F0 liên tục tăng, Hải Phòng thành lập các tổ chăm sóc cộng đồng
Ngày 15-2, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo thí điểm thành lập các tổ chăm sóc cộng đồng hỗ trợ người nhiễm COVID-19 tại 4 quận, huyện có số ca mắc tăng nhanh, và huy động thêm sinh viên ngành y để giảm tải áp lực y tế cho các trạm y tế cơ sở.
Một nhà thuốc trên phố Cát Dài, TP Hải Phòng luôn đông nghẹt người chờ mua thuốc điều trị các triệu chứng mắc COVID-19 – Ảnh: TIẾN THẮNG
Theo UBND TP Hải Phòng, tình hình dịch bệnh COVID-19 sau Tết Nguyên đán trên địa bàn đang có chiều hướng tăng với hơn 42.000 ca COVID-19 đang điều trị (trong đó hơn 95% đang cách ly và điều trị tại nhà).
Lãnh đạo TP cũng xác định người dân có biểu hiện lơ là, chủ quan khi bị dương tính như không khai báo, tự mua thuốc điều trị nên bệnh càng nặng hoặc tử vong mà không có sự kiểm soát. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số địa phương có phần lơi lỏng.
Trước tình trạng này, UBND TP Hải Phòng yêu cầu các sở, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền phải tăng cường tuyên truyền không để người dân chủ quan và cũng không hoang mang, tự mua thuốc điều trị tại nhà làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị khi có diễn tiến nặng.
UBND TP chỉ đạo các trường phải mở cửa để đón học sinh, các cấp học kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến phù hợp với từng học sinh, đồng thời tiếp tục tổ chức bán trú nếu đủ điều kiện. Riêng cấp mầm non tùy theo nhu cầu mà địa phương quyết định hình thức dạy học linh hoạt, phù hợp.
TP không thành lập thêm các trạm y tế lưu động nhưng sẽ tăng cường nhân lực, vật lực cho các trạm hiện có bằng việc huy động thêm sinh viên một số trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành y để bổ sung trong thời gian từ 16-2 đến 16-3.
Ngoài ra, Hải Phòng sẽ thí điểm tổ chăm sóc cộng đồng tại các quận Lê Chân, Hải An, Ngô Quyền và huyện An Dương, mỗi quận huyện từ 5 – 7 tổ để hỗ trợ cho trạm y tế lưu động và những người dương tính. Thời gian thực hiện thí điểm là 10 ngày, sau đó sẽ đánh giá hiệu quả báo cáo lãnh đạo TP.
Video đang HOT
Sở Y tế thực hiện lập kế hoạch luân chuyển, bổ sung lực lượng y tế ở các bệnh viện khác cho các cơ sở điều trị tầng 3 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và Bệnh viện Kiến An khi nhu cầu điều trị tăng. Đối với cơ sở điều trị tầng 2, thực hiện đào tạo bác sĩ chuyên ngành khác điều trị COVID-19.
Thanh tra ngành y tế tổ chức kiểm tra tất cả các quầy thuốc, hiệu thuốc, xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc không đúng quy định.
UBND TP cũng chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động của trạm y tế lưu động trên địa bàn khi hiện nay có nhiều bệnh nhân F0 điều trị tại nhà chưa được tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời hoặc liên hệ với trạm y tế lưu động gặp khó khăn.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hiện có nhiều trường hợp F0 không thể liên hệ được với y tế cơ sở để khai báo và nhận tư vấn điều trị. Điều này dẫn đến tình trạng người dân tự test và tự điều trị tại nhà.
Những ngày này, các hiệu thuốc tại TP Hải Phòng luôn đông nghẹt người đến mua thuốc điều trị triệu chứng do COVID-19 gây ra.
Cả nhà 4 người bị 'nhốt' suốt 7 ngày vì có người thân trở về từ vùng đỏ Hải Phòng
Dù test nhanh cho kết quả âm tính nhưng suốt 7 ngày nay, ông bà nội cùng 2 cháu nhỏ bị "nhốt" tại nhà ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình do có 2 cháu trở về từ vùng đỏ Hải Phòng.
Nhu yếu phẩm phải nhờ hàng xóm hỗ trợ.
Cửa nhà bà S. bị khóa trái suốt 7 ngày nay dù kết quả test COVID-19 của hai cháu nhỏ từ vùng đỏ về đều âm tính - Ảnh: KHÁNH LINH
Từ ngày 9-1 đến nay (16-1), 2 người già và 2 cháu nhỏ phải chịu cảnh "giam lỏng" trong nhà mình vì cửa nhà bị chính quyền thôn khóa, thực phẩm phải nhờ hàng xóm mua giúp rồi dùng dây kéo lên.
Sự việc xảy ra tại thôn Cao Bạt Lụ, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình khiến người dân vô cùng bức xúc.
