EU xác nhận sẽ đàm phán kỹ thuật với Belarus về cuộc khủng hoảng người di cư
Ngày 17/11, Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận sẽ tham gia “các cuộc đàm phán kỹ thuật” với Belarus về cách thức hồi hương những người di cư đang tìm cách vượt qua biên giới Ba Lan.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trái) và Thủ tướng tạm quyền Đức Angela Merkel (ảnh ghép). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn Liên minh châu Âu (EU) Eric Mamer cho rằng Belarus cần phải cho phép tiếp cận để triển khai hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cung cấp nơi ở tạm thời cho những người di cư ở nước này. EC sẽ tổ chức các cuộc đàm phán kỹ thuật với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Di cư Quốc tế và Belarus về các hoạt động hồi hương.
Động thái trên diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Thủ tướng tạm quyền của Đức Angela Merkel vừa có cuộc điện đàm, trong đó nhấn mạnh cuộc khủng hoảng người di cư phải được giải quyết giữa Belarus và EU.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa EU và Belarus đã leo thang trong thời gian gần đây. EU cáo buộc Minsk để cho dòng người di cư đến Belarus và vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong khối này nhằm đáp trả việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus liên quan tình hình chính trị tại nước này.
Phía Belarus luôn bác bỏ cáo buộc này, coi đây là cáo buộc vô căn cứ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này vì chính hành động can thiệp của những nước này đã khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán khỏi chiến tranh.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ Quốc phòng Ba Lan ngày 18/11 cho biết các lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ một nhóm 100 người di cư đang tìm cách vượt biên từ Belarus trong đêm. Trên mạng Twitter, bộ này khẳng định những người di cư đã ném đá vào các binh sĩ Ba Lan, nhằm đánh lạc hướng giúp những người khác vượt biên cách đó vài trăm mét.
Hàng nghìn người di cư, chủ yếu từ Trung Đông, đã vượt biên hoặc tìm cách vượt biên trái phép từ Belarus sang Ba Lan kể từ mùa Hè vừa qua. Thương vong đã xảy ra khi lực lượng bảo vệ biên giới Ba Lan đụng độ với người di cư vượt biên trái phép. Tháng trước, các nhóm người di cư từ 60-70 người đã ngoan cố tìm cách vượt biên bất chấp sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ biên giới Ba Lan. Hậu quả là 2 binh lính Ba Lan đã phải nhập viện vì bị thương khi đối đầu với người di cư. Để ngăn chặn người di cư vượt biên trái phép, Ba Lan sau đó quyết định tăng số lượng binh lính triển khai tại biên giới với Belarus lên 10.000 người.
Cũng liên quan tới cuộc khủng hoảng di cư Ba Lan-Belarus, Tổng cục Hàng không dân dụng Liban ngày 18/11 ra thông báo nêu rõ chính quyền nước này đã yêu cầu các hãng hàng không chỉ cho phép những hành khách có thị thực, quốc tịch, giấy phép cư trú tại Belarus được có mặt trên các chuyến bay tới quốc gia Đông Âu này.
Lãnh đạo Belarus và Đức thảo luận về cuộc khủng hoảng người di cư
Cơ quan báo chí của Tống thống Belarus ngày 15/11 cho biết Tổng thống Alexander Lukashenko và Thủ tướng tạm quyền của Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm kéo dài 50 phút thảo luận về biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tại biên giới Belarus với Liên minh châu Âu (EU).
Người di cư tại khu vực Grodno, biên giới Belarus - Ba Lan, ngày 8/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo viết: "Cuộc điện đàm diễn ra chiều ngày 15/11 và kéo dài 50 phút. Hai nhà lãnh đạo thảo luận một loạt vấn đề trước hết là tình hình người di cư tại biên giới Belarus - Ba Lan, Belarus - Litva và Belarus - Latvia".
Thông báo cũng cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận chi tiết về các biện pháp hỗ trợ nhân đạo và triển vọng giải quyết vấn đề người di cư nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng tại khu vực biên giới. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục các cuộc tiếp xúc để giải quyết tình hình.
Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Tổng thống Belarus và một nhà lãnh đạo phương Tây kể từ khi ông Lukashenko giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 8/2020.
Cuộc khủng hoảng người di cư tại biên giới Belarus với Latvia, Litva và Ba Lan bắt đầu từ đầu năm 2021 và trở nên căng thẳng ngày 8/11. Hàng nghìn người di cư tiến tới biên giới Belarus - Ba Lan và không chịu rời khu vực giáp ranh, nhiều người đã phá đổ hàng rào dây thép gai để vào lãnh thổ Ba Lan. EU cáo buộc Minsk để cho dòng người di cư đến Belarus và vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong khối này nhằm đáp trả việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus liên quan tình hình chính trị tại nước này. Phía Belarus luôn bác bỏ, coi đây là cáo buộc vô căn cứ. Tổng thống Belarus Lukashenko cho rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này vì chính hành động can thiệp của những nước này đã khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán chiến tranh.
Tổng thống Nga đề xuất giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở biên giới Belarus, Ba Lan Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới giữa Belarus và Ba Lan. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp ở Moskva ngày 4/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng tin RIA ngày 14/11 dẫn lời Tổng thống Putin trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình nhà nước...