EVNNPT nâng cao hiệu quả quản lý nhờ đẩy mạnh ứng dụng CNTT
Hàng loạt công nghệ tiên tiến được Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia ( EVNNPT) ứng dụng trong quản lý hệ thống truyền tải điện góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cũng như sản xuất kinh doanh
Công nhân Công ty Truyền tải điện 2 thi công bảo dưỡng đường dây. Quy mô tăng trưởng lớn
Hiện EVNNPT đang quản lý, vận hành hơn 25.034 km đường dây 500 kV và 220 kV, tăng hơn 2,27 lần so với ngày đầu thành lập; hơn 153 trạm biến áp 500kV và 220kV với tổng dung lượng MBA khoảng 90.000MVA, tăng hơn 4 lần về tổng dung lượng so với 11 năm trước. Để đạt được những kết quả này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của tập thể CBCNV, không thể không nhắc đến công tác ứng dụng hàng loạt công nghệ, thiết bị tiên tiến, đặc biệt là CNTT trong công tác quản lý nhằm đảm bảo hệ thống truyền tải điện ngày càng có sự tăng trưởng lớn về qui mô, phạm vi và khối lượng.
Với định hướng xây dựng doanh nghiệp số hóa, EVNNPT đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ, triệt để, hiệu quả các công nghệ số, công nghệ thông tin, các công nghệ chủ đạo định hướng cuộc CMCN 4.0 vào mọi mặt công tác của EVNNPT và các đơn vị.
Đến nay, EVNNPT đã xây dựng được hệ thống mạng WAN trải dài cả nước dựa trên hạ tầng cáp quang OPGW và thiết bị truyền dẫn do Tổng Công ty đầu tư trong các công trình điện. Mạng WAN có dung lượng lớn, hoạt động ổn định là nền tảng vững chắc để triển khai các ứng dụng phần mềm dùng chung trong toàn ENVNPT như: các ứng dụng phần mềm dùng trong hệ thống email trao đổi công việc; phần mềm quản lý kỹ thuật, đầu tư xây dựng và quản trị doanh nghiệp…
Qua đó, tỷ lệ sử dụng phần mềm thay thế các báo cáo, hồ sơ giấy đối với các nghiệp vụ lên đến 100%, góp phần rút ngắn thời gian tổng hợp, báo cáo và thông tin kịp thời chính xác cho các lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành. Hay trước yêu cầu phải trang bị một hệ thống có khả năng giám sát Online tổng thể các thông số kỹ thuật của các MBA và đường dây 50 kV, EVNNPT đã triển khai ứng dụng, lắp đạt hệ thống MS 3000 của hãng GE Grid Solutions Cộng hòa Liên bang Đức cho 4 trạm biến áp 500kV Phú Lâm, Pleiku 2, Đà Nẵng và Hiệp Hòa.
Video đang HOT
Hệ thống MS 3000 được kết nối thông qua mạng WAN của Tổng công ty để quản lý tập trung bằng phần mềm Percetion Server cho máy biến áp và kháng dầu 500kV. Hệ thống này được giám sát trực tuyến, toàn diện, thông minh cho MBA và có phần mềm tích hợp các thuật toán tinh vi để phân tích, chuẩn đoán các dữ liệu thu thập được từ các cảm biến khác nhau được lắp trên các bộ phận của MBA. Từ đó, đưa thông tin hữu ích, hỗ trợ người vận hành ra quyết định đúng đắn về thời điểm cần thiết phải bảo dưỡng MBA và sẽ tối ưu hóa được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
Ứng dụng số hóa
Hơn 10 năm qua, để đẩy nhanh việc ứng dụng số hóa vào quản lý tài sản, quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, EVNNPT đã triển khai hàng loạt hệ thống quản lý, thông tin số hóa như: Xây dựng hệ thống quản lý tài sản; Hệ thống quản lý thông tin địa lý (GIS); Hệ thống thông tin vận hành lưới truyền tải điện thời gian thực; Hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên mô hình thông tin chung và hệ thống quản lý sự cố…
Chủ tịch EVNNPT Đặng Phan Tường kiểm tra thiết bị bay không người lái (UAV) tại PTC2
Đặc biệt, trong hệ thống quản lý kỹ thuật nguồn và lưới điện (PMIS), từ khi phần mềm được đưa vào sử dụng đến nay, các thông tin về lý lịch, tình trạng của các trạm và đường dây, công tác đầu tư xây dựng của EVNNPT luôn được cập nhật đầy đủ, kịp thời, giúp cho các đơn vị quản lý có cái nhìn chính xác, tổng quan, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, vận hành tối ưu, cắt giảm chi phí.
