EVN tích cực tham gia vào cách mạng số
Với vai trò của một doanh nghiệp nhà nước trọng điểm, EVN đã sớm chủ động tham gia ‘ cuộc cách mạng’ chuyển đổi số một cách toàn diện với quyết tâm cao.
Chuyển đổi số – Xu thế tất yếu của thời đại
Tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam năm 2019 (ICT Summit 2019), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, chuyển đổi số là cơ hội cho Việt Nam. Cốt lõi của chuyển đối số là ứng dụng CNTT để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho mỗi DN, hiệu quả hơn cho mỗi tổ chức và cơ hội tốt đẹp hơn cho mỗi người dân. Trong đó, số hóa được coi là bước đi đầu tiên của chuyển đổi số. Tiếp theo là hình thành các mối quan hệ mới trong nền kinh tế số, xã hội số, các mối quan hệ mới trong thế giới ảo. Chuyển đổi số đang làm thay đổi căn bản cách thức vận hành nền kinh tế; đồng thời cũng làm thay đổi tư duy, nhận thức và tầm nhìn tương lai.
Tham gia phiên tọa đàm “Giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số – Phát triển hạ tầng ICT và công nghệ nền tảng” tại ICT Summit 2019, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, EVN đã tích cực ứng dụng CNTT trong quản trị, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng từ rất sớm.
Từ 20 năm trước, EVN đã là một trong những đơn vị tiên phong, triển khai văn phòng điện tử (E-Office). Đến nay, 100% các đơn vị của EVN đã sử dụng hệ thống E-Office để giải quyết công việc. EVN cũng đã triển khai ký số các văn bản điện tử trong Tập đoàn. Không chỉ “phủ rộng” công nghệ, việc chuyển đổi số còn được EVN thực hiện theo chiều sâu nhờ nỗ lực thay đổi thói quen công nghệ, thay đổi phương thức thực hiện công việc của CBCNV. Hiện nay, 95% văn bản đến và đi trong Tập đoàn lưu hành qua hình thức điện tử.
Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam năm 2019
Góp phần kiến tạo nền kinh tế số
Việc chuyển đổi số không chỉ được EVN thực hiện thành công trong Tập đoàn, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội. Đặc biệt, năm 2013, trong lĩnh vực kinh doanh – dịch vụ khách hàng, EVN là đơn vị đầu tiên trong cả nước phát hành hóa đơn điện tử quy mô lớn. Việc phát hành hóa đơn điện tử không chỉ làm thay đổi mạnh nghiệp vụ kinh doanh điện, mà còn góp phần tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán điện tử và giao dịch điện tử trên mạng giữa EVN với khách hàng.
Cũng từ năm 2013, các dịch vụ điện đã được Tập đoàn EVN phục vụ tương đương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 1. Đến năm 2018, các dịch vụ điện của EVN thực hiện tương đương dịch vụ công cấp độ 4 – cấp độ cao nhất. Các giao dịch của khách hàng với EVN, từ bước đầu tiên là yêu cầu dịch vụ, cho đến ký hợp đồng và thanh toán, đều được thực hiện trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ. “Trong năm 2019, EVN đặt mục tiêu cung cấp các dịch vụ điện tới khách hàng theo hình thức giao dịch điện tử” – ông Võ Quang Lâm cho biết thêm.
Những năm gần đây, việc đa dạng hóa các kênh thanh toán tiền điện cũng được EVN triển khai mạnh mẽ, trong đó có hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến thông qua việc trích nợ tự động, internet banking, mobile banking, ví điện tử… Có thể nói, EVN đã có những bước đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại chăm sóc khách hàng. Tại các trung tâm chăm sóc khách hàng ngành Điện, EVN không chỉ tiếp nhận yêu cầu, tư vấn qua kênh tổng đài điện thoại, mà còn đa dạng hóa phương thức phục vụ khách hàng qua website, email, webchat, fanpage, App chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động,… Đặc biệt, EVN đã ứng dụng thành công chatbot – sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tư vấn khách hàng.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi số đúng hướng đã tạo sức bật lớn cho EVN, cung cấp tối đa tiện ích dịch vụ cho người sử dụng điện. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngành Điện ngày càng tăng. Chất lượng dịch vụ điện cũng được đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế. Năm 2018, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam được tổ chức Doing Business – Ngân hàng Thế giới xếp hạng thứ 27/190 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và đứng trong top 4 ASEAN.
Hiện nay, EVN đang tập trung thực hiện Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. EVN đã xác định, phấn đấu trở thành doanh nghiệp số trên nền tảng ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của CMCN 4.0 vào các lĩnh vực hoạt động, đưa EVN trở thành Tập đoàn mạnh, phát triển bền vững, hiệu quả; trở thành Tập đoàn hàng đầu khu vực.
Chuyển đổi số toàn diện tại EVN:
- Lĩnh vực quản trị doanh nghiệp: Triển khai hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phần mềm Quản lý nguồn nhân lực HRMS, hệ thống Văn phòng điện tử (E-Office)…
- Lĩnh vực điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện: Triển khai hệ thống SCADA/EMS, hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ thống quản lý năng lượng,…
- Lĩnh vực truyền tải: 80% trạm biến áp sử dụng hệ thống điều khiển bằng máy tính, các thiết bị bảo vệ trong các trạm biến áp đều sử dụng rơle số.
