Eximbank báo tín dụng tăng trưởng âm, nợ xấu tăng 31% năm 2020
Năm 2020, cho vay khách hàng của Eximbank giảm 11% và tiền gửi của khách hàng cũng giảm 3,8%. Nợ xấu của ngân hàng tăng 31% so với đầu năm, lên mức hơn 2.534 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank – EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 cho thấy, lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 1.339 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm trước. Lãi ròng đạt 1.070 tỷ đồng, tăng 23,6%.
Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng nhưng năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng sụt giảm 4,2% xuống còn 160.435 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 11% xuống 100.767 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng giảm 3,8% xuống 133.917 tỷ đồng.
Eximbank là ngân hàng đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm ở cả cho vay và tiền gửi trong năm 2020.
Hoạt động mua bán chứng khoán của nhà băng này kém khả quan trong bối cảnh thị trường cổ phiếu tăng điểm thời gian qua, chỉ có lãi 55 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2019. Lãi từ hoạt động khác cũng giảm 27,5% xuống còn 206 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động năm 2020 của Eximbank đạt 4.445 tỷ đồng, giảm 40 tỷ đồng so với năm 2019.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chi phí hoạt động giảm 9,7% xuống 2.438 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro của Eximbank năm cả năm qua cũng giảm 3,3% xuống 667 tỷ đồng.
Tổng thu nhập lãi thuần của Eximbank tăng 2,9% đạt 3.314 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 22% đạt 468 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 9,3% đạt 398 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu của Eximbank tại thời điểm cuối năm 2020 tăng 31% so với đầu năm, lên mức hơn 2.534 tỷ đồng.
Trong đó, nợ nghi ngờ gấp 3,3 lần và nợ có khả năng mất vốn gấp 2,3 lần đầu năm 2020. Kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1,71% lên 2,52%.
Nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng lập trang web mua bán chứng khoán ảo
Wang Qing Lin (SN 1987) vừa bị TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt 18 tháng tù về tội vi phạm quy định về nhập cảnh.
Lin cũng chính là một trong những đối tượng người Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép vào TP Đà Nẵng, lập trang web mua bán chứng khoán ảo thông qua móc nối ứng dụng trên mạng xã hội.
Theo cáo trạng, tháng 9/2019, Wang Qing Lin nhập cảnh trái phép Việt Nam để làm việc. Đến tháng 10/2019, Wang Qing Lin bị Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 4 triệu đồng về hành vi "Qua lại biên giới quốc gia không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định" và bị đưa về lại Trung Quốc.
Wang Qing Lin - đối tượng người Trung Quốc khai nhận tại tòa đã nhập cảnh trái phép vào TP Đà Nẵng thông qua một số ứng dụng mạng xã hội QQ.
Tuy nhiên, sau khi về Trung Quốc, thông qua một số ứng dụng mạng xã hội QQ, Wang Qing Lin quen biết, móc nối với một số đối tượng người Trung Quốc gồm Xiao Hua và Da Pang để tiếp tục nhập cảnh trái phép sang Việt Nam. Người này rủ Wang Qing Lin qua Việt Nam chơi chứng khoán bất hợp pháp qua mạng internet với mức lương hứa hẹn là 5.000 nhân dân tệ/tháng và bị cáo đồng ý.
Đến tháng 11/2019, thông qua một trang web của Trung Quốc tên Baidu, Wang Qing Lin liên lạc với Da Pang (Đại Mập, chưa xác định được lai lịch). Hai bên thỏa thuận và thống nhất, Đại Mập sẽ đưa Wang Qing Lin nhập cảnh vào Việt Nam với giá 15 triệu đồng.
Ngày 10/11/2019, Wang Qing Lin đi xe từ TP Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến đến TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sau đó, Wang Qing Lin được các đối tượng người Trung Quốc (chưa xác định được lai lịch) giúp vượt qua trạm biên phòng nước này đến bờ sông, lên thuyền vượt sông đến biên giới Việt Nam.
Khi sang biên giới Việt Nam, Wang Qing Lin được một tài xế (chưa xác định được lai lịch) đón và đưa về nghỉ tại địa điểm của một người Việt Nam tên A San Ge (chưa xác định được lai lịch).
Sáng 11/11/2019, người này chở Wang Qing Lin ra bến xe Hà Nội bắt xe khách vào TP Đà Nẵng. Tối cùng ngày, Wang Qing Lin có mặt tại Đà Nẵng. Tại đây, Wang Qing Lin liên lạc với một người Trung Quốc đang ở Đà Nẵng là A Hải (chưa xác định được lai lịch). Sau đó, A Hải chụp địa chỉ nhà tại Đà Nẵng gửi cho Wang Qing Lin (chưa xác định được địa điểm).
Wang Qing Lin bắt xe đến địa điểm này và ở đó một tuần. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1995) và Lê Thị Toàn (SN 1983), Wang Qing Lin lần lượt được lưu trú ở nhiều địa điểm trên địa bàn quận Sơn Trà.
Trong khi ở Đà Nẵng, Wang Qing Lin làm việc cho Xiao Hua. Công việc cụ thể là Wang Qing Lin sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay,... do Xiao Hua cung cấp để điều hành một trang web để thực hiện việc mua bán chứng khoán ảo, thu lợi cá nhân. Đây là trang giao dịch chứng khoán bất hợp pháp tại Trung Quốc.
Khoản lợi nhuận bất hợp pháp này được chuyển đến các tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc. Hàng tháng, Xiao Hua chuyển tiền để trả tiền thuê nhà, tiền lương cho Wang Qing Lin và các đối tượng khác làm thuê ở đây.
Ngày 15/8/2020, Wang Qing Lin cùng hai đối tượng người Trung Quốc khác là Li Jin Xi và Su Jin Shu đang lưu trú ở 20 Nguyễn Đức Anh thì bị Cơ quan Công an kiểm tra, phát hiện cả ba đều không thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định. Tại cơ quan điều tra, Wang Qing Lin đã khai nhận về hành vi phạm tội của mình phù hợp với các chứng cứ, tài liệu cơ quan điều tra đã thu thập.
Cơ quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố Yến và Toàn để điều tra trong vụ án tổ chức cho người khác nhập cảnh "Tổ chức cho người khác nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép". Các đối tượng còn lại, cơ quan điều tra tiếp tục xác minh, xử lý sau.
Với hành vi phạm tội như trên, HĐXX TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt Wang Qing Lin mức án 18 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về nhập cảnh".
Tổng giám đốc Techcombank (TCB) đăng ký mua vào 439.000 cổ phiếu Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, Mã chứng khoán: TCB - sàn HOSE) đăng ký mua vào cổ phiếu. Ông Jens Lottner Theo đó, ông Jens Lottner đăng ký mua vào 439.000 cổ phiếu TCB, giao dịch dự kiến thực hiện từ 01/10 đến 27/10, phương thức giao dịch là thỏa thuận ngoài sàn. Nếu...