EU tuyên bố đã thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và khí đốt từ các nhà cung cấp khác đáng tin cậy.
Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên do Cao ủy phụ trách năng lượng của EU Kadri Simson đưa ra trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu hôm 23/11. Khối này đang thảo luận về đề xuất áp giá trần khí đốt Nga để kiểm soát chi phí năng lượng cao ngất ngưởng đối với người tiêu dùng.
“Đa dạng hoá, giảm nhu cầu, chính sách lưu trữ chung và kế hoạch #Repower đang tạo ra sự khác biệt. Nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác”, ông Simson nói. REPowerEUlàkế hoạch do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Kế hoạch này đặt mục tiêu tiết kiệm năng lượng nhằm ứng phó với những khó khăn và tình trạng gián đoạn thị trường năng lượng do cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine.
Video đang HOT
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời các chuyên gia cho biết EU đã tăng cường nỗ mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ để thay thế khí đốt của Nga. Theo Ủy ban châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 8, tổng khối lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ m3. Trong cùng thời gian, lượng nhập khẩu LNG từ Mỹ đã tăng gần 80% so với mức hàng năm.
Năm 2021, Nga chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của EU. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Moskva đã cung cấp 155 tỷ m3 cho liên minh này, trong khi lượng khí đốt nhập khẩu năm nay dự kiến sẽ giảm hơn 1/3 con số đó, còn khoảng 60 tỷ m3.
Trong tháng này, các nhà phân tích từ Công ty nghiên cứu Kpler cảnh báo việc thay thế nguồn cung khí đốt Nga bằng LNG sẽ khiến chi phí năng lượng gia tăng đáng kể với EU. Không giống như khí đốt được cung cấp theo các hợp đồng dài hạn, LNG thường được mua trên thị trường giao ngay với mức giá cao hơn nhiều lần.
Việc EU tăng cường mua LNG cũng đã gây khó khăn cho các nước đang phát triển, vì những quốc gia này bị buộc phải cạnh tranh về giá với các quốc gia giàu có hơn.
EC đề xuất cách thức giới hạn giá khí đốt
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ đề xuất với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc họp tuần này về cách EU có thể giới hạn giá khí đốt trong nỗ lực kiềm chế giá năng lượng đang tăng cao.
Đường ống dẫn khí đốt tại trạm OGE, một trong những trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu, ở Werne, Đức. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Các chính phủ EU đã tranh luận trong nhiều tuần về giá trần khí đốt mà không đạt được thỏa thuận. Trong khi phần lớn các thành viên EU ủng hộ một số hình thức giới hạn giá để giải quyết lạm phát tăng vọt, Đức, Đan Mạch và Hà Lan lại phản đối điều này, với lý do lo ngại về an ninh của nguồn cung.
Trong bức thư gửi tớ các nhà lãnh đạo EU hôm 5/10, Chủ tịch EC đã đưa ra các đề xuất để ngày 7/10 tới, họ sẽ thảo luận cách thức áp giá trần tại cuộc họp ở Praha. Người đứng đầu EC đề nghị xem xét giới hạn giá khí đốt trong tương quan với trung tâm giao dịch TTF của Hà Lan. Mức giới hạn như vậy sẽ là một giải pháp tạm thời trong khi EU làm việc về một tiêu chuẩn giá khí đốt mới.
Theo một nhà ngoại giao cấp cao của EU, rất khó để thiết kế một biện pháp phù hợp với thị trường năng lượng quốc gia của tất cả 27 thành viên EU.
Chủ tịch Von der Leyen cho biết EU cũng nên xem xét giới hạn giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện nhưng bất kỳ giới hạn nào cũng phải phù hợp với các yêu cầu nghiêm ngặt để cắt giảm nhu cầu khí đốt, đảm bảo mức tiêu thụ không tăng vào thời điểm nhiên liệu khan hiếm.
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu (EP) sáng 5/10, bà von der Leyen cho biết EU cũng nên cố gắng thương lượng một "hành lang" giá cho việc nhập khẩu khí đốt từ các nhà cung cấp đáng tin cậy. Bà cũng đề nghị EU nên xem xét tài trợ bổ sung để đảm bảo tất cả các nước thành viên có thể đầu tư đủ để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
EC cho biết đang đàm phán với Đức về gói hỗ trợ 200 tỷ euro của Berlin, vốn bị chỉ trích có nguy cơ bóp méo sự cạnh tranh trong khối.
Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần Cùng đối mặt với khủng hoảng năng lượng nhưng Đức và Italy là hai ví dụ trái ngược nhau. Italy chủ động, Đức bị động Giám đốc điều hành Eni, ông Claudio Descalzi. Ảnh: Reuters Vài tuần sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine ngày 24/2, ông Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Italy Eni, đã...