Eximbank kiên trì triệu tập họp đại hội đồng cổ đông
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( Eximbank – mã chứng khoán EIB) vừa công bố thông tin về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 lần 3.
Nợ xấu tại Eximbank đang tăng nhanh.
Cụ thể, ngân hàng dự kiến họp vào sáng ngày 15/12/2020 tại Trung tâm hội nghị quốc tế số 11 Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Được biết, vài năm trở lại đây, ngân hàng này luôn trong tình trạng bất ổn nhân sự. Ngay trong tháng 6 vừa qua, ông Cao Xuân Ninh đã phải từ chức chủ tịch ngay trước thềm đại hội đồng cổ đông.
Sau đó, hai lần đại hội đồng cổ đông liên tiếp vào tháng 6 và tháng 7 đều không thể diễn ra do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Không những thế, đến lần thứ ba vào tháng 8 thì bị hoãn do dịch Covid-19.
Cùng lý do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự, đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 Eximbank cũng kéo dài đến năm nay mà chưa thể tổ chức thành công.
Mặc dù phải sống chung với bất ổn nhưng mục tiêu kinh doanh mà ban điều hành của ngân hàng này đưa ra cho năm nay là khá cao. Trong đó, lợi nhuận trước thuế 1.318 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019; mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Eximbank đang ưu tiên mục tiêu lợi nhuận hơn khi đạt 1.103 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, nếu chiếu theo mục tiêu trình cổ đông, ngân hàng đã hoàn thành 84% chặng đường.
Tuy nhiên, nợ xấu đang có dấu hiệu tăng nhanh. Cụ thể, nợ xấu nội bảng của Eximbank đã tăng 29% trong 9 tháng qua, trong đó riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đã tăng gấp đôi. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng mạnh từ 1,71% lên 2,46%.
Ngoài ra, nếu tính cả giá trị trái phiếu chưa dự phòng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank đã tăng từ 3,63% lên 4,22% sau 9 tháng.
Video đang HOT
Diễn biến thị giá EIB từ đầu năm đến nay.
Trên thị trường chứng khoán, mã EIB đang trong xu hướng đi ngang. Chốt phiên giao dịch ngày 17/11, thị giá dừng ở mức 17.300 đồng/cổ phiếu, vốn hoá thị trường khoảng 21.269 tỷ đồng.
Tỷ lệ vốn rẻ CASA giảm tại nhiều nhà băng
Điều này một phần được lý giải bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng hướng dịch chuyển của dòng tiền nhàn rỗi.
Ảnh minh họa.
Với các ngân hàng, việc thu hút được tỷ lệ cao tiền gửi không kỳ hạn đóng vai trò quan trọng, vì nó tạo ra một nguồn vốn giá rẻ.
Thông thường, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, chỉ ở quanh mức 0,2%/năm.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn, cùng tiền gửi ký quỹ trên tổng tiền gửi khách hàng (CASA) càng cao sẽ tạo tiền đề giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), có thêm điều kiện cạnh tranh lãi suất cho vay trên thị trường.
Mặt khác, CASA càng cao càng phản ánh nền tảng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, vì nhiều sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng khác gắn với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
Dù vậy, những biến động vĩ mô trong 9 tháng đầu năm đã ảnh hưởng khá lớn đến khoản mục này trên BCTC của các nhà băng.
Khảo sát của BizLIVE tại 23 ngân hàng đã công bố BCTC quý 3/2020 cho thấy, dù tiền gửi khách hàng vẫn có sự tăng trưởng nhưng tiền gửi không kỳ hạn tại một số ngân hàng đã có sự sụt giảm.
Saigonbank là một ví dụ. Mặc dù tiền gửi khách hàng vẫn tăng trưởng tới 13,25% trong 9 tháng đầu năm nhưng lượng tiền gửi không kỳ hạn lại sụt giảm mạnh tới 36,1%, xuống còn vỏn vẹn hơn 1,1 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ CASA của Saigonbank theo đó giảm mạnh từ 11,2% hồi đầu năm xuống chỉ còn 6,3% vào cuối tháng 9/2020, nằm trong nhóm những nhà băng có CASA giảm mạnh nhất và ở mức thấp nhất trong nhóm khảo sát.
Tương tự, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại SeABank đã giảm tới 32,6% trong 9 tháng qua, khiến CASA giảm xuống chỉ còn 6,6%, so với mức 10,4% hồi đầu năm.
