Eximbank mua lại toàn bộ nợ xấu từ VAMC
Với việc mua lại toàn bộ 8.025 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC, Eximbank đã xóa sạch nợ xấu gửi tại Công ty Quản lý Tài sản VAMC…
Trong những năm gần đây, Eximbank đã nỗ lực xử lý nợ xấu, đặc biệt chú trọng xử lý các khoản nợ xấu bán cho VAMC.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo hoàn tất việc thanh toán trái phiếu đặc biệt VAMC mệnh giá 8.025 tỷ đồng và xóa sạch nợ xấu gửi tại Công ty Quản lý Tài sản VAMC.
Trong những năm gần đây, Eximbank đã nỗ lực xử lý nợ xấu, đặc biệt chú trọng xử lý các khoản nợ xấu bán cho VAMC. Ngân hàng đã thực hiện đồng bộ các biện pháp để thu hồi nợ, tăng cường công tác xử lý tài sản của khách hàng có khoản nợ xấu. Từ đó, tạo ra nguồn lực cần thiết để Eximbank tất toán trước hạn toàn bộ khoản nợ đã bán cho VAMC.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian nắm giữ trái phiếu đặc biệt và thực hiện theo ủy quyền của VAMC, Eximbank đã xử lý thu hồi được nợ (gốc và lãi) bán VAMC số tiền 4.940 tỷ đồng; dự phòng trái phiếu VAMC đã trích lập 4.270 tỷ đồng.
Việc chủ động tất toán trước hạn trái phiếu đặc biệt VAMC là nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong kế hoạch đề ra năm 2021.
Tuy nhiên, việc mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC đã ảnh hưởng đến một phần kết quả hoạt động kinh doanh Quý 1/2021 của Eximbank, làm lợi nhuận trước thuế Quý I của Ngân hàng chỉ đạt 210 tỷ đồng, chỉ bằng 46% so với cùng kỳ năm 2020.
Lợi nhuận trước thuế, trước trích lập dự phòng để tất toán hết trái phiếu VAMC của Ngân hàng đạt 538 tỷ, tăng hơn 17% so với cùng kỳ. Kết quả này còn có thể tốt hơn nếu không có tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và một số kế hoạch thu từ hoạt động xử lý nợ của Ngân hàng đạt được như dự kiến.
Tuy vậy, các chỉ tiêu khác trong quý I của Eximbank đều đạt và vượt so với cùng kỳ. Cụ thể, huy động vốn tăng 1,61% lên mức 136.300 tỷ; dư nợ tăng thêm 3,03% lên mức 105.000 tỷ, đánh dấu việc đảo ngược xu thế giảm mà ngân hàng đã phải trải qua khi cơ cấu lại danh mục khách hàng chất lượng hơn trong năm 2020.
Thu nhập ngoài lãi tiếp tục có các mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ; dặc biệt, thu từ hoạt động dich vụ đạt 158 tỷ, tăng 52% so với cùng kỳ và thu nhập từ kinh doanh ngoại hối đạt 95 tỷ, tăng 78% so với cùng kỳ.
Trước đó, Eximbank cũng được Standard & Poors Global Ratings – một trong 03 hãng đánh giá đánh giá tín nhiệm quốc tế hàng đầu (gồm S&P, Moodys và Fitch) – xác nhận mức tín nhiệm đối tác dài hạn của Eximbank là B với triển vọng “ổn định”.
Việc gán mức tín nhiệm đối tác dài hạn B và triển vọng “Ổn định” là sự ghi nhận của S&P Global đối với các nỗ lực tái cấu trúc của Eximbank, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chọn lọc, đồng thời nỗ lực giảm dần các khoản nợ xấu tồn đọng, nâng cao chất lượng tài sản và duy trì khả năng vốn hóa cao, thanh khoản tốt, đồng thời phản ánh vị thế của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng tư nhân tầm trung ở Việt Nam.
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 lần đầu khép phiên trên mốc 4.000 điểm
Trong phiên giao dịch đầu tháng Tư, chỉ số tổng hợp S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đã lần đầu tiên khép phiên trên mốc 4.000 điểm, nhờ lực đẩy đến từ các cổ phiếu Microsoft, Amazon và Alphabet, cũng như sự lạc quan về nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi.
Một phiên giao dịch tại sàn chứng khoán New York, Mỹ.
Phiên này, cổ phiếu của Microsoft, Amazon, Alphabet và Nvidia đều tăng từ 2% trở lên, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google với mức tăng 3,3% và khép phiên ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Số liệu cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã bất ngờ tăng lên trong tuần trước. Tuy nhiên, số liệu khác lại cho thấy một chỉ số về hoạt động chế tạo đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 37 năm trong tháng Ba vừa qua, trong đó hoạt động tuyển dụng ở các nhà máy cũng ở mức cao nhất kể từ tháng 2/2018.
Với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế như vậy, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,52% lên 33.153,21 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 ghi thêm 1,18% lên 4.019,87 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,76% và khép phiên ở mức 13.480,11 điểm.
Như vậy tính đến thời điểm này, chỉ số S&P 500 đã tăng khoảng 7% trong năm 2021 và tăng 80% so với các mức thấp ghi nhận hồi tháng 3/2020.
King Lip, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư của công ty quản lý tài sản Baker Avenue Asset Management ở San Francisco cho rằng thị trường chứng khoán đang được hỗ trợ với gói kích thích khổng lồ của chính phủ, với cam kết không sớm nâng lãi suất của Fed và với xu hướng tái mở của của nền kinh tế khi ngày càng nhiều người được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ trong ngày 2/4. Và tính chung trong cả tuần giao dịch vừa qua, chỉ số S&P 500 đã tăng 1,1%, chỉ số Dow Jones tăng 0,25% và chỉ số Nasdaq ghi thêm 2,6%.
Chuyên gia dự báo cổ phiếu Tesla sẽ đạt ngưỡng 3.000 USD vào năm 2025 Giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản Ark Invest (Mỹ), Cathie Wood, dự báo cổ phiếu của hãng ô tô điện Tesla sẽ đạt mốc 3.000 USD/cổ phiếu vào năm 2025. Một mẫu ô tô điện của Tesla. Ảnh: AFP/TTXVN Theo một nghiên cứu mới đưa ra, Ark Invest cho hay trong trường hợp khả quan nhất thì giá trị...