Euro 2000: Khi người Pháp cô đơn trên đỉnh châu Âu
2 năm sau chiến thắng thuyết phục trước Brazil ở World Cup 1998, người Pháp tiếp tục san phẳng cả châu Âu ở Euro 2000.
16 năm sau chức vô địch Euro 1984 với Michel Platini là nguồn cảm hứng, người hâm mộ tuyển Pháp có quyền hi vọng vào một điều tuyệt vời nữa dành cho Les Bleus trong kỳ Euro đầu tiên của thể kỷ 21 khi họ sở hữu một dàn hào thủ có chất lượng đồng đều ở cả 3 tuyến, đây được coi là thế hệ vàng thứ 2 của Gà trống Gaulois.
Dàn sao đồng đều của tuyển Pháp ở Euro 2000
Roger Lemerre, huấn luyện viên của tuyển Pháp năm đó gần như giữ nguyên bộ khung của người tiền nhiệm Aime Jacquet. Gà trống Gaulois mang đến giải đấu được tổ chức song song tại Bỉ – Hà Lan rất nhiều những gương mặt quen thuộc đối với khán giả như Thierry Henry, David Trezeguet, Emmanuel Petit, Lilian Thuram, Bixente Lizarazu, Laurent Blanc, Youri Djorkaeff, Robert Pirès và Fabien Barthez. Đặc biệt nhất, đáng kỳ vọng nhất trong dàn sao danh giá đó đương nhiên phải kể đến nhạc trưởng thiên tài, người kế nhiệm Michel Platini, Zinédine Zidane.
Tuyển Pháp bắt đầu hành trình chinh phục chiếc cúp bạc Henri Delaunay lần thứ hai của mình ở bảng D. Đội quân áo lam năm đó nằm cùng bảng với các đối thủ sừng sỏ như Đan Mạch, Cộng hòa Czech và ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi vô địch, chủ nhà Hà Lan.
Video đang HOT
16 năm sau chức vô địch lần đầu tiên, Pháp thêm lần nữa chạm đến vinh quang
Tuyển Pháp khởi đầu tương đối suôn sẻ khi vùi dập “những chú lính chì” Đan Mạch với tỷ số 3-0 ngay trong trận mở màn. Laurent Blanc, Thierry Henry và Sylvain Wiltord là những người ghi bàn cho Les Bleus.
Sang đến trận đấu thứ hai gặp Cộng Hòa Czech, mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều với đoàn quân của huấn luyện viên Roger Lemerre. Thierry Henry đưa Pháp vượt lên từ rất sớm, tuy nhiên Karel Poborský nhanh chóng gỡ hòa cho Czech từ một quả penalty gây nhiều tranh cãi. Phải chờ đến phút tỏa sáng của tiền vệ Youri Djorkaeff trong hiệp 2, Gà trống mới có thể rời sân với 3 điểm trọn vẹn.
Với 6 điểm sau 2 trận toàn thắng, trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Hà Lan chỉ còn mang tính chất thủ tục, Pháp cất hầu hết trụ cột của mình lên băng ghế dự bị nên thất bại sít sao 2-3 trước đội chủ nhà “Cơn lốc màu da cam” là hoàn toàn dễ hiểu. Pháp bước vào vòng tứ kết với tư cách nhì bảng D, chạm trán đối thủ cực mạnh là Tây Ban Nha.
Zidane là đầu tàu đưa Pháp đến với chiếc cúp bạc Euro
Chạm trán với đối thủ nhiều duyên nợ Tây Ban Nha trong một thế trận cởi mở, Pháp là những người vượt lên dẫn trước ở phút 32 bằng pha sút phạt hàng rào đẹp mắt của Zizou. Nhưng chỉ 6 phút sau, Mendieta gỡ hòa cho đội bóng “xứ bò tót” với một quả penalty thành công. Vào phút cuối cùng của hiệp một, lại là người hùng Djorkaeff ấn định chiến thắng 2-1 cho ĐT Pháp khi dứt điểm thành công từ đường chuyền của Vieira.
Sự trở lại của Anelka và Petit sau chấn thương càng khiến cho tuyển Pháp có thêm ít nhiều tự tin trước trận bán kết gặp Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, chính Seleccao mới là những người có bàn mở tỷ số trước do công của Nuno Gomes.
Phút 51, Anelka chuyền bóng chính xác cho Henry ghi bàn gỡ hoà. Hai đội bước vào thi đấu hiệp phụ giống như 16 năm về trước. Tưởng chừng như trận đấu sẽ phải phân định bằng loạt đá luân lưu thì vào phút 117, trọng tài chỉ tay vào chấm phạt đền khi hậu vệ Xavi để bóng chạm tay sau cú sút của Wiltord. Zidane dứt điểm thành công, đưa Pháp tiến vào chung kết gặp Italia.
