EU vượt Mỹ trong chiến dịch tiêm chủng vaccine
Theo thống kê của hãng tin AFP (Pháp) dựa trên các số liệu chính thức, khoảng 50% dân số Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lampedusa, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, gần 224 triệu người tại 27 quốc gia thành viên EU đã được tiêm chủng, trong đó Tây Ban Nha dẫn đầu với 58,3% dân số đã được tiêm chủng, tiếp theo là Italy (54,4%), Pháp (52,9%) và Đức (52,2%). Cũng theo thống kê của AFP, đã có 59,3% dân số EU đã được tiêm 1 mũi vaccine, trong khi con số này tại Mỹ là 57,8%.
Các con số này đồng nghĩa châu Âu đã vượt qua Mỹ trong chiến dịch tiêm chủng. Hiện tại Mỹ mới có khoảng 49,7% dân số được tiêm chủng đủ liều song chiến dịch tiêm chủng đang có dấu hiệu chững lại, đặc biệt ở các bang miền Nam và Trung Tây. Nước này đã đạt được mục tiêu tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho 70% người trưởng thành vào ngày 2/8 trong bối cảnh làn sóng các ca mắc mới khiến số bệnh nhân phải nhập viện tăng vọt lên mức ghi nhận vào mùa hè năm ngoái.
Mỹ cũng đang tụt hậu so với nước láng giềng phía Bắc là Canada, quốc gia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng muộn hơn nhưng hiện đã có 59% dân số được tiêm đủ liều.
Mỹ tụt lại trong cuộc đua tiêm chủng toàn cầu
Dù có nguồn vaccine dồi dào khiến nhiều nước ghen tị, chiến dịch tiêm chủng của Mỹ đã chững lại và có nguy cơ tụt hậu so với thế giới.
Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực kêu gọi người Mỹ tiêm vaccine Covid-19 khi chiến dịch tiêm chủng của nước này chững lại. Tại một số bang, chưa tới một nửa dân số tiêm mũi đầu tiên.
Nguồn cung vaccine hoàn toàn không phải vấn đề ở Mỹ, nơi mà tất cả người trên 12 tuổi đều đủ điều kiện tiêm chủng. Nhưng sau khi là một trong những quốc gia có tốc độ tiêm chủng hàng đầu thế giới vào giữa tháng 4, chiến dịch triển khai vaccine của Mỹ đang tụt lại so với nhiều nước khác.
Video đang HOT
Mỹ hiện đứng sau quốc gia láng giềng Canada về tỷ lệ dân số tiêm vaccine, cũng như Anh, Italy và Đức. Mỹ vẫn đi trước một số nền kinh tế lớn như Nhật Bản, nhưng tốc độ tiêm chủng ở các nước đang tăng nhanh.
Một điểm tiêm chủng vaccine ở Austin, bang Texas hồi tháng 3. Ảnh: Texas Tribune.
Mỹ cũng chưa đạt mục tiêu 70% dân số trên 18 tuổi tiêm ít nhất một liều mà Tổng thống Biden đặt ra vào ngày 4/7. Hiện tại, tỷ lệ này mới đạt 68,4%.
Số ca nCoV mới ở Mỹ tăng gấp đôi trong tháng qua, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Phần lớn ca nhiễm mới và tử vong là người chưa tiêm chủng.
Các bang ở phía nam nước Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất, đặc biệt là Mississippi và Louisiana, với chưa tới 40% dân số tiêm ít nhất một mũi. Các bang phía đông bắc có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất, với khoảng 75% người dân ở Vermont và Massachusetts đã tiêm ít nhất một liều.
"Thực tế là chiến dịch vaccine đã ngừng lại ở các bang phía nam. Dù nguồn cung vaccine dồi dào, chúng tôi vẫn chứng kiến chênh lệch tiêm chủng lớn", giáo sư Peter Hotez, hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới Quốc gia, thuộc Đại học Y Baylor ở Houston, nói.
Dữ liệu cho thấy ở các bang như Mississippi, Alabama và Louisiana, khoảng 80% người trên 65 tuổi đã tiêm chủng, nhưng với nhóm dưới 65, tỷ lệ này chỉ là 40%. Trong khi đó, tại Vermont và Massachusetts, hầu như tất cả người trên 65 tuổi đã tiêm chủng và khoảng 80% người dưới 65 cũng tiêm ít nhất một liều.