Thông tin đến Tuổi Trẻ Online ngày 16-1, anh Nguyễn Xuân B. (38 tuổi, trú tại thôn Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) bức xúc cho biết chiều 9-1, do Hải Phòng công bố cấp độ dịch thuộc vùng đỏ, 2 con anh phải chuyển sang học trực tuyến nên gia đình tranh thủ nghỉ làm đưa các con (10 tuổi và 7 tuổi) về gửi ông bà nội tại thôn Cao Bạt Lụ (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) bằng xe cá nhân.
"Sau khi cho các cháu về nhà, mẹ tôi có chủ động đưa các cháu ra trạm y tế xã để khai báo y tế và làm test nhanh COVID-19 đều cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên, cán bộ trạm y tế xã vẫn yêu cầu các con tôi phải cách ly y tế tại trạm. Mẹ tôi xin cho các cháu về cách ly tại nhà thì trưởng thôn khóa trái cửa và cầm chìa khóa. Bố mẹ tôi và 2 cháu nhỏ bị "giam lỏng" trong nhà từ ngày 9-1 đến nay (16-1), dù ông bà và các cháu không tiếp xúc với người bị COVID-19, không phải là F1, mà chỉ từ vùng đỏ về" - anh B. bức xúc kể.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-1, bà Phạm Thị S. (mẹ anh B., 67 tuổi, ở thôn Cao Bạt Lụ, xã Nam Cao) cho biết sau khi con trai đưa 2 cháu nội về nhờ ông bà trông giúp, bà lập tức đưa các cháu đến Trạm y tế xã Nam Cao khai báo y tế theo quy định.
"Sau khi khai báo y tế, cô Thủy - quyền trạm trưởng Trạm y tế xã Nam Cao - test nhanh COVID-19 cho các cháu, kết quả âm tính. Cô Thủy bảo theo quy định các cháu phải cách ly y tế tại trạm xá. Tôi trình bày các cháu còn nhỏ, nhà tôi rộng rãi với 5 phòng riêng nên xin cho các cháu về cách ly tại nhà thì cô Thủy bảo cách ly tại nhà thì phải khóa trái cửa ở trong nhà 7 ngày, chìa khóa thôn trưởng cầm" - bà S. cho hay
Điều khiến gia đình bà S. bức xúc bởi từ sau khi khóa trái cửa thì thôn, xã không một lời hỏi han xem có thiếu thốn gì không.
"Nếu không có hàng xóm, chắc cả gia đình tôi đã chết vì không được tiếp tế thực phẩm, lãnh đạo thôn và xã không một lời hỏi thăm tình hình" - bà S. bức xúc.
Bà S. cho biết thêm đến sáng 16-1, ông Thao - trưởng thôn - mới đến mở khóa cửa và đưa chìa khóa nhưng giao hẹn đến chiều mới được mở cửa.
Theo quan sát của PV Tuổi Trẻ Online, nhà bà S. ở mặt đường liên thôn có 2 cửa ra vào bị khóa bằng ổ khóa to. Trên tường dán tấm giấy màu xanh ghi nội dung: "Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã Nam Cao. Thông báo: Gia đình có người cách ly, theo dõi y tế tại nhà từ ngày 9-1 đến ngày 16-1-2022".
Gia đình bà S. bức xúc vì bị giam suốt 7 ngày nhưng không một cán bộ thôn, xã đến thăm hỏi tình hình - Ảnh: KHÁNH LINH
Ông Nguyễn Thành Khoa - chủ tịch UBND xã Nam Cao - cho biết xã đã họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các thôn. Tại cuộc họp, các trưởng thôn nêu ý kiến nhiều người về từ vùng dịch không chấp hành cách ly tại nhà theo quy định mà vẫn đi lung tung.
"Xã không chỉ đạo hay quy định, mà các trưởng thôn tùy trường hợp linh động xử lý để tránh lây lan dịch bệnh..." - ông Khoa cho hay.
Khi được hỏi địa phương đã có bao nhiêu gia đình bị khóa trái cửa cách ly y tế như gia đình bà S., ông Khoa cho biết đây là gia đình đầu tiên. "Tất cả vì cộng đồng nhằm tránh lây lan dịch bệnh, không hiểu sao gia đình này lại bức xúc thế" - ông Khoa nói.
Chiều 16-1, ông Nguyễn Văn Dực - chủ tịch UBND huyện Kiến Xương - bày tỏ sự bất ngờ khi tiếp nhận thông tin từ Tuổi Trẻ Online. "Huyện không nhận được báo cáo từ địa phương. Tôi sẽ cho kiểm tra ngay...", ông Dực trao đổi.
Hải Phòng nói 'có nhầm lẫn' khi Bộ Y tế công bố hơn 1.800 ca COVID-19 của TP trong 1 ngày Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng cho rằng có sự nhầm lẫn trong việc tổng hợp và cập nhật số ca mắc mới từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) để gửi về Bộ Y tế trong ngày 2-1. Hải Phòng khẳng định trong ngày 2-1 chỉ ghi nhận 548 ca COVID-19 chứ không phải hơn 1.800 ca như thông báo cập...