- Lĩnh vực phát điện: Triển khai hệ thống DCS điều khiển phân tán trong nhà máy điện, hệ thống EVNHES, phần mềm quản lý nguồn điện…
- Lĩnh vực kinh doanh và chăm sóc khách hàng: Cung cấp các dịch vụ điện tương đương dịch vụ công cấp độ 4 từ năm 2018; triển khai hệ thống CMIS, hệ thống đo đếm dữ liệu từ xa, phát triển trung tâm điều khiển xa và trạm biến áp không người trực,…
- Về hạ tầng CNTT: Hệ thống mạng WAN đã kết nối toàn Tập đoàn; hệ thống data center; công nghệ ảo hóa.
Theo PetroTimes
Quản lý mua hàng qua mạng: Còn nhiều thách thức
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, quảng cáo sai sự thật... trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội vẫn đang diễn ra phức tạp.
Trong khi đó, công tác phát hiện, quản lý và xử lý đối với hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ càng trở nên khó khăn.
Tràn lan hàng giả, hàng nhái
Hoạt động mua bán qua mạng đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây
Thương mại điện tử (TMĐT) được coi là tiện ích cho cả người mua và người bán, tuy nhiên từ đây cũng phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhiều người cho biết, không ít lần đã dính quả lừa vì hàng trên mạng quảng cáo một đằng nhưng khi sản phẩm đến tay lại một nẻo.
Các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động này đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.
Có thể thấy, với những lợi thế về mặt thời gian, không gian, sự thuận tiện tối đa cho người tiêu dùng, mua sắm online đang là sự lựa chọn ngày càng lớn của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, số lượng người dân sử dụng điện thoại thông minh (smart phone) ngày càng nhiều cũng là một tác nhân để kênh TMĐT phát triển nhanh chóng.
Nhiều người coi bán hàng trên mạng là "cần câu cơm". Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng nổ của các kênh TMĐT là những nguy cơ về vấn nạn hàng giả hàng nhái hoành hành.
Theo ghi nhận, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng phương thức TMĐT để thực hiện các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng, lợi dụng phương thức này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân khác.
Người bán trên các sàn tìm mọi cách để lách qua các bộ lọc kỹ thuật của sàn, như cố tình thay đổi tên sản phẩm là N.I.K.E thay vì NIKE. Thậm chí, có những đối tượng bán lá cây cần sa nhưng rao bán "lá cây đu đủ" hay "cỏ mỹ"; lập website "samsungvietnam.online" bán sản phẩm điện thoại Samsung giả.
Nghiêm trọng hơn, có trường hợp nghi ngờ lợi dụng sàn TMĐT Shopee để bán bánh có chứa cần sa. Vụ việc này đã được chuyển cho Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) điều tra, xử lý.
Đưa các cơ chế mới để kiểm soát
Mua hàng qua mạng vẫn khó quản lý và chứa đựng nhiều rủi ro (Ảnh minh họa)
Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến hết năm 2018, đơn vị này đã gỡ bỏ trên các sàn TMĐT gần 36.000 sản phẩm vi phạm về hàng giả, hàng nhái và hơn 3.000 tài khoản bị khóa.
Riêng 8 tháng đầu năm 2019, sau lễ ký cam kết "Nói không với hàng giả trong TMĐT" với các kênh TMĐT vẫn có trên 3.700 sản phẩm vi phạm từ gần 632 gian hàng và website phải gỡ bỏ.
Nhận định về thực trạng hàng giả hàng nhái trên sàn TMĐT hiện nay, ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng, mặc dù đã đạt được những hiệu quả bước đầu trong việc phát hiện và xử lý vi phạm trên TMĐT, tuy nhiên, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng là người bán trên các sàn tìm mọi cách để lách qua các bộ lọc kỹ thuật của sàn.
Tại buổi làm việc của Bộ Công thương liên quan đến vấn đề này diễn ra mới đây, ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, hiện nay, người bán hàng trên mạng đa dạng về đối tượng cũng như mặt hàng. Khi quảng cáo thì dùng hình ảnh hàng thật, chính hãng nhưng lúc giao hàng là hàng nhái, không có nguồn gốc chứng từ. Khi xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể.
Hiện 100% giao dịch trên mạng không có hoá đơn chứng từ nên xử lý hàng giả, lậu càng khó khăn vì khó lần ra ai cung cấp hàng hoá. Ông Linh cũng nêu lên thực trạng hiện nay đó là khó khăn trong việc quản lý số gian hàng trên các sàn TMĐT do có vô hạn gian hàng và số lượng hàng bán ra. Bởi vậy, nếu không ràng buộc trách nhiệm chủ sàn TMĐT thì sẽ rất khó quản.
Trước những diễn biến phức tạp về vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Trước mắt nhiệm vụ trọng tâm là Cục TMĐT và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế chủ động rà soát Nghị định 52 và báo cáo Chính phủ sớm đưa vào nhiệm vụ hoàn thiện trong năm 2020 để bổ sung và điều chỉnh các nội dung không còn phù hợp. Đặc biệt lưu ý đưa các cơ chế mới để kiểm soát, truy xuất các hoạt động TMĐT, gắn trách nhiệm của chủ sàn TMĐT.
Theo VN Review
Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng Trong thời đại của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ số được coi là một yếu tố then chốt tạo nên những điểm khác biệt, vượt trội và tạo nên sức cạnh tranh giữa các ngân hàng tại Việt Nam. Không khó để khẳng định, nếu ngân hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo thì ngân hàng đó sẽ tự loại...