EVN tính giá điện: Làm sao tránh “cháy túi” người tiêu dùng?
EVN sẽ tổ chức lấy ý kiến để chọn ra phương án tính giá điện mới. Tuy nhiên trong ba cách được EVN đưa ra, chưa có cách nào thực sự khiến người dân yên tâm.
Thực tế việc sửa đổi cơ cấu tính giá điện lần này không nằm trong kế hoạch phát triển lâu dài của EVN, mà nó đến từ việc nhiều hộ gia đình than phiền rằng họ phải trả tiền điện cao gấp 3-4 lần trong khoảng tháng 5 và tháng 6 vừa rồi. Theo ý kiến của nhiều người, vấn đề nằm ở chỗ biểu giá lũy tiến đang được EVN áp dụng có phần bất hợp lý.
EVN sẽ tổ chức lấy ý kiến nhằm xác định lại phương pháp tính giá điện (Ảnh: bizlive.vn)
Tính giá bậc thang: Cần phải điều chỉnh khoảng cách giữa các bậc
Thực tế, cách tính giá điện theo bậc thang vẫn được người dân nói chung ưa thích hơn bởi người nghèo được lợi khi dùng càng ít thì càng phải trả ít tiền. Vấn đề ở cách tính giá điện hiện nay, hay phương án rút ngắn còn 3 hay 4 bậc thang không nằm ở phương pháp tính, mà nằm ở mức tiêu thụ điện đang được ấn định và chênh lệch đơn giá giữa các bậc không hợp lý.
Vấn đề chênh lệch đơn giá vốn đã được nhắc đến từ lâu, bởi thực tế một hộ chỉ được hưởng mức giá trung bình 1.747 đồng/kWh nếu họ dùng dưới 240 kWh; Khi dùng trên 300 kWh hộ đó sẽ phải trả 1.845,5 kWh/đồng; và nếu dùng quá 400 kWh, mức giá mà hộ gia đình này phải trả là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn gần gấp rưỡi so với giá trung bình.
Vấn đề của cách tính giá điện bậc thang là mức giá và cách tính bậc chưa hợp lý (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều chuyên gia thị trường cũng cho rằng lượng điện mà EVN dùng làm cơ sở để tính lũy kế giá điện cũng bất hợp lý. Nên nhớ biểu giá này được áp dụng từ năm 2007, từ đó đến nay đời sống cũng như nhu cầu tiêu thụ điện của người dân đã tăng rất nhiều. Giờ đây một hộ thu nhập trung bình cũng có thể có những thiết bị tiêu thụ điện cao như tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ hay máy giặt, nếu không cẩn thận thì hộ đó có thể dễ dàng vượt mốc tiêu thụ 400kWh.
Ở Malaysia, mức tiêu thụ ở bậc thang cuối cùng là 900kWh, ở Australia là 1.630-1.650 kWh, còn ở Hong Kong là 1.500kWh.
Có thể thấy ưu điểm lớn nhất của việc tính đồng giá điện là sự minh bạch, đơn giản trong khâu thanh toán, giảm bớt tiêu cực cũng như các sai sót trong khâu tính giá. Thực tế đã có một số trường hợp một số cán bộ điện lực lợi dụng cách tính bậc thang, cố tình ghi thấp ở tháng trước để dồn vào tháng sau hòng tăng doanh thu.Đồng giá điện: Bất công với người nghèo?
Tuy nhiên dễ thấy rằng nếu áp dụng cách tính đồng giá điện thì người chịu thiệt nhất chính là người nghèo không có nhu cầu, hoặc không có điều kiện sử dụng nhiều điện năng. Điện năng vốn là một hàng hóa xã hội, Chính phủ nên tìm cách để hỗ trợ người nghèo, thế nhưng việc áp dụng đồng giá vô tình sẽ xóa đi chức năng xã hội của mặt hàng đặc biệt này, đồng thời làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội.
Việc tính đồng giá điện sẽ khiến người nghèo chịu thiệt (Ảnh minh họa)
Trả lời trên Vietnamnet, ông Đinh Quang Trí – Phó TGĐ EVN cũng thừa nhận rằng giá điện hiện nay vẫn mang ý nghĩa an sinh xã hội, bởi vậy càng sản xuất nhiều thì ngành điện càng phải chịu chi phí cao, bởi vậy nhà nước vẫn luôn khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm điện. Đồng thời ông cũng thừa nhận chưa thể thực hiện đồng giá ngay lúc này.
Theo Đại Đoàn Kết
Tôi mệt với Điện lực lắm!
Tháng này tự nhiên hóa đơn lại tăng 35% so với tháng trước mặc dù thiết bị trong nhà không tăng. Có lẽ lại đâm đơn kêu thôi.
Đây là một tâm sự của người tiêu dùng về giá điện tuần qua. Cứ vài ba tháng Điện lực lại cho người tiêu dùng hú hồn vì những hoá đơn tiền điện tiếp tục tăng cao. Người thì vẫn cứ kêu, mà việc thì vẫn diễn ra như thế!
