EU trình WTO kế hoạch tăng nguồn cung vaccine
Ngày 4/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) một bản kế hoạch có thể giúp tăng nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 hiệu quả hơn phương án bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine mà Mỹ đề xuất.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bản kế hoạch này, giới chức châu Âu đã nhấn mạnh tới những bất cập của biện pháp hạn chế xuất khẩu vaccine cũng như trong luật hiện hành của WTO khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc cấp phép cho các nhà sản xuất vaccine.
Đề xuất trên được EU đưa ra trong bối cảnh gia tăng quan ngại cho rằng tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 giữa các quốc gia giàu và nghèo đang là nguyên nhân khiến đại dịch COVID-19 kéo dài hơn và trở nên phức tạp hơn.
Video đang HOT
Ngày 31/5 vừa qua, EU cùng một số nước và vùng lãnh thổ đã tiếp tục bày tỏ hoài nghi với WTO về đề xuất miễn áp dụng bản quyền sáng chế đối với vaccine ngừa COVID-19.
Trong những tháng qua, nhiều nước đề xuất tạm thời miễn áp dụng những nghĩa vụ phát sinh theo Hiệp định Về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đối với vaccine ngừa COVID-19 để bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sản xuất vaccine mà không cần lo lắng về bằng sáng chế. Những ý kiến ủng hộ cho rằng điều này giúp tăng sản lượng vaccine tại các nước đang phát triển, nơi cho đến nay nhận được quá ít vaccine. Tuy nhiên, các hãng dược phẩm lớn cũng như các nước mà các hãng này đặt trụ sở đến nay vẫn phản đối gay gắt đề xuất, khẳng định rằng bản quyền đối với vaccine không phải là rào cản chính ảnh hưởng đến sản lượng và cảnh báo động thái này có thể cản trở sáng tạo.
Mới đây, Ấn Độ và Nam Phi đã trình lên WTO đề xuất mới điều chỉnh. Theo văn bản được hai nước này và những nước ủng hộ lưu hành, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ nên áp dụng với các loại vaccine và cả các phương pháp điều trị, chẩn đoán, trang thiết bị y tế và bảo hộ cũng như các nguyên liệu và thành phần cần thiết để sản xuất những sản phẩm phòng ngừa COVID-19 này. Đến nay, đề xuất mới đã được 63 thành viên WTO ủng hộ. Để được WTO thông qua, các thỏa thuận cần phải được sự ủng hộ của tất cả 164 thành viên.
Theo kế hoạch, hội đồng WTO giám sát TRIPS sẽ tổ chức cuộc họp không chính thức trong các ngày 8 – 9/6 tới để các nước thành viên tiếp tục đưa ra quan điểm về vấn đề gây tranh cãi trên.
Nhật Bản đặt mục tiêu bắt đầu tiêm chủng đại trà từ cuối tháng 6
Chính phủ Nhật Bản đã xác định quyết tâm mở rộng tiêm chủng vaccine COVID-19 cho tất cả các đối tượng từ cuối tháng 6, sớm hơn 1 tháng so với dự kiến.
Người dân chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 24/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại họp báo sau khi tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp đối với 9 tỉnh ngày 28/5, Thủ tướng Suga Yoshihide nhấn mạnh quyết tâm triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dưới 65 tuổi, bao gồm cả những người có bệnh nền, bắt đầu từ cuối tháng sau.
Về nguồn cung vaccine, Thủ tướng Suga khẳng định chính phủ sẽ đảm bảo đủ lượng vaccine cần thiết cho chiến dịch tiêm chủng với 100 triệu liều dự kiến sẽ đến Nhật Bản vào cuối tháng 6 và thêm 100 triệu liều nữa sẽ được bổ sung vào tháng 9. Thời điểm tiêm chủng cụ thể của từng địa phương sẽ được quyết định trên cơ sở kết quả khả quan của việc tiêm chủng cho đối tượng trên 65 tuổi, đồng thời địa điểm cũng có thể được mở rộng thực hiện tại nơi làm việc hoặc các trường đại học.
Thủ tướng Suga cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ làm hết sức để sớm mang lại cuộc sống bình thường cho người dân bằng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19. Hiện nay tốc độ tiêm chủng đang ở khoảng 400.000-500.000 lượt/ngày nhưng từ tháng 6 sẽ được nâng lên 1 triệu lượt/ngày.
Nhật Bản bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 từ tháng 2, về cơ bản đã tiêm đủ mũi cho nhân viên y tế là lực lượng tuyến đầu chống dịch. Với việc đưa vào vận hành hai trung tâm tiêm chủng quy mô lớn tại Tokyo và Osaka từ ngày 24/5, cũng như kết quả tích cực từ đàm phán mua vaccine, chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sẽ có thể tiêm chủng đại trà cho toàn bộ người dân từ cuối tháng 6, sớm hơn 1 tháng so với dự kiến ban đầu.
Bên cạnh đó, đối tượng trẻ em cũng sẽ được đưa vào diện tiêm chủng sau khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã cấp phép cho vaccine của Pfizer mở rộng độ tuổi tiêm chủng từ 12-15 tuổi. Trong khi đó, hãng dược phẩm Modena cũng đã đệ trình dữ liệu lâm sàng lên MHLW và có thể sẽ được phê duyệt tiêm cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên vào tháng sau.
Australia xúc tiến kiện Trung Quốc lên WTO về thuế nhập khẩu lúa mì Ngày 28/5, Australia đã xúc tiến một vụ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chống lại việc Trung Quốc áp thuế nhập khẩu đối với lúa mì của Australia, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên không có nhiều dấu hiệu giảm bớt. Thu hoạch lúa mạch tại New South Wales, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Bộ trưởng Thương...