Eurozone đối mặt lạm phát tăng kỷ lục
Giá tiêu dùng đã tăng 10,7% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái ở khu vực đồng euro ( Eurozone). Sự khác biệt rõ nét về tỷ lệ lạm phát giữa các nước thành viên đang trở thành vấn đề khiến giới chức châu Âu “đau đầu”.
Khách hàng lựa chọn mua hàng hoá trong siêu thị ở Frankfurt, Đức ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn nguồn từ nhật báo Les Echos cho biết giá cả không ngừng leo thang vào mùa thu này ở châu Âu. Lạm phát ở Eurozone một lần nữa đạt mức cao mới vào tháng 10, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù thị trường quốc tế đã dịu lại một chút trong những tuần gần đây, nhưng rõ ràng giá năng lượng là nguyên nhân giải thích cho sự gia tăng lạm phát này. Trong mười hai tháng qua, giá năng lượng đã tăng trung bình 42%, bất chấp các biện pháp của Nhà nước nhằm hạn chế mức tăng đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Cơn ác mộng của ECB
Video đang HOT
Tương tự như vậy, giá thực phẩm đang tăng vọt. Giá thực phẩm đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái tại Eurozone. Sự gia tăng giá năng lượng đã gây ảnh hưởng đến ngày càng nhiều lĩnh vực. Việc tăng giá phân bón rõ ràng là không ngoài lý do nào khác là liên quan đến giá năng lượng. Hàng công nghiệp cũng đã chứng kiến giá cả tăng 6% trong vòng một năm.
Các nhà kinh tế của Pantheon Macroeconomics gọi những con số này là “cơn ác mộng Halloween đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)”.
Thứ nhất, vì ECB vừa tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tuần trước nhằm làm chậm đà tăng giá. Sau đó, bởi vì tác động của lạm phát đối với từng nước trong Eurozone hiện đang rất khác nhau dẫn đến may rủi lẫn lộn. Các nước Baltic, có hoạt động kinh tế liên kết chặt chẽ với Nga, đang phải đối mặt với việc tăng giá hơn 20% trong vòng một năm. Những nước khác, như Tây Ban Nha, đã hạn chế được mức tăng đột biến nhờ sự can thiệp của Nhà nước và thay đổi cơ chế tính giá điện. Pháp hiện đang ghi nhận mức lạm phát thấp nhất trong toàn bộ Eurozone với mức giá tăng 7,1% so với tháng 10/2021 nhờ các biện pháp của chính phủ và sự gia tăng nợ công.
Tiền lương và khả năng cạnh tranh khác biệt
Cú sốc về giá cả, đặc biệt là năng lượng, tác động phổ biến đối với tất cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra để hạn chế lạm phát lại phụ thuộc vào từng quốc gia thành viên với các chính sách hỗ trợ riêng biệt, dẫn đến kết quả rất khác nhau.
Theo Viện Bruegel, mức hỗ trợ của chính phủ đối với người dân và doanh nghiệp chỉ bằng 1% GDP ở Estonia, nhưng lại chiếm hơn 7% ở Đức. Chỉ tính riêng trong tháng 10, so với tháng 9, giá năng lượng tại Italy đã tăng do sự điều chỉnh về mức thuế quy định. Nhưng ở Tây Ban Nha và Đức lại giá năng lượng lại giảm cho chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đối với các sản ph ẩm thực phẩm, tỷ lệ tăng cũng rất khác nhau. Ở Pháp, giá lương thực tăng 11%, trong khi ở Đức, mức tăng này đạt 20,3%.
Trong một khu vực tiền tệ thống nhất, sự khác biệt về tốc độ lạm phát như vậy sẽ rất khó quản lý vì chúng sẽ dẫn đến các chính sách tăng lương rất khác nhau giữa các quốc gia. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của mỗi nước và đặt ra những thách thức mới cho cả khu vực này.
Lạm phát ở khu vực Eurozone chạm mức kỷ lục
Lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã vượt ngưỡng dự báo và chạm mức kỷ lục trong tháng 10 này và nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất do áp lực giá ngày càng lớn.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo công bố ngày 31/10 của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), mức tăng trưởng giá tiêu dùng của 19 nước sử dụng đồng euro trong tháng 10 đã lên tới 10,7%, tăng so với mức tăng 9,9% của tháng trước đó và vượt mức dự báo 10,2% được đưa ra trước đó. Trong đó, Đức, Italy và Pháp là 3 nước có mức lạm phát cao nhất.
Bên cạnh yếu tố chính thúc đẩy lạm phát "leo thang" là giá năng lượng tăng cao, giá thực phẩm và hàng hóa công nghiệp nhập khẩu cũng tác động phần nào về mặt bằng chung chi phí sinh hoạt.
Trong 3 tháng qua, ECB đã điều chỉnh lãi suất tăng tổng cộng 200 điểm cơ bản và nhiều khả năng thể chế tài chính này sẽ tiếp tục thực hiện tăng lãi suất vào tháng 12 tới để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, trên thực tế, các thị trường đã bắt đầu dự đoán về khả năng ECB giảm tốc tăng lãi suất khi suy thoái bùng phát và giá khí đốt đã bắt đầu giảm từ mức cao kỷ lục. Ông Klaas Knot, Thống đốc Ngân hàng trung ương Hà Lan cho rằng vẫn cần siết chặt tiền tệ và nhiều khả năng trong tháng 12 tới, ECB sẽ cân nhắc thực hiện tăng lãi suất trong khoảng 50 đến 70 điểm cơ bản.
Ngày 27/10, ECB quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75% lên 2%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 3 liên tiếp và là lần tăng lớn thứ hai trong lịch sử của ngân hàng này. Cụ thể, ECB tăng lãi suất tiền gửi lên 1,5% và lãi suất tái cấp vốn lên 2%. Nhưng mức lãi suất này vẫn thấp hơn 3,2% mà thị trường định giá chỉ trong vài tuần trước.
Hiện các nhà kinh tế kỳ vọng khu vực này sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trong quý I/2023 và cuộc suy thoái như vậy có khả năng làm giảm phát tự nhiên, qua đó giảm tải áp lực cho ECB.
Theo kế hoạch, ECB sẽ nhóm họp vào ngày 15/12 và một loạt các các chỉ số về nền kinh tế cộng với những hướng dẫn về chính sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) được cho là sẽ tác động đến quyết định của ECB, mà không phải dữ liệu báo cáo lạm phát nêu trên.
ECB lần thứ ba tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục để chống lạm phát Ngày 27/10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75% lên 2%. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba liên tiếp và là lần tăng lớn thứ hai trong lịch sử của ngân hàng này. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong bối cảnh các...