F-105 Mỹ bị MiG-17 của Việt Nam hạ gục thế nào?
Cường kích F-105 hiện đại của Mỹ đã bị máy bay cổ lỗ MiG-17 hạ gục ngay trên bầu trời Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam.
Cường kích F-105 hiện đại của Mỹ đã bị máy bay cổ lỗ MiG-17 hạ gục ngay trên bầu trời Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam.
*Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn: Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965-1975, NXB Quân đội nhân dân
Sau trận đánh thắng đêm ngày 3/4/1965, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân nhận định, Không quân Mỹ sẽ không từ bỏ nhiệm vụ đánh phá cầu Hàm Rồng nhằm làm gián đoạn giao thông. Để duy trì yếu tố bất ngờ, Bộ Tư lệnh đề ra chiến thuật sử dụng biên đội nghi binh bay ở độ cao 8.500 mét để thu hút tiêm kích Mỹ, biên đội tấn công sẽ bay ở độ cao thấp rồi bất ngờ lấy độ cao để giành ưu thế chiến thuật.
Sáng sớm ngày 4/4/1965, đội hình tấn công của Không quân Mỹ gồm 48 chiếc F-105D, 10 chiếc F-100D làm nhiệm vụ hộ tống, ngoài ra còn có 30 chiếc F-4B của Hải quân làm nhiệm vụ hỗ trợ khi cần thiết.
Cuộc chạm trán không cân sức giữa MiG-17 và F-105
Xét về tính năng, F-105 hiện đại hơn rất nhiều so với MiG-17 song nó là loại máy bay tổn thất nhiều nhất tại chiến trường Việt Nam.
MiG-17 là một máy bay chiếm ưu thế trên không do Phòng thiết kế Mikyoan phát triển cho Không quân Liên Xô vào năm 1950. MiG-17 có thiết kế cánh xuôi tương tự MiG-15. Giải pháp thiết kế này cho phép máy bay đạt lực nâng trên cánh lớn giúp nó cơ động hơn.
Nó sử dụng động cơ phản lực KV-1, nhược điểm của MiG-17 cũng như các hậu duệ của nó là MiG-19 và MiG-21 là cửa hút không khí cho động cơ nằm ngay mũi máy bay. Điều này khiến máy bay thiếu radar tầm xa ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chiến đấu.
Một hạn chế khác là MiG-17 chỉ được trang bị pháo với 1 khẩu 37 mm và 2 khẩu 23 mm hoặc rocket không điều khiển hay bom rơi tự do. Biến thể đời đầu của MiG-17 thiếu bộ ngắm bằng radar cho pháo, các biến thể nâng cấp về sau mới được bổ sung thêm bộ phận này. MiG-17 chỉ có tốc độ cận âm, tốc độ tối đa khoảng 1.145 km/giờ.
Trong khi đó F-105 Thunderchief là một máy bay chiến đấu-ném bom tốc độ siêu âm. Nó thực hiện chiến chuyến bay đầu tiên vào năm 1955, đi vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1958. F-105 sử dụng động cơ phản lực J57-P-25, cửa hút không khí bố trí hai bên gốc cánh. Phần mũi của nó lắp radar AN/APG-31.
Video đang HOT
F-105 có thể đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.208 km/h). Người ta trang bị cho nó đậm đặc các thiết bị điện tử cho phép thực hiện nhiệm vụ trong môi trường đe dọa cao. Một biến thể Wild Weasel chuyên dùng cho áp chế phòng không đối phương SEAD cũng được Mỹ cho ra đời sau các cuộc chạm trán với phòng không Bắc Việt. Về vũ khí, F-105 có thể mang bom, tên lửa với tổng tải trọng 6,4 tấn. Ngoài ra, nó còn có một pháo 20 mm cùng 1.028 viên đạn.
Bắt thóp điểm yếu của F-105
Một chiếc F-105 bốc cháy trên bầu trời Việt Nam.
