EVFTA: Gia tăng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phòng vệ thương mại
Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ gia tăng khiến số lượng vụ việc phòng vệ thương mại cũng sẽ nhiều hơn.
Các dây chuyền dệt may của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An tại KCN Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ gia tăng khiến số lượng vụ việc phòng vệ thương mại cũng sẽ nhiều hơn.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương) về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại cũng như cảnh báo của Bộ Công Thương để ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp.
- Xin ông cho biết phòng vệ thương mại có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế, nhất là khi Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ sớm được phê chuẩn và có hiệu lực?
Ông Lê Triệu Dũng: Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cho phép sử dụng để chống lại các hành vi cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế cũng như ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
Đây là công cụ quan trọng, hợp pháp để “bảo vệ” các ngành sản xuất, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo các cam kết quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu rộng vào rất nhiều Hiệp định FTA như ASEAN, ASEAN và gần đây nhất là EVFTA, các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng đóng vai trò tích cực với nền kinh tế cũng như các ngành sản xuất, doanh nghiệp trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với các Hiệp định FTA có mức độ cắt giảm thuế quan rất cao như Hiệp định EVFTA áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam hay thậm chí là các doanh nghiệp EU trong một số lĩnh vực cao hơn nên nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại cũng sẽ tăng.
- Ông có thể chia sẻ thêm về những khó khăn mà phòng vệ thương mại của Việt Nam sẽ gặp phải khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực?
Ông Lê Triệu Dũng: Hiệp định EVFTA có hiệu lực đồng nghĩa thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU gia tăng dẫn tới khả năng tăng số lượng vụ việc phòng vệ thương mại giữa hai bên để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Việc thực thi Hiệp định EVFTA đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết kể cả các quy định về phòng vệ thương mại để có thể khai thác các lợi ích mà Hiệp định đem lại, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Hơn nữa, việc gia tăng số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại có thể tạo ra một số khó khăn nhất định cho cơ quan điều tra của Việt Nam do bị hạn chế về nguồn lực.
[Bộ Công Thương: Hiệp định EVFTA sẽ giúp đa dạng hóa thị trường]
Video đang HOT
Ngoài ra, do các lợi ích mà Hiệp định EVFTA đem lại là rất lớn nên không loại trừ nguy cơ một số doanh nghiệp tìm cách gian lận xuất xứ hoặc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà EU đang áp với nước khác để hưởng lợi bất chính.
Trong bối cảnh đó, các hoạt động phòng vệ thương mại cần tập trung cảnh báo, ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp này.
- Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp gì để phát huy vai trò của phòng vệ thương mại nhằm đảm bảo môi trường thương mại công bằng và hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi chính đáng thưa Ông?
Ông Lê Triệu Dũng: Để phát huy vai trò phòng vệ thương mại, Việt Nam đã thực hiện nhiều công việc cần thiết và đạt được kết quả tích cực.
Về thể chế, Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập Cục Phòng vệ thương mại chuyên trách các hoạt động về lĩnh vực phòng vệ thương mại để có điều kiện triển khai mạnh mẽ hoạt động này hơn so với giai đoạn trước đó.
Cơ quan điều tra cũng ngày càng được kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức để đảm bảo việc thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Ngoài ra, với sự ra đời của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn về các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam đã hoàn thiện tương đối đầy đủ, toàn diện cơ sở pháp lý cho các hoạt động điều tra, xử lý các vụ việc.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 19/TT-BCT ngày 30/9/2019 quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và dự kiến sẽ tiếp tục xem xét ban hành các thông tư hướng dẫn về việc áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt theo các FTA có hiệu lực trong tương lai như EVFTA.
Theo thống kê, đến nay Việt Nam đã khởi xướng điều tra 9 vụ việc chống bán phá giá, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc lẩn tránh biện pháp tự vệ.
Số lượng vụ việc trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng không chỉ thể hiện mức độ cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa trong nước mà còn cho thấy năng lực của doanh nghiệp trong việc chủ động lựa chọn sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng.