Những bất ổn trong giá điện
Nhu cầu dùng điện là nhu cầu tối thiểu, nhất là trong những ngày thời tiết quá nắng nóng dùng điện là bất khả kháng... ngành điện không nên vô cảm trước sự kêu cứu của người dân.
TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), dường như ngành điện đang vô cảm với sự kêu cứu của người dân. Nhu cầu dùng điện là nhu cầu tối thiểu, nhất là trong những ngày thời tiết quá nắng nóng nhu cầu dùng điện là bất khả kháng.
"Cứ kêu dân tiết kiệm, nhưng tôi biết có những nơi, có những cơ quan công quyền dùng điện vẫn còn rất lãng phí, vì họ nghĩ là dùng... điện chùa. Chẳng nói đâu xa, ngay chính ngành điện cũng còn để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí lớn cho đến nay dù đã hứa giảm, nhưng kết quả ra sao vẫn chưa được giám sát, công khai. Đây là nghịch lý"- ông Doanh bức xúc.
Liên tục có những hạt sạn trong ngành điện
GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng đây chỉ là những giải pháp tình thế trong bối cảnh hệ thống đo đếm còn chưa tiên tiến. Những giải pháp ấy có thể làm dễ dàng hơn trong việc đọc chỉ số công tơ, tạo thêm một số thuận lợi, nhưng khó khăn cơ bản vẫn là do EVN còn dùng quá nhiều nhân viên trong theo dõi đo đếm, lập hoá đơn, đi thu tiền, thanh toán tiền điện... Và với cách làm thủ công như vậy, sai sót là khó tránh khỏi.
"Về mặt kỹ thuật mà nói, không thể loại bỏ hoàn toàn 100% sai sót, dù kỹ thuật có hiện đại đến mức nào đi nữa. Nhưng giảm bớt sự tham gia của con người vào quá trình đo đếm, thanh toán dịch vụ điện và giao tiếp với khách hàng có thể giảm đến mức thấp nhất, giảm được nhiều lần so với hệ thống đo đếm hiện tại" - GS Trần Đình Long chia sẻ.
Hoá đơn tăng vọt, thời gian đâu mà suốt ngày theo dõi, kêu ca
Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, ba lần, thậm chí lên tới 8 lần so với tháng trước đang là nỗi bức xúc lớn của người dân thời điểm hiện tại. "Thủ phạm" được các chuyên gia chỉ ra là do cách tính giá điện bậc thang, lũy tiến - dùng càng nhiều càng phải trả nhiều hiện nay của ngành điện...
Dù tháng 8 vừa qua thời tiết khá mát mẻ, nhưng nhiều khách hàng của Tổng Cty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) bất ngờ với việc hóa đơn tiền điện bỗng dưng nhảy vọt, thậm chí cao hơn hẳn so với các tháng nóng nhất của mùa hè. Đại diện EVN Hà Nội cho biết sẽ kiểm tra và trả lời tất cả những trường hợp có lượng điện cao bất thường.
Khá ngạc nhiên với hóa đơn tiền điện tháng 8, chị N.T.Hà (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm) cho biết, những tháng cao điểm nắng nóng như tháng 5, tháng 6, điều hòa bật suốt ngày, tiền điện sử dụng của cả nhà chỉ ở mức gần 2,5 triệu đồng. Sang tháng 7 tiền điện của cả nhà ở mức 1,9 triệu đồng.
"Tháng 8, thời tiết dịu hơn hẳn, thời gian sử dụng điều hòa của cả nhà chưa bằng nửa tháng trước đó nhưng tiền điện vẫn ở mức 1.838.000 đồng. Tôi thật sự không hiểu điện dùng ít hơn hẳn sao tiền phải trả vẫn cao như thế.
Bực nhất mỗi lần phản ánh việc tiền điện sao cao thế với nhân viên đi thu tiền điện thì đều nhận được câu trả lời: Dùng nhiều thì trả nhiều, kêu gì. Trước thái độ như vậy nên tôi cũng không biết phải phản ánh thế nào", chị Hà cho biết.
Chị Hà còn bức xúc cho biết với tính trạng độc quyền của EVN hiện nay, chẳng biết bao giờ người tiêu dùng mới được hưởng dịch vụ xứng đáng với số tiền mình bỏ ra. Chẳng lẽ suốt ngày bỏ công bỏ việc đi theo dõi nhân viên điện lực ghi công tơ?
Khoản 3, Điều 25 Luật điện lực quy định về kiểm định thiết bị đo đếm điện: Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định. Khoản 4 Điều 25 Luật điện lực quy định về chi phí kiểm định: Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định; Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.
Theo Người tiêu dùng
Bí mật sửa giá điện: 9 nhà nghèo gánh 1 nhà giàu Việc sửa cách tính giá điện đến từ bức xúc 4,63% hộ dân. Hơn 95% hộ dân còn lại liệu có được lợi khi EVN thay đổi cách tinh hay đơn giản là việc hoán đổi nguồn thu tiền điện giữa các nhóm và người nghèo có thể phải gánh thêm tiền điện cho người giàu. Lợi bất cập hại? Chắc chắn sẽ...