Hệ thống phần mềm trong quản lý đầu tư xây dựng được đưa vào sử dụng tại 239 đơn vị, là một trong các phần mềm được đánh giá cao nhờ những tính năng mới, phù hợp với yêu cầu quản lý dự án. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng của EVNNPT đều được cập nhật vào phần mềm, từ thông tin liên quan tới kế hoạch, đầu tư, đấu thầu, đến vật tư, giải phóng mặt bằng, thi công, thanh quyết toán hợp đồng. Lãnh đạo Tổng Công ty, các Ban và đơn vị có thể khai thác số liệu một cách dễ dàng thông qua hệ thống báo cáo của phần mềm.
Bên cạnh đó, EVNNPT còn ứng dụng rộng rãi phần mềm trong Hệ thống quản lý tài chính – vật tư FMIS/MMIS (ERP); Quản lý nhân sự (HRMS); Quản lý văn bản, luồng công việc (E-Office) chữ ký số… Đồng thời, tập trung xây dựng chiến lược phát triển CNTT, trong đó xác định vai trò quan trọng của CNTT trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng doanh nghiệp số. Chiến lược cũng đưa ra các giai đoạn phát triển chính là giai đoạn chuẩn bị, tạo đà (2019-2020); giai đoạn phát triển (2020-2025) và giai đoạn phát triển bền vững (sau năm 2025).
Những kết quả đạt được trong việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là việc ứng dụng hệ thống phần mềm vào các hoạt động quản lý lưới điện và quản trị doanh nghiệp, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh, là tiền để, cơ sở vững chắc giúp EVNNPT ngày càng phát triển vững chắc, xứng đáng là một trong đơn vị trụ cột của hệ thống điện Việt Nam trong thời đại số.
Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc thực hiện thanh kiểm tra doanh nghiệp không quá 1 lần/năm
Theo Tạp Chí Công Thương
Con đường nào của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo mà doanh nghiệp nên đi?
Trí tuệ nhân tạo (AI), một trong những thuật ngữ 'dậy sóng' suốt gần một thập kỷ qua, ngày càng chi phối sự thành bại của doanh nghiệp.
Do đó, việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng AI thành công là điều băn khoăn, trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp.
Ngày 28/3, Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương TP HCM (VAPEC) tổ chức Hội thảo "Kinh doanh thời chuyển đổi số với trí tuệ nhân tạo".
Tại hội thảo, Giáo sư Hồ Tú Bảo, phụ trách Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), Giám đốc Khoa học của Viện John von Neumann của Trường Đại học Quốc gia TP HCM cho biết, sức ép về chuyển đổi số ở nước ta hiện nay có thể chưa lớn nhưng ở nhiều nơi trên thế giới chuyển đổi số đã trở thành câu chuyện sống còn. Chúng ta cần nhìn vào đó và thấy rằng, chuyển đổi số là điều bắt buộc doanh nghiệp phải làm nếu không muốn bị đào thải.
Hội thảo "Kinh doanh thời chuyển đổi số với trí tuệ nhân tạo"
Theo một cuộc khảo sát về chuyển đổi số trong doanh nghiệp của một CEO Forum vào năm 2018, có đến 53% doanh nghiệp trả lời cực kỳ quan tâm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu; 27% doanh nghiệp cho biết đang tìm cách áp dụng và gặp nhiều khó khăn, chỉ có 7% doanh nghiệp cho biết đã có ứng dụng và thấy hiệu quả rõ rệt, số còn lại thì có quan tâm nhưng thấy chưa cần thiết. Những con số này cho thấy, phần đông doanh nghiệp đã quan tâm đến chuyển đổi số trong hoạt động của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu và nên đi theo hướng nào.
Giáo sư Hồ Tú Bảo nhận định, chuyển đổi số hiệu quả phải được thực hiện có chiến lược, kế hoạch và hành động từ cấp cao nhất đến mọi cấp của hệ thống. Trong đó, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện chuyển đổi số nếu lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và muốn làm. Do đó, vai trò của người lãnh đạo trong cuộc "cách mạng" này rất quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải nhận thức về thời chuyển đổi số, có tầm nhìn, chiến lược, tinh thần đổi mới sáng tạo... và chấp nhận rủi ro.
Các chuyên gia cho rằng, để thành công trong chuyển đổi số và ứng dụng AI, doanh nghiệp nên bắt đầu với một số lĩnh vực có chọn lọc, bằng các dự án ngắn hạn và xem đó là một quá trình lâu dài, không ngơi nghỉ. Quá trình này bắt đầu bằng việc thiết lập chiến lược, kế hoạch, tạo sự sẵn sàng trong doanh nghiệp, chuẩn bị chi phí đầu tư, tổ chức đội ngũ và quản lý sự thay đổi, ứng xử với hệ thống cũ, cách làm cũ trong quá trình chuyển đổi sang cách làm mới.
Theo petrotimes
Dịch vụ truyền hình OTT: Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trên sân nhà Nhu cầu sử dụng nội dung số của người dùng Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, và sự xuất hiện ngày càng nhiều ứng dụng truyền hình trả tiền OTT nước ngoài là thách thức và cơ hội chuyển mình của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trong nước. Nhu cầu truyền hình OTT tăng trưởng mạnh mẽ Theo đánh giá...