Xét về tính năng, F-105 vượt trội hơn rất nhiều so với MiG-17 cổ lỗ, nhưng không vì thế mà nó là máy bay bất khả chiến bại trên bầu trời. Sau thời gian nghiên cứu đặc tính hoạt động của F-105 tại chiến trường Việt Nam cho thấy. F-105 thường bay vào đánh phá miền Bắc với 8 quả bom Mk117 250 kg cùng 2 thùng dầu phụ có dung tích 1.700 hoặc 1.500 lít.
Với tải trọng vũ khí và nhiên liệu lớn như vậy nên F-105 mất đi khả năng cơ động. Một hạn chế khác về mặt chiến thuật là những rất nhiều chiếc F-105 nhận nhiệm vụ ném bom vào cùng một mục tiêu nên chúng phải thường bay vòng chờ tới lượt ném bom.
Khi vào đội hình vòng chờ ném bom (Orbit), những chiếc F-105 đều bay ở tốc độ 600-650 km/h, đây là tốc độ rất bất lợi khi chuyển sang không chiến. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để những chiếc MiG-17 nhanh nhẹn công kích đội hình F-105.
10h20 phút sáng 4/4/1965, Trung đoàn không quân 921 giao cho biên đội gồm phi công Lê Trọng Long, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương cất cánh làm nhiêm vụ nghi binh thu hút tiêm kích Mỹ ở độ cao 8.000 mét. Biên đội tấn công gồm số 1 Trần Hanh, số 2 Phạm Giấy, số 3 Lê Minh Huân và số 4 Trần Nguyên Năm cất cánh sau đó khoảng 2 phút.
Ngày 4/4/1965 những chiếc MiG-17 lạc hậu đã lập chiến công bắn rơi 2 chiếc F-105 đầu tiên trên bầu trời Bắc Việt Nam.
10h30 phút, số 1 Trần Hanh phát hiện tốp 4 chiếc F-105D đang kéo lên cao sau khi cắt bom nên hoàn toàn rơi vào thế bất lợi. Biên đội MiG-17 của Trần Hanh khéo léo chen vào giữa tốp F-105D và F-100D để chiếm vị trí công kích. Chiếc MiG-17 của phi công Hanh bám theo một chiếc F-105D (mật danh Zin 01), đến cự ly 400 mét, phi công Hanh bắn 3 loạt đạn, chiếc F-105D bốc cháy và rơi cách Thanh Hóa 30 km.
Đây là chiếc F-105 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt Nam. Cùng lúc đó, số 3 Lê Minh Huân tiếp cận vị trí thuận lợi và bắn cháy chiếc F-105D (Zin 02). Sau khi hạ 2 chiếc F-105D, biên đội MiG-17 được lệnh nhanh chóng thoát ly khỏi khu vực chiến đấu.
Nhận thấy những chiếc MiG-17 công kích biên đội F-105, biên đội F-100D vội vả quay lại hộ tống nhưng tốp MiG-17 đã nhanh chóng cơ động thoát khỏi khu vực. Trận không chiến ngày 4/4/1965 cho thấy rằng, với chiến thuật hợp lý cùng sự khéo léo của phi công, những chiếc MiG-17 lạc hậu vẫn hoàn toàn có thể bắn hạ những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ thời đó.
Không chỉ F-105 mà sau này các phi công MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam còn lập công bắn hạ cả loại siêu tiêm kích mạnh nhất Mỹ lúc bấy giờ – F-4 Phantom II.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Nghệ sĩ Việt và những câu chuyện buồn tuổi xế chiều
Sau những vinh quang một thời, nhiều người trong số họ đang phải sống trong cảnh nợ nần, cô độc hay bệnh tật mà không có chỗ dựa.