Pháp gặp Italia được coi là trận chung kết Euro hấp dẫn nhất trong lịch sử. Một cuộc tái ngộ đầy cảm xúc. Tại World Cup 1998, Les Bleus đã loại đối phương sau loạt sút luân lưu định mệnh và giờ, số phận tiếp tục đưa đẩy hai đội gặp lại nhau tại trận đấu cuối cùng của Euro 2000.
Lối chơi phòng ngự Catenaccio trứ danh của người Ý tiếp tục được thể hiện trong trận chung kết. Trước kỳ Euro 2000, chưa có đội bóng nào lập thành tích vô địch Euro sau khi vô địch World Cup. Và ước mơ viết nên lịch sử của người Pháp tưởng chừng như đổ vỡ khi Marco Delvecchio đệm bóng tung lưới Fabien Barthez ở phút 55. Ngay sau bàn thắng, Ý chơi chùng xuống để bảo toàn tỷ số trong khi Pháp không dễ dàng cam chịu thất bại.
Cú vô-lê đưa Pháp lên đỉnh châu Âu của David Trezeguet
Những nỗ lực không mệt mỏi của “gà trống Gaulois” cuối cùng cũng được đền đáp. Sylvain Wiltord trở thành người hùng dân tộc sau pha đột phá tưởng như vô vọng và dứt điểm từ phía bên trái vòng cấm địa. Lấy lại tinh thần, Pháp ào lên tấn công mạnh mẽ trong khi Ý bắt đầu kiệt sức. Định mệnh gọi tên David Trezeguet khi anh khiến cả nước Ý khóc hận với cú bắt vô lê tung nóc lưới Toldo ở phút 103. Bàn thắng vàng chính thức đưa người Pháp lên ngôi bá chủ châu Âu.
Bóng đá thế giới chưa từng chứng kiến đội tuyển nào có thể vô địch châu Âu ngay sau khi đoạt cúp thế giới. Thế nhưng người Pháp đã phá vỡ quy luật đó để tự tay điền tên mình vào lịch sử bóng đá châu Âu dưới tư cách đội đầu tiên làm được điều đó.
ĐT Pháp: Paul Pogba, mảnh ghép không thể thiếu
Dù BHL của ĐT Pháp có xoay tua đội hình ở các loạt trận vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu đợt này, thì Paul Pogba vẫn luôn được ra sân.
Gặp rất nhiều khó khăn trong màu áo CLB (M.U), nhưng tiền vệ 28 tuổi này vẫn là mảnh ghép hoàn hảo của đội bóng áo Lam trên hành trình bảo vệ vương miện vô địch thế giới.
Trong trận ra quân trước Ukraine, Pogba vẫn chưa hoàn toàn khỏe mạnh nên Deschamps đã để anh ngồi dự bị và chỉ tung tiền vệ M.U vào sân thay thế Olivier Giroud ở phút 63. Đến trận gặp Kazakhstan, Pogba đá chính nhưng cũng chỉ thi đấu 59 phút rồi nhường chỗ cho Adrien Rabiot. Tuy vậy, Pogba vẫn chứng tỏ vai trò và tầm ảnh hưởng ở hai trận trận đấu nói trên với khả năng đánh chặn cùng những đường chuyền tạo cơ hội sắc sảo.
Điển hình nhất chính là pha chuyền bóng cho Martial đã loại tới 4 hậu vệ Kazakhstan và khơi mào cho bàn mở tỉ số (Martial kiến tạo, Ousmane Dembele lập công). Rồi chính lại là sự có mặt của Pogba trong vòng cấm gây sức ép khiến Sergiy Maliy (44') đá phản lưới nhà từ pha đá phạt góc của Griezmann. Quan trọng hơn nữa, sự phối hợp ăn ý giữa Pogba với Mbappe trong các trận đấu trước đây cũng là một trong những yếu tố giúp anh luôn nằm trong lựa chọn ưu tiên của Deschamps.
Có và không có Pogba là hai ĐT Pháp khác nhau rõ rệt. Khi có tiền vệ M.U, Les Bleus luôn thể hiện một lối chơi máu lửa, nhiệt huyết và mãn nhãn. Nhưng khi Pogba không có mặt trên sân, những chú Gà trống Gaulois nhạt nhòa, bạc nhược và kém hiệu quả.
Tuyển Pháp mơ lặp lại kỳ tích của thế hệ Zidane Hơn hai thập niên sau cú đúp World Cup 1998 và EURO 2000 của thế hệ Zidane, một thành viên cũ của tuyển Pháp năm ấy là Didier Deschamps có thể lặp lại kỳ tích xưa. Khoảng thời gian tập trung đội tuyển là thời điểm tốt để giới chuyên môn tranh luận về các nền bóng đá. Tuy nhiên, với tuyển Pháp,...