EU vẫn nhập khẩu mạnh một số mặt hàng của Nga dù siết chặt trừng phạt
Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt vòng trừng phạt thứ 10 lên Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tuy nhiên, khối 27 thành viên vẫn nhập khẩu mạnh một số mặt hàng từ Nga.
Thiết bị tại giếng khí đốt Utrenneye, nguồn cung khí đốt hóa lỏng cho dự án Novatek của Nga trên bán đảo Gydan thuộc vùng biển Kara ở Bắc cực, ngày 30/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết EU từng tuyên bố các lệnh trừng phạt của khối nhằm cắt doanh thu và đường tiếp cận của Nga với công nghệ sử dụng trong xung đột.
Theo Reuters, hoạt động thương mại vẫn diễn ra giữa EU và Nga bởi khối 27 thành viên này không “đành lòng” chịu tác động kinh tế nặng nề hơn và lo ngại về tác động dây chuyền đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Ủy ban châu Âu, Nga là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong năm 2021 với trao đổi hàng hóa đạt trị giá 258 tỷ euro (280 tỷ USD). Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU là nhiên liệu, gỗ, sắt, thép và phân bón.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, EU nhập khẩu tổng cộng 171 tỷ euro (186 tỷ USD) hàng hóa từ Nga trong giai đoạn từ tháng 3/2022 đến cuối tháng 1/2023.
Video đang HOT
Dưới đây là một số lĩnh vực EU vẫn duy trì giao dịch thương mại với Nga
LNG
EU vào năm 2022 đã ban hành lệnh trừng phạt với than đá và dầu vận chuyển bằng đường biển nhập khẩu từ Nga. Khí đốt không nằm trong các lệnh trừng phạt của EU. Nhưng Nga đã giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU kể từ khi xung đột với Ukraine bùng phát.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lại là một câu chuyện khác. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, lượng LNG nước này chuyển đến châu Âu đã tăng từ 16 tỷ mét khối năm 2021 lên 22 tỷ mét khối năm 2022.
Hạt nhân
EU cũng chưa áp đặt trừng phạt với ngành công nghiệp hạt nhân Nga. Theo Eurostat, EU đã nhập khẩu tổng cộng 750 triệu euro các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hạt nhân Nga. Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) cho biết trong năm 2021, Nga đóng góp 1/5 lượng uranium EU nhập khẩu.
Kim cương
Những viên đá quý trong một cuộc đấu giá của Alrosa. Ảnh: Reuters
EU mua số kim cương trị giá 1,4 tỷ euro (1,52 tỷ USD) từ Nga trong năm ngoái. EU chưa cấm nhập khẩu kim cương hoặc xếp công ty khai thác kim cương Nga Alrosa vào danh sách đen.
Hóa chất và vật liệu thô
Năm 2022, EU nhập khẩu số phân bón trị giá 2,6 tỷ euro (2,82 tỷ USD) từ Nga, tăng 40% so với năm 2021.
Một trong các vật liệu thô không chịu ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt là nickel, vốn chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép không gỉ. Theo Eurostat, số nickel EU nhập khẩu từ Nga trong tháng 11/2022 là 18,2 nghìn tấn.
Trung Quốc sắp thu hoạch lứa sầu riêng đầu tiên trồng trong nước
Trung Quốc đang chuẩn bị thu hoạch những quả sầu riêng đầu tiên trồng trên lãnh thổ nước này sau hơn 4 năm trồng.
Dự đoán diễn biến này sẽ có thể khiến giá sầu riêng giảm trong thị trường Trung Quốc.
Ảnh minh họa. Nguồn: malaymail.com
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin khoảng 2,45 triệu kg sầu riêng trồng trên đảo Hải Nam sẽ được bán trên thị trường từ tháng 6 năm nay.
Khoảng 93,3 ha trồng cây sầu riêng tại Tam Á, đảo Hải Nam đã bói quả với ước tính tổng thu hoạch là 116,64 kg/ha. CCTV đưa tin chuyên gia nông nghiệp từ Đông Nam Á đã hỗ trợ trồng cây sầu riêng tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, các chuyên gia Trung Quốc cũng điều chỉnh những hạt giống nhập khẩu để chúng phù hợp với điều kiện địa phương. Sầu riêng trồng tại đảo Hải Nam dự kiến có lượng đường cao hơn và chu kỳ tăng trưởng thích nghi với nhu cầu thị trường Trung Quốc.
Tam Á cũng hướng đến mục tiêu xây dựng khu trồng sầu riêng công nghiệp 3.333 ha trong 3 đến 5 năm tới với dự đoán đến năm 2028 đạt giá trị sản lượng 5 tỷ nhân dân tệ (727 triệu USD).
Các nhà phân tích cho rằng sầu riêng trồng tại Trung Quốc có thể khiến giá loại quả này giảm tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, chìa khóa thành công là liệu người tiêu dùng có đánh giá sầu riêng trồng tại Trung Quốc là ngon hay không.
Nhà nghiên cứu Weng Ming tại Viện phát triển nông thôn thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) nhận định nước này vẫn phải nhập khẩu hầu hết trái cây nhiệt đới bởi vị của chúng rất khó để sao chép. Ông nêu rõ: "Lấy ví dụ là sung ngọt trồng tại Sơn Đông (Trung Quốc) không có vị gần với loại sung ngọt nhập khẩu vốn chủ yếu được trồng tại Trung Đông và Bắc Phi".
Do đó, ông nhận định việc Trung Quốc trồng sầu riêng sẽ "không gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sầu riêng ở Đông Nam Á". Giá sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia và Việt Nam thường cao do chi phí vận chuyển.
Dữ liệu từ Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu thực phẩm, sản phẩm tự nhiên và phụ phẩm vật nuôi Trung Quốc (CFNA) cho thấy sầu riêng là loại quả được nhập khẩu hàng đầu tại Trung Quốc, đạt 4,3 tỷ USD trong năm 2022 với tổng lượng nhập khẩu 825.000 tấn.
Theo thống kê của siêu thị Jingdong trong tháng 11/2022, sầu riêng phổ biến nhất trong giới trẻ với 60% khách hàng mua sầu riêng tại Trung Quốc trong độ tuổi từ 16-35.
Vướng xung đột, Nga vẫn đứng 'top' 2 thế giới về xuất khẩu vũ khí nhưng bị Mỹ bỏ xa Trong thông cáo báo chí ngày 13/3, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Mỹ và Nga lần lượt đứng thứ nhất và thứ hai về cung cấp vũ khí trên toàn cầu trong 3 thập kỷ qua. Dù vướng xung đột ở Ukraine, Nga vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, nhưng đang...