EVNGenco3: Điều chỉnh giá theo sản lượng giữa dịch Covid-19, doanh thu công ty mẹ 8 tháng điều chỉnh nhẹ về 26.143 tỷ đồng
EVNGenco3 cho biết đang xúc tiến thực hiện các thủ tục thực hiện đầu tư dự án Điện mặt trời trên hồ thủy điện Buôn Kuốp và Srêpốk 3, điện mặt trời mái.
Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGenco 3, PGV) vừa công bố tình hình kinh doanh điện tính đến tháng 8/2020. Ghi nhận, trong tháng 7 – 8 năm nay, các nhà máy điện (NMĐ) của PGV duy trì khả dụng ở mức tối đa, tuy nhiên trước làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19, phụ tải hệ thống điện và giá thị trường điện giảm, các NMĐ của Công ty điều chỉnh chào giá bám sát sản lượng điện hợp đồng để cân đối lợi nhuận trên thị trường điện.
Ghi nhận, sản lượng điện thực hiện tháng 8 của PGV là 2.537 tỷ kWh. Giá thanh toán toàn phần (FMP) bình quân trong tháng là 676,43 đồng/kWh, thấp hơn 42,1% so với cùng kỳ. Trong đó, các nhà máy điện vận hành ổn định.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ điện trên cả nước thấp hơn dự kiến nên các nhà máy nhiệt điện khí, than của Tổng Công ty được huy động ở mức trung bình, các nhà máy thủy điện Buôn Kuốp được huy động theo lưu lượng nước về.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2020, sản lượng điện là 22.537 tỷ kWh, giảm 2% so với cùng kỳ và đạt 63,7% kế hoạch năm. Riêng công ty mẹ, sản lượng điện là 21.244 triệu kWh và doanh thu ước 26.143 tỷ đồng, giảm 5,3%.
Lên kế hoạch tháng 9, PGV dự kiến sản lượng điện sản xuất là 2.569 tỷ kWh. Về đầu tư, Công ty tiếp tục thực hiện dự án Thủy điện Thượng Kon Tum theo kế hoạch với tổng tiến độ dự án đạt khoảng 98,7%. Ngày 10/8, UBND tỉnh Kon Tum có văn bản chấp thuận cho tích nước hồ chứa dự án Thủy điện Thượng Kon Tum (giai đoạn 2). Dự án cũng hoàn thành đóng điện trạm phân phối 220 kV vào ngày 16/8 và phát điện trong tháng 10.
Đối với đầu tư dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn giai đoạn 1, PGV cùng các đối tác trong tổ hợp tiếp tục triển khai các thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, PGV cũng đang xúc tiến thực hiện các thủ tục thực hiện đầu tư dự án Điện mặt trời trên hồ thủy điện Buôn Kuốp và Srêpốk 3, điện mặt trời mái.
Đến hết tháng 8, thị phần thép xây dựng Hòa Phát đạt 32%
Lũy kế 8 tháng, Hòa Phát đạt sản lượng 3,2 triệu tấn thép, nâng thị phần lên 32% vào cuối tháng 8/2020.
Trong đó, thép xây dựng thành phẩm đạt trên 2,1 triệu tấn, tăng 18,3% so với cùng kỳ, còn lại là phôi thép. Đặc biệt, thép xây dựng thành phẩm khu vực miền Nam lần đầu vượt 500.000 tấn sau 8 tháng, cao gấp đôi so với cùng kỳ.
Nhìn lại lịch sử, năm 2017, một năm sau khi Tập đoàn hoàn thành giai đoạn 3 - Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Hải Dương, thị phần thép Hòa Phát tăng lên 22,2%. Đây là lần đầu tiên Hòa Phát vượt qua khối VnSteel (Tổng công ty Thép Việt Nam), khẳng định vị thế số 1 trong ngành thép.
Từ 2018 đến nay, với lượng sản phẩm ngày càng ổn định của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), thép xây dựng Hòa Phát đã cho thấy sự bứt phá về tăng trưởng.
Nếu trong giai đoạn 2010-2017, thị phần được tăng thêm 10% sau tới 7 năm, nhưng từ khi có sản phẩm từ Dung Quất, thép Hòa Phát chỉ mất chưa đầy 3 năm để chiếm lĩnh thêm 10% dung lượng thị trường, từ 22% lên 32%.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội thép Việt Nam, sản lượng bán hàng của các thành viên trong Hiệp hội 8 tháng vừa qua đạt 6,6 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu là 906.000 tấn, giảm 5,9% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh đó, thép Hòa Phát vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là khu vực phía Nam và xuất khẩu.
Đầu tư 3.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2 nhà máy điện Mặt Trời ở An Giang Nhà máy điện Mặt Trời Sao Mai có tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng với tổng công suất phát điện 210 MWp, xây dựng trên diện tích 275ha, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2 của Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai với công suất 106MWp được triển khai xây dựng cạnh giai đoạn 1 của...