Một số thành viên khác cũng ghi nhận lượng tiền gửi này giảm mạnh bao gồm Kienlongbank (-16%), Eximbank (-14,7%), NCB (-13,9%)...
Lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm khiến CASA của nhà băng đi xuống. Khảo sát cho thấy có tới 13/23 thành viên ghi nhận CASA sụt giảm trong 9 tháng qua.
Trong đó, SaigonBank và SeABank là hai ngân hàng ghi nhận CASA sụt giảm mạnh trong kỳ qua với mức giảm lần lượt 4,9 điểm % và 3,9 điểm %.
Tại LienVietPostBank, CASA cũng giảm 2,1 điểm %, xuống còn 12,4%; NCB giảm 1,8 điểm %, xuống còn 6,5%.
Ngoài lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm, tỷ lệ CASA tại một số thành viên đi xuống còn do tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên và lấn át hơn trong tổng quy mô chung. Điều này củng cố tính bền vững cơ cấu nguồn nhưng lại đi ngược về chi phí huy động vốn.
Ngay cả thành viên vốn có thế mạnh về CASA là MBB cũng ghi nhận tỷ lệ này đi xuống với việc đạt 36,1%, giảm nhẹ so với mức 36,7% hồi đầu năm. Tỷ lệ CASA tại Vietcombank ghi nhận 29,5%, cao thứ ba trong nhóm khảo sát.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Techcombank vẫn tiếp tục gia tăng được tỷ lệ CASA, giữa vị trí "vô địch" với 38,6% tính đến 30/9/2020 theo tiền gửi không kỳ hạn và ký quỹ trên tổng tiền gửi, tăng 4,1 điểm % so với đầu năm.
Đáng chú ý, tại MSB, trong khi tiền gửi khách hàng có xu hướng giảm nhẹ 1% so với đầu năm thì lượng tiền gửi không kỳ hạn lại tăng mạnh tới 23,3%, kéo tỷ lệ CASA lên tới 23,3%, cải thiện mạnh so với mức 20,3% hồi đầu năm.
VPBank và NamABank cũng là hai thành viên có tỷ lệ CASA tăng khá tốt trong kỳ qua với mức tăng lần lượt 2,4 điểm % và 2,1 điểm %.
Như trên, ngân hàng nào có tỷ lệ CASA cao sẽ giành được lợi thế.
Trước đây, lợi thế huy động tiền gửi không kỳ hạn thuộc về các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, do có được nguồn tiền gửi dồi dào từ các tập đoàn, tổng công ty lớn, đặc biệt là có nguồn tiền gửi thanh toán lớn của Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, kể từ tháng 11/2019, nguồn tiền ngân sách này đã được kết chuyển về Ngân hàng Nhà nước theo quy định mới khiến các "ông lớn" hụt đi một lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn.
Trong khi đó, trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc huy động tiền gửi không kỳ hạn để giải tỏa áp lực phải giữ lãi suất cạnh tranh so với các nhà băng khác và dần chiếm lĩnh vị trí đầu bảng về tỷ lệ CASA.
Để làm được điều này, các nhà băng tập trung chuyển dịch sang cho vay bán lẻ, liên tục đưa ra các chính sách miễn các loại phí giao dịch, miễn phí chuyển tiền và rút tiền...
Đặc biệt, nhiều thành viên chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển hệ thống ngân hàng giao dịch và gia tăng các sản phẩm và chính sách tiện ích, thiết lập và kết nối những hệ sinh thái mở rộng nhằm thu hút được tệp khách hàng lớn.
Tuy nhiên, như trên, số liệu về tỷ lệ CASA của toàn hệ thống trong 9 tháng đầu năm không mấy khả quan.
Điều này một phần được lý giải bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập của người dân sụt giảm khiến nhiều người dân để ít tiền trong tài khoản ngân hàng hơn, thậm chí rút tiền ra để chi tiêu, còn doanh nghiệp bị giảm doanh thu cũng phải hạn chế để tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán ghi nhận số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới cao kỷ lục, cùng những đợt sóng lớn trên thị trường vàng cũng có thể là những yếu tố chia sẻ nguồn tiền nhàn rỗi tại các nhà băng.
Ngân hàng bán lẻ thắng lớn Covid-19 trở thành một phép thử tình cờ, làm nổi bật hơn sức mạnh của các mô hình, chiến lược ngân hàng bán lẻ. Sức mạnh không chỉ thể hiện ở lợi nhuận, mà cả ở khả năng giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. Qua kỳ báo cáo tài chính quý III/2020, một lần nữa câu hỏi đáng chú ý được đặt...