EU yêu cầu Cyprus và Malta giải trình về ‘hộ chiếu vàng’
EU bắt đầu hành động pháp lý với chương trình “ hộ chiếu vàng” của Cyprus và Malta vì lo ngại quyền công dân của khối bị suy yếu.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm nay gửi thông báo cho Cyprus và Malta, hai quốc gia gia nhập EU năm 2004, để yêu cầu giải trình về chương trình “hộ chiếu vàng”, cảnh báo chương trình này làm tăng nguy cơ rửa tiền, trốn thuế và tham nhũng.
“Tác động của chương trình hộ chiếu đầu tư không chỉ giới hạn ở các quốc gia thành viên quản lý chúng mà còn là các quốc gia khác và toàn bộ EU”, EC cho biết.
Hộ chiếu EU được đánh giá cao vì mang đến cho người sở hữu quyền đi lại, sống và làm việc tự do ở 27 quốc gia của khối, quyền mà EC cho rằng phải được bảo vệ.
“EC cho rằng việc cấp quyền công dân EU thông qua các khoản đầu tư hoặc thanh toán được xác định trước mà không có bất kỳ mối liên kết thực sự nào với quốc gia thành viên là đáng quan ngại và làm suy yếu bản chất của quyền công dân EU”, thông báo có đoạn.
Video đang HOT
Một hộ chiếu của Cyprus. Ảnh: Reuters.
Hai nước Cyprus và Malta sẽ có hai tháng để phản hồi EC trước khi các biện pháp mạnh tay hơn được tiến hành.
Cyprus cho biết quốc gia này sẽ dừng chương trình “hộ chiếu vàng” vào tháng tới, sau khi một cuộc điều tra của tờ Al-Jazeera tiết lộ hàng chục người đăng ký đã bị điều tra hình sự, chịu các lệnh trừng phạt quốc tế hoặc thậm chí phải chịu án tù.
Phát ngôn viên EC Christian Wigand nói EU lo ngại trước những lời kêu gọi Cyprus đưa ra một chương trình tương tự và việc Malta đã đưa ra thông báo về ý định mở rộng chương trình hộ chiếu vàng.
“Điều quan trọng là trong tương lai không có quốc gia thành viên nào vận hành các chương trình dẫn tới việc bán quốc tịch EU”, ông nói.
Cyprus bắt đầu chương trình cấp hộ chiếu để đổi lấy các khoản đầu tư lớn từ năm 2007, nhưng chính sách này được đẩy mạnh hơn sau khủng hoảng kinh tế năm 2013 tại quốc đảo. Trong khi đó, Malta bắt đầu chương trình này từ năm 2014.
Để sở hữu hộ chiếu Cyprus, các nhà đầu tư phải bỏ ra khoảng 2,5 triệu euro (khoảng 3 triệu USD). Chương trình này đã giúp thu về cho kho bạc nước này khoảng 8,2 tỷ USD trong những năm qua.
Malta tháng trước bắt chánh văn phòng của cựu thủ tướng Joseph Muscat như một phần trong cuộc điều tra cáo buộc về hành vi nhận hối lộ liên quan tới chương trình “hộ chiếu vàng”.
EC đã phát cảnh báo về những rủi ro từ chương trình “hộ chiếu vàng” nhưng cho tới nay chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào để giải quyết vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Cyprus từ chức sau vụ bê bối mua bán hộ chiếu
Ngày 15/10, Chủ tịch Quốc hội Cyprus Demetris Syllouris đã từ chức sau vụ bê bối mua bán hộ chiếu gây tiếng xấu cho chính quyền quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này.
Chủ tịch Quốc hội Cyprus Demetris Syllouris. Ảnh: bbc.com
Chủ tịch Quốc hội Demetris Syllouris là nhân vật quyền lực cao thứ hai của Cyprus và đang giữ chức Quyền Tổng thống do Tổng thống Nicos Anastasiades đi vắng.
Ông Syllouris, 67 tuổi, bị hãng tin Al Jazeera quay lén cuộc nói chuyện với một phóng viên đóng giả là đại diện của một doanh nhân Trung Quốc có tiền án, tiền sự, trong đó ông Syllouris cam kết sẽ tạo điều kiện cho người này xin hộ chiếu. Đoạn hội thoại trên đã được phát tán ngày 12/10 và khiến dư luận giận dữ.
Tuy nhiên, ông Syllouris, người đã làm nghị sĩ trong 28 năm qua và trở thành Chủ tịch Quốc hội từ năm 2011, đã bác bỏ mọi hành vi sai trái của mình, đồng thời tuyên bố "không vi phạm pháp luật".
CH Síp xóa bỏ chương trình cấp hộ chiếu thông qua đầu tư CH Cyprus (Síp) tuyên bố sẽ bãi bỏ chương trình cấp quyền công dân gây tranh cãi của quốc gia này sau cuộc điều tra của báo Aljazeera tiết lộ nhiều chính trị gia cấp cao tại các nước đổi đầu tư lấy hộ chiếu. Theo tờ Aljazeera, trong một tuyên bố đăng trên Twitter bằng tiếng Hy Lạp ngày 13/10, Bộ Nội...