EVN treo lại khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 7.707 tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế của EVN đúng bằng lợi nhuận định mức mà EVN được phép hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo chính hợp nhất năm 2018, trong đó ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của EVN đạt hơn 338.500 tỷ đồng, tăng hơn 43.600 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương 15%.
Nhờ lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác tăng so với 2017, mức lãi trước thuế năm trước của EVN ghi nhận hơn 9.000 tỷ đồng và sau thuế còn 6.817 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2017.
Khoản lợi nhuận sau thuế nói trên của EVN đúng bằng với con số lợi nhuận định mức mà EVN được phép hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Năm 2018, EVN lãi sau thuế hơn 6.800 tỷ đồng
Báo Tuổi trẻ dẫn lời một lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, việc duy trì mức lợi nhuận định mức 3% cho EVN trong giá bán lẻ điện là để đảm bảo cho Tập đoàn này có nguồn đầu tư cho các dự án điện, đáp ứng nhu cầu điện tăng trưởng mỗi năm ở mức bình quân trên 10%.
Video đang HOT
Trong năm này EVN ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 7.700 tỷ đồng và phát sinh chi phí lãi vay gần 19.000 tỷ đồng.
Các chi phí khác của EVN cũng đội lên nhiều so với năm 2017. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2018 hơn 6.700 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 13.300 tỷ đồng, tăng khoảng 10,2% so với năm 2017 (hơn 12.000 tỷ đồng).
So với hồi tháng 6/2018, khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của EVN giảm 7.800 tỷ, về 34.200 tỷ đồng. Song con số này vẫn tăng gần 1.850 tỷ đồng so với 2017.
Từng giải thích về số tiền 42.000 tỷ đồng gửi không kỳ hạn tại ngân hàng tới 30/6/2018, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, do nhu cầu vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh lớn, nên số dư tiền gửi này giúp EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ.
“EVN có số dư nợ vay rất lớn, vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn, để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai”, Phó Tổng giám đốc EVN thông tin.
Theo vaodatviet.vn
Lợi nhuận của Habeco giảm gần 92% trong quý IV/2018
Sản lượng tiêu thụ giảm, chi phí bán hàng tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm... là nguyên nhân chính dẫn tới kết quả trên của Habeco.
Tổng Công ty CP Bia-Rượi-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2018. Theo đó, trong quý IV/2018, Habeco nhận về 2.533,2 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2018. Giá vốn ở mức cao, lợi nhuận gộp của Habeco đạt 557,3 tỷ đồng, giảm 12,3% so với cùng kỳ.
Điểm tích cực là năm nay Habeco ghi nhận có lãi từ công ty liên kết, liên doanh (cùng kỳ năm 2017 bị lỗ) song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh (lần lượt tăng 22% và 16%) nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Habeco chỉ còn 9,4 tỷ đồng, bằng 6,3% kết quả đạt được trong quý IV/2017.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế kỳ này ghi nhận mức 14,9 tỷ đồng, giảm gần 91% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận của Habeco trong quý IV/2018 sụt giảm cực mạnh
Luỹ kế cả năm 2018, Habeco đạt 9.388,9 tỷ đồng doanh thu (giảm 4,6% so với 2017); lãi trước thuế cả năm đạt 666,7 tỷ đồng (giảm 23,3%) và lãi sau thuế còn 518,6 tỷ đồng (giảm hơn 21% so với 2017).
Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 31/1, Habeco giải thích, lợi nhuận sau thuế trên BCTC riêng quý IV/2018 đã được kiểm toán của Habeco lỗ 20,48 tỷ đồng, thấp hơn lợi nhuận sau thuế cùng kỳ là 203,98 tỷ đồng, chủ yếu do sản lượng tiêu thụ giảm so với cùng kỳ dẫn tới lợi nhuận gộp giảm 64,98 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng tăng 184,65 tỷ đồng do Tổng Công ty thực hiện quyết toán các chương trình trao giải bật nắp trúng thưởng và triển khai các hoạt động xúc tiến bán hàng vào quý IV/2018.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành giảm 43,09 tỷ đồng; các yếu tố khác tăng giảm khác 2,56 tỷ đồng.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế trên BCTC hợp nhất quý IV/2018 đã được kiểm toán của Habeco là 9,89 tỷ đồng, giảm 91,98%, tương đương 113,52 tỷ đồng so với cùng kỳ, chủ yếu do sản lượng tiêu thụ giảm so với cùng kỳ dẫn tới lợi nhuận gộp giảm 77,96 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng tăng 85,09 tỷ đồng do Habeco thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng vào quý IV/2018.
Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 35,56 tỷ đồng; các yếu tố tăng giảm khác 14,97 tỷ đồng.
Minh Thái
Theo baodatviet.vn
Chưa cần tăng giá điện, EVN vẫn lãi gần 9.000 tỷ đồng Kết quả báo cáo tài chính năm 2018 hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy: Năm 2018, khi chưa tăng giá điện, EVN vẫn lãi khoảng 9.000 tỷ đồng, gửi ngân hàng không kỳ hạn hơn 34.000 tỷ đồng. Trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố...