EU xích gần hơn tới việc đóng cửa Không gian tự do đi lại Schengen
Khả năng Schengen bị đóng cửa đang dần hiện hữu khi dòng người nhập cư đổ về châu Âu không có dấu hiệu giảm nhiệt.
Liên minh châu Âu EU hôm qua đã có quyết định được xem là mở đường cho việc chính thức đóng cửa tạm thời không gian tự do đi lại Schengen trong 3 tháng tới khi ra tối hậu thư cho Hy Lạp phải tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới. Đây được xem là một nhiệm vụ bất khả thi đối với một trong những quốc gia cửa ngõ vào EU này.
Bài toán người tị nạn vẫn khiến giới chức châu Âu phải “đau đầu”. (Ảnh: Getty)
Là quốc gia cửa ngõ vào Liên minh châu Âu đối với những người di cư từ Trung Đông, năm 2015 vừa qua, Hy Lạp đã phải chứng kiến hơn 1 triệu người vượt biên giới nước này để vào những quốc gia châu Âu giàu có khác, gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất và lớn nhất tại châu lục kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.
Trước tình hình cuộc khủng hoảng ngày càng vượt tầm kiểm soát, Hy Lạp thường xuyên phải nhận những lời chỉ trích vì “thiếu hành động” hay “hành đông không hiệu quả”.
Như “giọt nước tràn ly”, các nước thành viên Liên minh châu Âu hôm qua đã ra tối hậu thư yêu cầu Hy Lạp trong vòng 3 tháng tới phải khắc phục được những lỗ hổng trong việc kiểm soát dòng người di cư nước ngoài, trong đó bao gồm những vấn đề liên quan tới việc đăng ký, giám sát các khu vực biển và kiểm soát biên giới.
Tuy nhiên việc thực hiện những khuyến nghị này lại dường như là bất khả thi đối với Hy Lạp và theo các nhà phân tích, lời kêu gọi mà châu Âu đưa ra sẽ mở đường cho việc áp dụng quy định cho phép các nước thành viên khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ bên trong khu vực tự do đi lại Schengen, bao gồm với Hy Lạp trong tối đa 2 năm, thay vì 6 tháng như thường lệ.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Chính phủ Hy Lạp hôm qua khẳng định sẽ làm mọi việc có thể để kiểm soát luồng người di cư từ Trung Đông. Theo các quan chức và ngoại giao EU, mục đích của biện pháp này không phải là nhằm cô lập hay quay lưng lại với Hy Lạp mà là nhằm khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới, đặc biệt là giữa Áo và Đức mà không đi ngược lại với các hiệp ước của khối.
Quyết định của Liên minh châu Âu đưa ra trong bối cảnh, dòng người nhập cư đổ về châu lục này vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt dù nhiều biện pháp kiểm soát đã được đưa ra. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 80.000 người tị nạn đã đến châu Âu kể từ đầu năm 2016, nhiều hơn so với 4 tháng đầu năm 2015.
Một nguồn tin châu Âu cho biết, nhóm 4 nước Hungary, Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc muốn giúp đỡ Macedonia đóng cửa biên giới với Hy Lạp để ngăn chặn dòng người nhập cư. Những biện pháp theo hướng này có thể sẽ được thông báo tại cuộc họp cấp cao giữa lãnh đạo 5 nước vào đầu tuần tới tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc.
Trong một phát biểu ngày hôm qua, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz cũng tuyên bố, người Macedonia cần phải chuẩn bị để có thể ngăn chặn hoàn toàn luồng người di cư vào lãnh thổ nước này trong những tháng tới. Bởi Áo cũng sẽ đóng cửa biên giới của mình một khi nước này hoàn thành hạn ngạch người nhập cư như đã cam kết.
Tiếp nhận 90.000 người xin tị nạn hồi năm ngoái, chính phủ Áo đã ấn định con số tối đa 45.000 người nhập cư trong năm nay./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Schengen có thể gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới thêm 2 năm
Các nước thành viên EU sẽ họp khẩn để bàn việc gia hạn kiểm soát biên giới trong khu vực Schengen.
Bộ trưởng Nội vụ 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định nhóm họp khẩn vào ngày mai (25/1) tại thủ đô Brussels, Bỉ để thảo luận về khả năng gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới khẩn cấp trong không gian tự do đi lại Schengen.
Điều này được xem là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để hạn chế luồng người nhập cư từ Trung Đông và Bắc phi vào khu vực.
Khu vực Schengen. Ảnh: BBC.
