Eximbank: Tới năm 2020 sẽ mua lại toàn bộ nợ bán cho VAMC
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (mã EIB) sẽ trình lên Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 26/4 tới kế hoạch lợi nhuận trước thuế trích bổ sung dự phòng trái phiếu VAMC là 2.000 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 1.077 tỷ đồng, tăng 30%.
Theo ban lãnh đạo Eximbank, năm 2018 là một năm EIB phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển, một số chỉ tiêu kế hoạch EIB chưa hoàn thành như tổng tài sản, huy động vốn, tổng dư nợ cấp tín dụng. Kết quả kinh doanh lợi nhuận trước thuế thực tế đạt 1.731 tỷ đồng tuy nhiên ngân hàng đã trích lập dự phòng trái phiếu VAMC và rủi ro tài chính hơn 900 tỷ, do đó lợi nhuận còn lại là 827 tỷ đồng.
Về tiến độ khắc phục các kết luận thanh tra, EIB đã chuyển hồ sơ Eximland cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, tiếp tục thu hồi thù lao Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát chi thừa qua các năm 2013 – 2015 (hiện đã thu hồi được 20 tỷ trên tổng số 80,7 tỷ phải thu hồi).
Đối với tiến độ triển khai dự án số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Eximbank đã rà soát lại dự án và đang thực hiện các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng, tối ưu hóa việc đầu tư và sử dụng tài sản của ngân hàng.
Video đang HOT
Ngân hàng cho biết, EIB vẫn chưa thể hoàn tất việc chỉnh sửa các kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước do có một số khuyến nghị cần có sự phối hợp từ các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát các nhiệm kỳ trước, vì các nguyên nhân khác nhau mà EIB chưa nhận được sự phối hợp đầy đủ từ các cá nhân có liên quan, một số kiến nghị phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thông qua trước khi thực hiện, một số kiến nghị phải chờ kết luận của cơ quan chức năng.
Dựa trên tình hình thực tại, Hội đồng quản trị đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 và sẽ trình lên của Đại hội đồng cổ đông với mục tiêu tổng tài sản tăng 18,6%, đtạ 181.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng 21% đạt 143.500 tỷ, dư nợ cấp tín dụng 115.570 tỷ, tăng 11%.
EIB cho biết kế hoạch tăng trưởng tín dụng 11% theo hạn mức tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Nếu điều kiện kinh doanh thuận lợi, ngân hàng sẽ xin phép Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng mục tiêu dưới 2%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế trích bổ sung dự phòng trái phiếu VAMC là 2.000 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 1.077 tỷ đồng, tăng 30%.
Về kế hoạch thù lao, kế hoạch năm 2019 tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị là 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất nhưng không thấp hơn 15 tỷ và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị là 7,5 tỷ, bằng năm 2018. Quỹ thù lao của Ban kiểm soát đề xuất là 8 tỷ đồng, bằng với năm 2018 nhưng chi phí hoạt động sẽ cắt giảm từ 650 triệu trình năm 2018 xuống còn 550 triệu đồng.
Hoàng Nguyên
Theo vneconomy.vn
Gánh nặng từ chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng
40% lợi nhuận thuần của các ngân hàng thương mại dùng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong Quý IV/2018, tương đương khoảng 62.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là mức bình quân bởi thực tế, ở một số ngân hàng còn lớn hơn nhiều. Chi phí cho khoản dự phòng của Ngân hàng BIDV còn chiếm tới 2/3 lợi nhuận thuần trong khi, Eximbank cũng tăng quy mô dự phòng lên gấp 4 lần. Nguyên nhân được chỉ ra là vì các ngân hàng phải tăng cường xử lý nợ xấu.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm nhẹ về mức 1,89% từ mức 1,99% của cuối năm 2017 nhưng số dư nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng. Thậm chí, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao, lên tới 6,5%.,
Trong năm nay, các ngân hàng sẽ còn phải tiếp tục tăng dự phòng, nhất là khi các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC trước đây đến thời hạn tất toán, các nhà băng phải nhận lại nợ xấu, vì thế, lợi nhuận sẽ tiếp tục sụt giảm. Lợi nhuận thấp không những khiến các nhà băng không có nguồn tích lũy để tăng vốn mà việc tìm kiếm các cổ đông mới cũng khó khăn hơn trong khi lộ trình áp dụng chuẩn Basel 2 đã đến gần.
Việc chủ động ưu tiên trích lập dự phòng có thể xem như "của để dành" của các ngân hàng thương mại. Điều đó có thể hiểu nếu các ngân hàng cất 1 đồng để dự phòng nợ xấu, khi khoản đó được thu hồi, toàn bộ tiền dự phòng kia sẽ được ghi nhận ngược trở lại làm lợi nhuận. Do đó, việc này hứa hẹn những khoản lợi nhuận đột biến trong tương lai của các ngân hàng nếu họ rốt ráo với việc kiểm soát thu hồi nợ xấu. Đó như một cách hi sinh lợi ích trước mắt để hướng tới phát triển bền vững hơn trong tương lai.
KHÁNH VÂN (tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
Lấp kẽ hở tín dụng ngân hàng trong cho vay đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Trong Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến, có một nội dung đáng quan tâm liên quan tới việc giới hạn, hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, cụ thể là đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa Theo đó, nhằm...