EVN sẽ thoái vốn tại hàng loạt công ty con
Trong năm 2019, EVN cho biết sẽ tiếp tục thoái vốn và cổ phần hóa tại nhiều doanh nghiệp. Với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, EVN sẽ tiến hành các bước để niêm yết trên sàn HOSE.
Cụ thể, với Tổng công ty phát điện 1 (GENCO 1), EVN đang xây dựng phương án và tổ chức thoái một phần hoặc thoái toàn bộ vốn của GENCO 1 tại các công ty cổ phần. Các đơn vị sẽ thoái vốn là thủy điện Đa Nhim, Hàm Thuận, Đa Mi, Công ty phát triển điện lực Việt Nam, Nhiệt điện Quảng Ninh.
Dự kiến, GENCO 1 sẽ thoái toàn bộ vốn tại các công ty cổ phần trong năm 2019.
EVN cũng sẽ chuyển nhượng vốn tại 3 công ty cổ phần là: Công ty tài chính cổ phần điện lực, Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh và Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình.
Các công ty phát điện đang được đẩy nhanh cổ phần hóa. Ảnh: L. H.
EVN cũng chuyển nhượng vốn tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4 và hoàn thành trong năm nay.
Tập đoàn cũng giao Tổng công ty phát điện 1 (GENCO 1) báo cáo tình hình hoạt động của Công ty cổ phần EVN quốc tế. Trong báo cáo cần đánh giá hiệu quả và đề xuất phương án tiếp tục giữ vốn đã đầu tư hoặc thoái vốn.
Video đang HOT
GENCO 1 cũng phải báo cáo và đề xuất tương tự với Công ty TNHH Hạ Sê San 2 trước tháng 6 tới.
Cũng trong năm 2019, với Tổng công ty phát điện 3 (GENCO 3) đã hoàn thành cổ phần hóa từ 1/10/2018, EVN sẽ từng bước giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu xuống 3 lần. Doanh nghiệp cũng hoàn thành công tác quyết toán chi phí và bàn giao vốn, tài sản sang công ty cổ phần. Từ đó chuẩn bị để GENCO 3 được niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2019.
EVN sẽ lập kế hoạch để giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần xuống dưới mức chi phối, sau đó trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước xem xét thông qua.
Theo EVN, còn một số hạn chế, khó khăn vướng mắc trong nội dung cổ phần hóa như phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định tài sản loại ra, xử lý tài chính, công bố giá trị doanh nghiệp, lựa chọn tư vấn… Những hoạt động này kéo dài làm ảnh hưởng tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn. Ngoài ra, việc tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư còn khó khăn, chưa có quy định và hướng dẫn thực hiện.
Trước đó, đến hết năm 2018, EVN đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần cơ điện Thủ Đức, thu về 77,51 tỷ đồng và thặng dư vốn 31,56 tỷ đồng.
Tập đoàn cũng tiếp tục thực hiện các thủ tục thoái vốn tại Công ty EVNFinance (7,5% vốn điều lệ), Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 và 4.
Theo news.zing.vn
Nhà đầu tư hứng khởi với diễn biến Vân Đồn mở lệnh giao dịch BĐS từ 9/1/2019
Sau 7 tháng ngủ đông, ngày 9/1/2018 thị trường bất động sản (BĐS) Vân Đồn đón nhận diễn biến mới đầy hứng khởi khi chính quyền huyện chính thức tiếp nhận hồ sơ về việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn, cho phép giao dịch mua bán đất đai đối với những trường hợp đủ điều kiện theo quy định chung của Luật Kinh doanh BĐS.
Theo ghi nhận thực tế từ các sàn giao dịch BĐS tại Vân Đồn, việc cho phép mở lại giao dịch BĐS là diễn biến mới tích cực được chờ đợi sau 7 tháng thị trường khu vực này bị đóng băng. Trong thời gian này có rất nhiều thông tin nổi bật từ chủ trương chính sách của tỉnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đến việc Phó Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung và hệ thống cơ sở hạ tầng được thực hiện nhiều hạng mục công trình quy mô gần một trăm ngàn tỷ đồng như: Sân bay quốc tế Vân Đồn, Cảng biển quốc tế, cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Vân Đồn...
