Eurozone chính thức trở lại suy thoái
Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) lại rơi vào suy thoái trong quý III năm nay với dự đoán tình hình có thể còn tiếp tục tồi tệ hơn trong quý cuối cùng của năm. Đây là lần thứ hai Eurozone chính thức rơi vào suy thoái kể từ năm 2009.
Kinh tế Eurozone có khả nănsẽ g tiếp tục suy thoái sâu trong quý tới.
Mặc dù các nền kinh tế Đức và Pháp vẫn tiếp tục tăng trưởng, song tính toàn bộ 17 nền kinh tế thành viên, khu vực Eurozone vẫn rơi vào suy thoái sâu.
Theo số liệu thống kê công bố ngày 15/11, trong quý III năm nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone giảm 0,1%, sau khi đã giảm 0,2% trong quý trước. Như vậy, theo định nghĩa kinh tế, Eurozone đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật do có hai quý sụt giảm liên tiếp.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, GDP của Eurozone giảm 0,6%, toàn Liên minh châu Âu (EU) giảm 0,4% trước khi có thể tăng nhẹ 0,1% trong năm 2013.
Video đang HOT
Chỉ số kinh tế ảm đạm này được công bố chỉ một ngày sau khi xảy ra làn sóng biểu tình rầm rộ của người dân tại hơn 20 châu Âu để phản đối các chính sách kinh tế khắc khổ đang được chính phủ nhiều nước “lục địa già” áp dụng nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng tồi tệ.
Người dân châu Âu giận dữ biểu tình chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Theo các chuyên gia kinh tế, các số liệu thống kê mới cho thấy Eurozone không những chưa thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái, mà tình hình thậm chí còn có thể xấu đi trong thời gian tới.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cảnh báo liên minh tiền tệ này có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng hơn với mức suy giảm 0,5% trong năm nay và 0,3% cho năm 2013.
Nguyên nhân khiến tình hình Eurozone ngày càng bi đát chủ yếu do sự bất ổn kéo dài tại các nước thành viên, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ chạm ngưỡng 2,5% trong năm nay (tăng 0,2%), trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng ở mức 11,6%.
Số liệu thống kê cho biết trong quý vừa qua, Đức – nền kinh tế số một châu Âu – chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 0,2%, thấp hơn mức 0,3% trong quý II và 0,5% của quý I. Pháp cũng phải chật vật mới đạt được mức tăng trưởng 0,2%.
Mức tăng trưởng “khiêm tốn” của Đức, Pháp không thể kéo được cả con tàu Eurozone tăng tốc khi kinh tế của Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia và Áo cùng giảm tốc.
Trong quý III, kinh tế của Tây Ban Nha và Italia, những quốc gia áp đặt các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” không được lòng dân, bị sụt giảm lần lượt 0,3% và 0,2%. Trong khi đó,kinh tế Áo suy giảm 0,1% còn Hà Lan giảm 1,1%, mức giảm sâu nhất trong Eurozone.
Theo Dantri
Giá dầu thô về sát mốc 114 USD/thùng
Ảnh minh họa: Reuters
Đêm qua, rạng sáng nay (11.10, giờ VN), giá dầu thô trên thị trường thế giới quay lại đà giảm sau phiên tăng nhẹ một ngày trước đó.
Theo Reuters, giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 10.10 (kết thúc rạng sáng nay 11.10, giờ VN) trước lo ngại về tình trạng ảm đạm của nền kinh tế thế giới, cũng như sự thiếu hụt nguồn cung từ khu vực Biển Bắc.
Ngoài ra, các báo cáo được công bố hôm thứ tư (10.10) của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã cắt giảm dự báo về nhu cầu tăng lượng dự trữ dầu mỏ trên thế giới.
Ghi nhận ở thời điểm chốt phiên 10.10, tại London (Anh), giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 11.2012 giảm 0,17 USD/thùng, xuống còn 114,33 USD/thùng. Trong phiên, có thời điểm, dầu Brent được giao dịch ở giá 115,59 USD/thùng, mức giá cao nhất sau khi giá của loại dầu này đạt "đỉnh" là 117,02 USD/thùng trong phiên 1.9 vừa qua.
Tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu WTI giao cùng kỳ hạn tháng 11.2012 lại giảm mạnh đến 1,14 USD/thùng, xuống còn 91,25 USD/thùng.
Theo TNO
Giá dầu lùi sát về mốc 110 USD/thùng Ảnh minh họa: Reuters Đêm qua, rạng sáng nay (27.9), thị trường dầu thô thế giới ghi nhận phiên giảm giá mạnh bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đang có dấu hiệu leo thang, kèm theo đó là lo ngại về sự khan hiếm nguồn cung dầu mỏ và số liệu báo cáo...