Theo các số liệu thống kê mới nhất, hơn 1 triệu người đã vào Liên minh châu Âu trong năm 2015 vừa qua, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.
Trước làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, 6 quốc gia thuộc không gian tự do đi lại Schenghen đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới.
Cuộc họp ngày mai là nhằm thảo luận những bước đi tiếp theo sau khi những biện pháp này hết hiệu lực có thể là vào tháng 5 tới.
Theo quy định của khối Schengen, việc thay đổi tạm thời các quy định về kiểm soát biên giới có thể kéo dài trong thời gian tối đa 2 năm. Tuy nhiên, theo Ủy ban châu Âu, để có thể làm được điều này, các nước thành viên Liên minh châu Âu phải đạt được sự nhất trí rằng, "những thiếu sót nghiêm trọng và những tồn tại" trong kiểm soát biên giới bên ngoài Schengen đang đe dọa tự tồn tại của chính Liên minh châu Âu.
6 quốc gia thuộc không gian Schengen đã khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức - đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu.
Theo các số liệu chính thức công bố mới đây của Cơ quan kiểm soát biên giới châu Âu, tháng 12/2015, đã có 108.000 người nhập cư tới Hy Lạp, nâng tổng số người nhâp cư mà quốc gia cửa ngõ vào châu Âu phải tiếp nhận trong năm 2015 vượt qua con số 1 triệu người, tức là cao gấp 5 lần so với năm 2014.
Để hạn chế dòng người đang ngày càng vượt tầm kiểm soát này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 24/1 đã đề nghị xây dựng hàng rào tại biên giới giữa Macedonia và Bulgaria với Hy Lạp: "Bảo vệ Không gian tự do đi lại Schengen chỉ bằng lời nói thôi là không đủ. Hiện nay châu Âu đang chia làm 2 phe, giữa một bên là bảo vệ Schengen bằng lời nói với 1 bên là bằng hành động. Chúng tôi thuộc bên thứ 2. Những nước không làm gì để bảo vệ các biên giới bên ngoài Liên minh châu Âu thì không thực sự là bạn bè của Schengen, mà đang phá hoại nó. Bởi vì, nếu chúng ta tiếp tục không làm gì, Schengen sẽ đổ vỡ."
Trong khi đó, Thủ tướng Slovenia Miro Cerar đã phải thừa nhận, tình hình nhập cư đã hoàn toàn vượt tầm kiểm soát: "Tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu hãy giúp đỡ Hy Lạp nhằm tìm ra một giải pháp chung ngăn chặn dòng người nhập cư đã vượt tầm kiểm soát tại khu vực biên giới giữa Macedonia và Hy Lạp, để bảo vệ không gian Schengen. Điều này sẽ đảm bảo sự ổn định tại khu vực Balkan, ngăn chặn xung đột tại biên giới các nước Balkan trong trường hợp làn sóng di cư vượt kiểm soát có thể làm gia tăng căng thẳng ở khu vực."
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria
VOV.VN - Căn bệnh "Nhà nước Hồi giáo IS" cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.
Hồi giữa tuần, Slovenia đã theo chân Áo thông báo từ chối tất cả người nhập cư, trừ những người muốn xin tị nạn ở Đức và các nước châu Âu khác. Bản thân Slovenia cũng đã xây dựng một hàng rào dài 160 km ở biên giới phía Nam với Croatia để buộc những người nhập cư chỉ có thể vào nước này từ những trạm kiểm soát biên giới chính thức. Chính phủ Slovenia đã cam kết sẽ dỡ bỏ những biện pháp này ngay khi các nước Liên minh châu Âu tìm được một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng./.
Thu Hoài
Theo_VOV
EU để ngỏ khả năng kéo dài thời gian kiểm soát biên giới Động thái này được cho là để đối phó với dòng người di cư ồ ạt tới châu Âu đang vượt quá tầm kiểm soát. Tại hội nghị Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra ở thành phố Amsterdam, Hà Lan diễn ra ngày 25/1, một số nước thành viên Liên minh châu Âu đã đề nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump

Lý do Trung Quốc cảnh báo Anh về thỏa thuận thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
Pháp luật
23:54:10 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
Sao việt
23:10:57 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh
Góc tâm tình
22:56:08 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ
Nhạc quốc tế
22:40:48 15/05/2025
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng
Sao âu mỹ
22:34:03 15/05/2025
Chàng trai gây tranh luận sôi nổi khi hát giống Quang Dũng
Tv show
22:28:04 15/05/2025