Hồi giữa tháng 4, Mỹ tiêm hơn ba triệu liều vaccine mỗi ngày, nhưng hiện giảm xuống 500.000 mũi. Điều này một phần do nhiều người Mỹ không muốn tiêm vaccine. Anh cũng chứng kiến tỷ lệ tiêm chủng giảm, nhưng không nhanh như Mỹ. Anh và một số nước phát triển đã hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho phần lớn dân số trước khi tốc độ sụt giảm.
Chuyên gia cho rằng việc nhiều người trẻ và khỏe mạnh ở Mỹ không cảm thấy phải vội vàng tiêm chủng là một trong những nguyên nhân. Ngoài ra, lo ngại về an toàn vaccine và tâm lý bài vaccine cũng góp phần khiến người Mỹ chần chừ tiêm chủng.
"Một số nêu ra những lo ngại về an toàn, đồng thời nói rằng họ có thể sẽ tiêm vaccine khi chúng được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt chính thức, thay vì cấp phép sử dụng khẩn cấp như hiện nay", tiến sĩ Jennifer Kates, phó chủ tịch Kaiser Family Foundation, tổ chức theo dõi về tiêm chủng, cho biết.
Ba loại vaccine hiện tại ở Mỹ, gồm Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, chưa được FDA cấp phép chính thức, mà chỉ phê duyệt sử dụng theo trường hợp khẩn cấp. FDA cũng không thể hiện dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ rút ngắn quá trình xem xét phê chuẩn vaccine Covid-19.
"Khoảng 20% dân số hoàn toàn chối từ vaccine. Họ nói sẽ không tiêm bất kỳ loại vaccine nào hoặc chỉ tiêm nếu đây là yêu cầu bắt buộc của nơi làm việc", Kates nói.
Một nhóm bài vaccine biểu tình ở thành phố New York tháng trước. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Biden cho rằng thông tin sai lệch tràn lan trên mạng gây ra tình trạng bài trừ tiêm chủng. "Đó là một trong nhiều lý do mọi người không tiêm vaccine, nhưng là lý do quan trọng. Chúng tôi đã nhận ra điều này thông qua các cuộc thăm dò", Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy nói.
Nhiều thông tin sai lệch và thuyết âm mưu được lan truyền trên mạng trong thời gian qua, như chính quyền cấy chip siêu nhỏ vào vaccine để theo dõi người tiêm. Một khảo sát hồi đầu tháng này của Economist/YouGov chỉ ra 1/5 người Mỹ tin vào giả thuyết này.
Nhiều cuộc thăm dò cũng chỉ ra quan điểm về vaccine cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố đảng phái, với gần 30% người Cộng hòa từ chối vaccine, cao gấp gần 8 so với tỷ lệ 4% của người thuộc đảng Dân chủ. Điều này có thể giải thích một phần lý do tỷ lệ tiêm chủng thấp ở các bang miền nam, nơi phần lớn là cử tri Cộng hòa.
Giáo sư Hoetz cho rằng đây chính là lý do lớn nhất khiến nhiều người Mỹ từ chối vaccine. "Thông điệp từ các hãng tin bảo thủ và các thành viên bảo thủ của quốc hội là nếu còn trẻ, bạn không cần tiêm chủng vì nguy cơ tử vong thấp, đồng thời nói rằng vaccine được sử dụng như công cụ kiểm soát của phe tự do", ông nói.
Ngoài những lý do trên, giới chuyên gia thêm rằng các vấn đề về khả năng tiếp cận vaccine cũng là rào cản của chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ.
"Dù nguồn cung không phải vấn đề, vẫn có nhiều người phải đối mặt với các trở ngại như không thể nghỉ làm để đi tiêm, thiếu phương tiện đi lại hay lo lắng về chi phí tiêm chủng", Kates nói.
Quy định của chính quyền liên bang cho hay người Mỹ không phải trả bất kỳ chi phí tiêm chủng nào, bất kể tình trạng nhập cư và bảo hiểm y tế của họ.
Trong số gần 333 triệu người Mỹ, hơn 186 triệu đã tiêm ít nhất một mũi, trong đó gần 162 triệu người hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo CDC. Nhưng với hơn 140 triệu người chưa tiêm, Covid-19 vẫn là mối đe dọa lớn.
Trong hai tuần qua, số ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong ở Mỹ tăng lần lượt 171%, 49% và 42%, khi biến chủng Delta lây lan mạnh. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 35 triệu ca nhiễm và gần 626.000 người chết kể từ khi dịch bùng phát.
Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, một số quốc gia đang từng bước cho phép tiêm mũi thứ hai bằng loại vaccine khác với mũi đầu tiên. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được tiêm mũi 2 bằng vaccine của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN Lãnh đạo một số nước cũng đã được tiêm chủng theo mô hình...