghiệm, phát hiện sớm. TP nới lỏng rồi, F0 đi lại tự do thì nguy cơ lớn hơn trước rất nhiều", bà Thu Anh nói.
Bà đề nghị ngành y tế cấp phát miễn phí kit test nhanh cho khu dân cư, tổ dân phố cũng như cửa hàng thuố.c để người dân được tiếp cận miễn phí, tránh tâm lý chủ quan, ngại xét nghiệm của người dân. Bên cạnh đó, TP cần chú ý, rà soát, xét nghiệm nhanh người vào TP từ các địa phương khác. Bởi khi TP dần mở cửa để phục hồi sản xuất, đây có thể là nguồn lây nhiễm tiềm tàng.
Phân cấp mạnh hơn cho địa phương
Nói về giai đoạn sắp tới, ông Trần Đắc Phu cho rằng nhiệm vụ của Hà Nội vẫn nặng nề. Hà Nội vừa tập trung cho phục hồi, phát triển kinh tế những tháng cuối năm, nhưng cũng vừa phải giữ vững thành quả chống dịch suốt 3 tháng nay.
Đối với việc kiểm soát đi lại giữa Hà Nội với địa phương lân cận, ông kiến nghị TP tiếp tục duy trì chốt chặn cũng như quy định, thủ tục cần thiết với người ra vào TP bởi nguồn lây từ địa phương khác vẫn rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, với việc mới có 10% dân số được tiêm mũi 2 vaccine, khả năng bị tổn thương của Hà Nội rất lớn nếu có nguồn lây nhiễm xâm nhập.
Về nguyên tắc TP vẫn áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, nên người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Vì vậy, sự phối hợp của người dân thời điểm này là rất quan trọng. Khi các biện pháp cưỡng chế thay bằng khuyến cáo, người dân cần tự ý thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình cũng như thành quả chống dịch của thủ đô thời gian qua.
Người dân tập thể dung quanh hồ Gươm tại Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Còn theo bác sĩ Thu Anh, Hà Nội cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.
Bà nhấn mạnh từng địa phương phải làm chủ được tình hình dịch bệnh ngay tại khu vực mình quản lý, tức là tự chủ phương án điều phối nhân lực, vật tư, xét nghiệm, điều trị trong trường hợp dịch bùng phát trở lại. TP chịu trách nhiệm quản lý chung và giám sát nhưng cụ thể từng đầu việc phải là trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, TP cần vận động, cố gắng tự chủ để tìm nguồn cung vaccine ngừa Covid-19 cho người dân, sớm đáp ứng mục tiêu đạt 100% dân số từ 18 tuổ.i được tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19. Tỷ lệ được tiêm chủng càng cao, TP sẽ càng tự tin trong các chính sách mở cửa, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
"Khi chưa đủ vaccine để tất cả người dân an toàn thì vẫn cần áp dụng biện pháp khác như giãn cách một phần; tăng năng lực xét nghiệm; tăng năng lực điều trị và chăm sóc bệnh nhân để người bệnh không chuyển nặng, không t.ử von.g", bà Thu Anh phân tích.
Hà Nội bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng từ 6h ngày 21/9. Sau 2 tháng giãn cách xã hội, số ca bệnh tại thủ đô đang có xu hướng giảm dần và thấp nhất từ đầu đợt bùng phát thứ 4. Tính đến ngày 29/9, CDC Hà Nội đã ghi nhận 3.973 trường hợp mắc Covid-19.
UBND Hà Nội cho phép dịch vụ ăn uống (mang về), cắt tóc, gội đầu, kinh doanh, sửa chữa đồ điện tử, xe cộ, văn phòng phẩm được hoạt động trở lại. Bên cạnh thể dục ngoài trời, trung tâm thương mại, cửa hàng mỹ phẩm, quần áo cũng được phép mở cửa trở lại.
0h ngày 29/9 sẽ gỡ phong tỏa ổ dịch có gần 600 F0 Ổ dịch ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) bùng phát từ ngày 23/8, đến nay đã ghi nhận 595 trường hợp mắc Covid-19. Khu vực này sẽ được gỡ phong tỏa vào 0h ngày 29/9. Trao đổi với Zing tối 28/9, Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) Đăng Khánh Hòa cho biết 0h ngày 29/9, ngõ...