EU tuyên bố đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
Ngày 18/10, Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom tuyên bố EU không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả sau khi Mỹ chính thức áp thuế đối với hàng hóa của khối này trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD.
Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong một tuyên bố, bà Malmstrom bày tỏ lấy làm tiếc về lựa chọn của Mỹ áp thuế đối với hàng nhập khẩu của EU. Bà nêu rõ bước đi này của Mỹ khiến cho EU không có lựa chọn khác ngoài việc áp thuế đáp trả “đúng trình tự” trong vụ kiện liên quan tới tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ, trong đó Mỹ bị phát hiện vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết giới chức EU đang tích cực làm việc nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ và ngăn chặn nguy cơ Washington áp thuế như đã đe dọa.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Chủ tịch ngân hàng Bundesbank Jens Weidmann bên lề cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ trưởng Scholz bày tỏ lạc quan về triển vọng đạt được một thỏa thuận với Mỹ, đồng thời cho biết ông ủng hộ một cách tiếp cận “bình tĩnh” và không tiếp tục làm leo thang căng thẳng với Washington.
Trước đó cùng ngày, Mỹ đã chính thức áp thuế đối với hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU) trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD, trong đó máy bay của hãng Airbus, rượu vang Pháp và rượu whisky Scotland nằm trong số những mặt hàng bị áp thuế lần này. Washington có động thái trên sau khi WTO ngày 14/10 đã chính thức cho phép Mỹ áp thuế đối với lượng hàng hóa của EU liên quan cáo buộc EU trợ giá cho ngành công nghiệp hàng không. Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh là các quốc gia chịu tác động chính của biện pháp này.
Suốt 15 năm qua, EU và Mỹ cáo buộc lẫn nhau liên quan đến trợ cấp bất hợp pháp cho các tập đoàn chế tạo máy bay Airbus và Boeing. WTO cho rằng cả Airbus và Boeing đều đã nhận được hàng tỷ USD trợ cấp trong vụ tranh cãi thương mại lớn nhất trên thế giới ở cấp độ doanh nghiệp. Tuy nhiên, Washington được phép đánh thuế trước vì Mỹ khởi kiện trước 9 tháng. Dự kiến, WTO sẽ đưa ra quyết định về quyền trả đũa của EU liên quan đến trợ cấp của Mỹ dành cho Boeing vào đầu năm 2020.
Theo Phan An (TTXVN)
Quốc phòng Đức đi lối riêng tại NATO bất chấp sức ép Mỹ
Việc Berlin không đáp ứng được chỉ tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng đã là một nguồn cơn gây căng thẳng giữa Đức và Mỹ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó đã cam kết tăng chi tiêu quân sự lên tới 1,5% GDP vào năm 2024. Nhưng kế hoạch ngân sách mới, được nêu ra ở Berlin, cho thấy chi tiêu này sẽ giảm sau khi được tăng vào năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đã trình bày kế hoạch ngân sách của nước này trong vài năm tới để phân bổ thêm 2,4 tỷ USD cho chi tiêu quân sự vào năm 2020. Điều này có nghĩa là tỷ lệ chi tiêu quốc phòng sẽ tăng lên 1,37% GDP và gần hơn với mục tiêu 2% của NATO. Tuy nhiên, sau những gì cơ quan này mô tả là "mức tăng đáng chú ý", chi tiêu này sẽ quay trở lại mức 1,25% GDP, tương đương 50,2 tỷ USD vào năm 2023.
Chi tiêu quân sự Đức vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu 2%GDP như cam kết với NATO. (Nguồn: AP)
Bộ Tài chính Đức đã giải thích cho kế hoạch ngân sách của mình là do triển vọng kinh tế xấu đi, tờ Spiegel của Đức cho biết. Ngoài chi tiêu quân sự, cơ quan này cũng đang lên kế hoạch cắt giảm dần chi tiêu cho viện trợ phát triển từ 11,6 tỷ USD năm 2020 xuống còn 10,8 tỷ USD vào năm 2023.
Dự thảo này, dự kiến sẽ được chính phủ thông qua vào ngày 20/3, đi ngược lại cam kết trước đó của Thủ tướng Đức Angela Merkel về tăng chi tiêu quốc phòng của Đức lên 1,5% vào năm 2024. Vấn đề đáp ứng thỏa thuận chi tiêu của NATO vẫn là một trở ngại giữa Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)/ Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) của bà Merkel và đối tác liên minh là Đảng Dân chủ Xã hội SPD, cũng như là một vấn đề bất đồng lớn trong mối quan hệ giữa Mỹ và Berlin.
Tin tức này đã dấy lên những phải ứng từ Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức Richard Grenell. Ông chỉ ra rằng các quốc gia thành viên NATO rõ ràng đã đồng ý về mục tiêu 2% vào năm 2024 và không rời xa nó.
Sự thật rằng chính phủ Đức đang xem xét việc thậm chí giảm mức đóng góp không thể chấp nhận được đối với sự sẵn sàng của quân đội là một tín hiệu đáng lo ngại từ Đức đối với 28 đồng minh NATO, hãng tin DPA của Đức trích lời quan chức này cho biết.
Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg đều kêu gọi các đồng minh trong khối tăng chi tiêu quốc phòng, theo thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên vào năm 2014 để chi 2% GDP cho quân đội của họ. Mặc dù Đức đã tăng chi phí quân sự, tăng từ 45 tỷ USD lên 50 tỷ USD trong năm 2018, nhưng vẫn không đáp ứng được mục tiêu của NATO, điều khiến ông Trump nhiều lần phàn nàn.
An Bình
Theo Baotoquoc
Hậu đàm phán, Mỹ lại dọa áp thuế Trung Quốc nếu không đạt thỏa thuận Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin ngày 14/10 cho biết Mỹ sẽ vẫn áp thuế bổ sung lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12 nếu Washington không đạt được một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin. "Tôi hết sức kỳ vọng. Nếu không có một thỏa thuận thì các quy...