Nghệ sĩ Trần Hạnh: "Đời tôi còn khổ hơn phim"
Người nghệ sĩ chuyên đóng những vai nông dân nghèo khó trên màn ảnh đất Bắc đã thốt lên như thế về cuộc đời mình. Sau khi vợ mất vì tai biến, ông đang sống với người con út bị ngớ ngẩn bởi di chứng của tai nạn giao thông trong một ngôi nhà cũ kỹ và tồi tàn ở gần ga Trần Quý Cáp (Hà Nội).
Ở tuổi 85, nghệ sĩ Trần Hạnh phải chợ búa, cơm nước, rau cháo, giặt giũ hàng ngày và chăm sóc con trai. Ngôi nhà chật chội, dột nát và các vật dụng đều ọp ẹp nhưng ông không có tiền tu sửa. Nói về chi phí trang trải cuộc sống, ông chia sẻ: "Một tháng lương hưu của tôi cũng chỉ được 2 - 3 triệu, vừa phải chi tiêu cơm ăn hàng ngày, vừa phải lo các khoản lặt vặt khác... Thi thoảng con gái hay con dâu cũng cho một ít nhưng tôi không lấy. Các con còn gia đình, còn nhiều việc phải lo. Kể hơi khó khăn một tí cũng không sao, bố con tôi có thì ăn thịt, không có thì ăn rau".
Tuy nghèo khó, nghệ sĩ Trần Hạnh đầy lạc quan và vô cùng tự trọng. Ông khẳng định: "Buồn chẳng mang lại gì cả, mà chỉ khổ thêm. Mỗi người đều có một lần sống, nên phải trân trọng và yêu quý nó". Ngay cả khi những người con khác của mình cho tiền, ông cũng không nhận sự giúp đỡ: "Mình không cho chúng nó thì thôi, lấy làm gì...". Trong một bài báo, ông chia sẻ: "Đừng thương hại chúng tôi kiểu như vậy, chúng tôi chỉ là những nghệ sĩ già bình thường như bao người khác và vẫn vui vẻ cống hiến cho nghệ thuật, mọi người hãy nhìn vào nghệ thuật chứ đừng quá quan tâm đến cuộc sống của chúng tôi". Nghệ sĩ Hoàng Lan khốn khó bởi bệnh tật
Hoàng Lan đã có một thời quen mặt với khán giả truyền hình với các vai diễn trong những bộ phim truyền hình nổi tiếng như Sóng gió cuộc đời, Cổng mặt trời... Từng có chồng con và cuộc sống giàu có, ít ai ngờ ở thời điểm hiện tại, cô lại phải sống trong sự cô đơn và hàng ngày chống chọi với bệnh tật.
Năm 2011, những điều không may bắt đầu bủa vây cuộc đời nghệ sĩ khi bị xe đâm, gây chấn thương đầu gối trái. Giữa năm 2011, những vuông tôm chị đầu tư gặp bão và mất trắng, quán bún bò Huế phải đóng cửa. Cô phải trả lại nhà cho chủ cũ. Tiền bạc lũ lượt ra đi, đẩy Hoàng Lan vào hoàn cảnh nghèo túng.