Với những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp liên quan triển khai các hoạt động ứng phó với gần 160 các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Điều này nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu tôm, cá tra, nông sản, thép, gỗ…góp phần nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xin Ông cho biết, Bộ Công Thương đã thực hiện những giải pháp và khuyến cáo gì để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài
Ông Lê Triệu Dũng: Xu thế bảo hộ, xung đột thương mại đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt trong quan hệ giữa các nền kinh tế lớn, tác động nhiều mặt tới nền kinh tế toàn cầu, khu vực và Việt Nam.
Tính đến hết tháng Ba vừa qua đã có gần 160 vụ việc phòng vệ thương mại do 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong số đó, các nước khởi xướng điều tra nhiều nhất là Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, EU….
Do đó, Bộ Công Thương đã chủ động dự báo, cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kể cả các vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, hàng tuần Bộ đều có bản tin cảnh báo sớm để đăng tải công khai, đồng thời gửi các Hiệp hội doanh nghiệp để phổ biến cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ ban hành Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong việc chủ động sử dụng và ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Mặt khác, Bộ cũng đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn, tư vấn doanh nghiệp cách thức ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài khởi xướng; chủ động làm việc, kể cả đấu tranh với cơ quan điều tra nước ngoài ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam.
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bá Hải, tỉnh Phú Yên. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Nhờ đó, Việt Nam đã kháng kiện thành công (không áp dụng biện pháp/không gia hạn áp dụng biện pháp) đối với 57/137 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 42%; đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, nhất là các mặt hàng như cá basa, tôm.. tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp; khiếu kiện 5 vụ ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO; trong đó 3 vụ đã kết thúc với kết quả tích cực.
Đáng lưu ý, Bộ Công Thương cũng đấu tranh trên phương diện pháp lý bằng cách kiến nghị Chính phủ đưa vụ việc ra Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi các biện pháp các nước áp dụng có dấu hiệu vi phạm quy định WTO.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp xử lý 2 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan đến thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra và Chương trình Giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ.
Trong quá trình xử lý 2 vụ việc đó, Bộ Công Thương đã thông qua nhiều kênh khác nhau trao đổi, thảo luận, đề xuất với Hoa Kỳ để tìm kiếm giải pháp cho vụ việc, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Các nỗ lực này cũng góp phần vào việc mới đây Hoa Kỳ đã công nhận hệ thống kiểm tra cá da trơn (cá basa) của Việt Nam đủ điều kiện tương đương với Hoa Kỳ, đảm bảo cá basa của Việt Nam được xuất khẩu ổn định sang thị trường này.
Để chủ động ứng phó có hiệu quả với các biện pháp của nước ngoài, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu quy định pháp luật, thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại của các nước xuất khẩu.
Cùng với đó, các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, thường xuyên tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đa dạng hóa sản phẩm, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, đặc biệt là các thị trường thường xuyên sử dụng công cụ phòng vệ thương mại và đã từng kiện hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Hơn nữa, doanh nghiệp chuyển dần từ chiến lược cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu; có chiến lược rà soát giá bán một cách phù hợp để tránh bị coi là bán phá giá và phối hợp chặt chẽ với các bạn hàng tại nước sở tại để cập nhật thông tin.
Ngoài ra, khi đã có thông tin về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa liên quan, doanh nghiệp nên cập nhật tin tức và tích cực tham gia, hợp tác trong quá trình điều tra để tránh việc bị cơ quan điều tra sử dụng số liệu sẵn có bất lợi khi đưa ra kết luận về vụ việc.
Đối với các vụ việc điều tra chống trợ cấp, doanh nghiệp phải tích cực phối hợp cung cấp thông tin để Bộ Công Thương tổng hợp trả lời bản câu hỏi dành cho Chính phủ.
Mặt khác, doanh nghiệp thường xuyên theo dõi, nghiên cứu các khuyến cáo cảnh báo sớm các biện pháp phòng vệ thương mại từ cơ quan phòng vệ thương mại cũng như phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Hiệp hội, các doanh nghiệp trong ngành trong quá trình ứng phó vụ việc.
- Xin trân trọng cảm ơn Ông!
Uyên Hương
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...