EVN làm rõ thông tin tiền lương lãnh đạo tăng tới 37% trong năm nay
Trên cơ sở đánh giá, phân tích và cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính quý I/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng kế hoạch tiền lương mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế.
EVN đã xây dựng kế hoạch tiền lương mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế. Ảnh: Nguyễn Thanh.
Thời gian vừa qua, một số báo chí có nêu về vấn đề kế hoạch tiền lương năm 2020 của EVN. Trong đó có nội dung “dự kiến mức lương bình quân của người quản lý tại EVN năm 2020 theo đề xuất tăng 37% so với mức thực hiện năm 2019, trong khi mức tiền lương bình quân của người lao động tại Công ty mẹ EVN kế hoạch năm 2020 tăng khoảng 4% so với mức thực hiện năm 2019″.
Trong thông cáo phát đi hôm nay, 27/5, EVN cho biết đây chỉ là nội dung dự thảo ban đầu chứ không phải phương án kế hoạch được EVN thông qua để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét.
Tại thời điểm đó, trên cơ sở kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tài chính năm 2019 và kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính năm 2020, EVN đã xây dựng kế hoạch tiền lương theo quy định tại Thông tư 26, 27/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo đó, tiền lương của người lao động thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH gắn với chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch năm 2020 so với thực hiện năm 2019.
Tiền lương của người quản lý Công ty mẹ – EVN được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH gắn với lợi nhuận kế hoạch của Công ty mẹ. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch năm 2020 của Công ty mẹ EVN được giao, năng suất lao động tăng so với thực hiện năm 2019 nên mức lương bình quân kế hoạch của người quản lý được xác định căn cứ điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 27.
Video đang HOT
Theo đó, Công ty có năng suất lao động bình quân không giảm và lợi nhuận kế hoạch cao hơn lợi nhuận của năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và hệ số điều chỉnh tăng thêm (Kđch) tối đa bằng 1,0 lần mức lương cơ bản.
Tuy nhiên sau khi xem xét, EVN nhận thấy cần rà soát lại để xây dựng kế hoạch tiền lương năm 2020 trên cơ sở cập nhật các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính của Tập đoàn.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích và cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính quý I/2020, EVN đã xây dựng kế hoạch tiền lương mới, phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Theo đó, để giảm một phần chi phí, EVN đã điều chỉnh hệ số điều chỉnh tăng thêm bằng 0,5 thay cho hệ số điều chỉnh tăng thêm bằng 1 như đã nêu trong phương án cũ để xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương của người quản lý năm 2020 trên tinh thần tiếp tục duy trì hệ số điều chỉnh tăng thêm của người quản lý Công ty mẹ là 0,5 lần như đã thực hiện trong các năm qua.
Với hệ số điều chỉnh tăng thêm bằng 0,5, quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý Công ty mẹ – EVN năm 2020 là 8.064 triệu đồng, tương ứng với mức tiền lương bình quân là 48,432 triệu đồng/người/tháng – tăng 2,67% so với thực hiện năm 2019.
“Đây là nội dung kế hoạch tiền lương này được EVN chính thức báo cáo, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét”, EVN nêu rõ.
Quảng Ngãi: Nhiều diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang do hạn hán
Những ngày đầu vào mùa nắng nóng nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị bỏ hoang.
Chị Phạm Thị Thấm (trú xã Đức Phổ) là chủ 7 sào lúa đã chuyển đổi hoàn toàn sang trồng đậu phộng trong vụ Hè-Thu. Tuy nhiên, chị Thấm phải dùng ống dẫn nước từ cống xuống ruộng để tưới đậu phộng.
"Tình trạng nắng nóng vẫn kéo dài những ngày tới thì nguy cơ 7 sào đậu phộng của gia đình tôi sẽ chết khô. Không hiểu sao mà năm nay trời nắng khô hạn hơn so với mọi năm trước", chị Thấm nói.
Ông Dương Hiển Bình (83 tuổi, trú xã Phổ Cường) cho biết: "Nắng nóng kéo dài những ngày qua, khiến 5 sào lúa của gia đình tôi không có nước để sản xuất được vụ lúa Hè-Thu. Nguồn thu nhập còn lại của gia đình tôi là hai ao nuôi cá với diện tích 4 sào mặt nước thì cũng đã cạn gần trơ đáy".
Nhiều diện tích đất sản nông nghiệp ở thị xã Đức Phổ bỏ hoang
Ông Võ Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Cường cho biết: "Vụ lúa Hè- Thu, tại địa phương có 3 hồ nước đảm bảo tưới nước cho khoảng 95 ha, trong đó có khoảng 50 ha trồng lúa và còn lại chuyển đổi qua cây hoa màu, còn 700 lúa bị thiếu nước hoàn toàn phải bỏ hoang.
Đến thời điểm hiện nay, cơ bản các sông, suối trên địa bàn xã Phổ Cường đã khô cạn hết rồi, về nguồn nước cho gia súc, gia cầm thì hiện nay từng gia đình phải tự lo, nếu tình trạng nắng nóng kéo dài hết tháng 5/2020 thì trời không có mưa thì sẽ xin nguồn nước viện trợ từ một hồ nước để thả xuống sông, suối địa phương để gia súc, gia cầm uống".
Người dân bắt ống dẫn nước về tưới nước cho hoa màu
Nhiều diện tích hoa màu ở thị xã Đức Phổ nguy cơ thiếu nước
Trước tình hình này, ông Nguyễn Tấn Lái, Trưởng phòng NN&PTNT thị xã Đức Phổ cho rằng: "Hiện nay, Phòng NN&PTNT thị xã Đức Phổ đã tham mưu cho UBND thị xã Đức Phổ chỉ đạo cho các xã ở địa phương khảo sát lại nguồn nước để xây dựng kế hoạch lại thì diện tích bị khô hạn có khoảng 1.500 ha (trong đó chuyển đổi cây trồng hoa màu khoảng 300 ha, còn lại hơn 1.000 ha bị bỏ hoang) và khoảng 3.500 ha sản xuất vụ lúa vụ này nhưng khả năng sẽ giảm diện tích canh tác nữa vì do nắng nóng kéo dài".
Ông Dương Hiển Bình bắt cá dưới ao cạn nước của gia đình
Phạt 12 xe khách chạy "bát nháo" trên địa bàn quận Hai Bà Trưng Trước tình trạng xe khách vi phạm lỗi dừng đỗ đón trả khách, chạy xuyên tâm, chéo tuyến diễn ra trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Đội CSGT số 4, Phòng CSGT, CATP Hà Nội đã cùng với lực lượng TTGT tăng cường kiểm tra xử lý 12 lái xe vi phạm. Theo Ban chỉ huy Đội CSGT số 4,...