Nhưng không chỉ nghèo, Hoàng Lan còn phải đối mặt với vô số bệnh tật như đau khớp, thoát vị đĩa đệm, giãn tĩnh mạch, tăng nhãn áp cấp, viêm màng bồ đào, cườm mắt... cùng lúc ập đến. Cô vừa phải chịu đựng căn bệnh cột sống hành hạ hàng đêm, vừa phải sống trong sợ hãi trước nguy cơ mù lòa nếu không kịp phẫu thuật. Những đau đớn của nghệ sĩ Hoàng Lan chắc sẽ chẳng ai hay nếu bà không được những người đồng nghiệp đến thăm và giúp đỡ. Muốn giữ tự trọng với nghề nên nữ diễn viên một thời đã chấp nhận cảnh sống khó khăn, bệnh tật suốt một thời gian dài. Hiện tại, với sự giúp đỡ tích cực của những nghệ sĩ đàn em như Đàm Vĩnh Hưng, Đại Nghĩa và đông đảo khán giả, cô có nhiều hi vọng chữa khỏi bệnh, chấm dứt những cơn đau hành hạ tuổi xế chiều. Nghệ sĩ Minh Vượng - Nỗi cô đơn ở tuổi 60
Dù đã gần bước tới tuổi 60 nhưng nghệ sĩ hài nổi tiếng một thời vẫn sống cô đơn, một mình. Minh Vượng chưa từng trải qua cuộc sống hôn nhân, và cũng xác định điều đó cho mình từ năm 30 tuổi: "Tôi bị hai căn bệnh quái ác là bệnh tim và bệnh khớp. Dù người ta có yêu thương mình, tôi cũng không thể đến với họ trọn vẹn được". Cô xác định: "Chuyện kết hôn với một người đàn ông nào đó xin hẹn kiếp sau, kiếp này, Minh Vượng kết hôn với sân khấu rồi".
Tuy cố giữ thái độ sống lạc quan, nghệ sĩ Minh Vượng cũng có những lúc chạnh lòng: "Tôi rất ít đi đám cưới. Đến những chỗ đó tôi thấy mình vô duyên bởi ai cũng có đôi có lứa, riêng mình có một mình. Đó có lẽ là vai diễn khó nhất trong cuộc đời tôi". Nghệ sĩ cũng nói thêm: "Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong mình được làm đàn bà để những gì mình chưa có trong kiếp này, kiếp sau tôi sẽ nhận được."
Nghệ sĩ Chánh Tín và những cuộc làm ăn thua lỗ
Câu chuyện về nợ nần của tài tử hào hoa bậc nhất làng điện ảnh Việt một thời đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian hiện nay.
Theo lời Chánh Tín, ông rơi vào hoàn cảnh khó khăn kể từ khi hùn vốn làm phim Dòng máu anh hùng. Do mất bản quyền tại nước ngoài, bộ phim bị thua lỗ khiến ông rơi vào nợ nần trầm trọng. Bản thân ông phải đem ngôi nhà duy nhất thế chấp ngân hàng. Việc phá sản dự án rau sạch ở Lâm Đồng, số lãi mẹ đẻ lãi con khiến đến năm 2009, số nợ của ông lên tới hơn 10 tỷ đồng.
Sau 5 năm cầm cự, hiện tại, "người tình trong mộng" của nhiều thiếu nữ những năm 80 từ một người giàu có, đang trở thành một trong những con nợ lớn và bị ngân hàng kiện ra tòa để bàn giao tài sản thế chấp.
Không chỉ có Chánh Tín, Minh Vượng, Hoàng Lan, Trần Hạnh, nhiều nghệ sĩ khác trong làng nghệ thuật Việt Nam cũng đã và đang phải chịu đựng những ngày tháng cuối đời đầy khó khăn. Sau những vinh quang một thời trước ống kính, họ phải đối mặt với nhiều biến cố đau đớn trong cuộc đời với những hỉ nộ ái ố như bao nhiêu con người bình thường khác. Con đường đi của mỗi người khác nhau, cách họ đối diện với khó khăn, vấp ngã cũng hoàn toàn khác biệt. Song, chắc chắn, những gì họ cống hiến vẫn luôn được công chúng ghi nhớ và ngưỡng mộ.
Theo Zing
"Cái vốn" của nghệ sỹ chân chính là lòng ái mộ Với nhiều nghệ sỹ, tình yêu và sự hâm mộ của khán giả chính là tài sản lớn nhất. Nhà lầu, xe hơi... chỉ là những thứ phù du. Trong những ngày vừa qua, thông tin nghệ sỹ kêu gọi giúp đỡ vì sắp bị mất nhà khiến dư luận xôn xao. Đa phần tỏ ra đồng cảm trước cảnh ngộ của một...