Những hệ thống hạ tầng trên được các nhà đầu tư và giới chuyên gia đánh giá sẽ đưa khu vực này trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất về BĐS nghỉ dưỡng bên bờ di sản tại Việt Nam thời gian tới. Cùng với sự phát triển nhanh của đô thị Hạ Long đang đón nhiều tàu khách quốc tế 5 sao cập bến, hình thức kinh doanh casino có thể sớm được cho phép hoạt động.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong ngày khai trương sân bay quốc tế Vân Đồn.
Bà Nguyễn Như Ý - Giám đốc sàn giao dịch BĐS RealHome Vân Đồn chia sẻ: Có nhiều nhà đầu tư quốc tế và trong nước đang xúc tiến đầu tư vào các dự án tại đây. Thực tế, Vân Đồn thú vị khi là thị trường hiếm hoi ở Miền Bắc hút ngược khách và nguồn tiền đầu tư từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, do đòn bẩy là các chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh về Vân Đồn chỉ mất có hơn 2 giờ bay.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Thanh Tùng Land, các nhà đầu tư khá phấn khích trước diễn biến này. Trong ngày đầu tiên đã có khoảng chục đoàn khách bắt đầu xuống tìm hiểu. Ông dự đoán 15 ngày trước Tết âm lịch giao dịch sẽ sôi động.
Tuy nhiên, tìm hiểu của phóng viên, các chủ đầu tư đình đám như Sun Group, CEO Group, FLC Group, Phương Đông, HD Mon Holding, Con đường di sản... đều chưa có dự án nào đủ điều kiện tung hàng ra bán trong vài tháng tới.
Do đó giao dịch chủ yếu sẽ tập trung vào khu vực các dự án cũ đã có sổ đỏ từ trước như Khu đô thị Vương Long, Cái Rồng, một số đất nền trong dân và tái định trung tâm thị trấn Cái Rồng, trục ra cảng hoặc trục dọc đường ra sân bay. Do số lượng không nhiều nên dự đoán nhanh nhất cũng phải 6 tháng đến 1 năm Vân Đồn mới thực sự có nguồn hàng mới.
Nhiều nhà đầu tư hứng khởi trước diễn biến Vân Đồn cho phép giao dịch lại những BĐS đủ điều kiện theo quy định từ 9/1/2019.
Trong khi đó, UBND huyện Vân Đồn một mặt thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân để hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại đất trên địa bàn để đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật nhưng một mặt nghiêm cấm việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để hợp thức hóa các sai phạm.
Hiện tại, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hợp thửa đối với những thửa đất ở được sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Riêng đối với đất rừng, đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản không được thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền nêu trên của UBND huyện.
UBND huyện cũng thể hiện rõ quan điểm trong quá trình thực hiện nếu có trường hợp đặc biệt phát sinh vướng mắc cần kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết quyền lợi chính đáng của người dân, không gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Vũ Văn Diện - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Chủ trương của UBND tỉnh là quản lý tốt thị trường BĐS đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân. Vì vậy, những gì tốt nhất cho thị trường và người dân thì UBND tỉnh sẽ họp bàn cân nhắc quyết định và thông báo chính thức nhằm xây dựng Vân Đồn thành cực tăng trưởng mới của vùng kinh tế Bắc Bộ.
Theo Ninh Nhi
Báo xây dựng
Toàn cảnh dự án cao ốc 55 tầng của Bitexco giữa trung tâm TP.HCM vừa được đổi sang chủ đầu tư mới Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã có tờ trình UBND TP.HCM đề nghị công nhận chủ đầu tư dự án khu văn phòng - thương mại - dịch vụ - căn hộ ở - khách sạn 6 sao và văn phòng (officetel) tại khu tứ giác Bến Thành, quận 1, TP.HCM (dự án Spirit of Saigon). Theo đó, hiện Văn phòng Đăng...