EU tranh cãi việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine
Các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng hoài nghi và bùng nổ nhiều tranh cãi về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine bởi đây sẽ là “một bước đi khó khăn”, truyền thông Mỹ đưa tin.
Binh lính Ukraine tại khu vực tiền tuyến giữa lực lượng Nga và Ukraine ở Donetsk (Ảnh: AFP).
“Rất khó có khả năng các quốc gia thành viên EU sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine, đặc biệt là khi không có sự tham gia của Mỹ”, Đài phát thanh châu Âu Tự do/Đài phát thanh Tự do (RFE/RL) trích dẫn các nguồn tin cho biết.
Theo nguồn tin trên, có 2 lý do tại sao để tin rằng binh sĩ châu Âu sẽ không có mặt trên lãnh thổ Ukraine.
Video đang HOT
“Thứ nhất, phía Nga sẽ không chấp nhận điều đó. Thứ hai, sẽ rất khó để người dân châu Âu chấp nhận điều này”, một nhà ngoại giao EU giấu tên nói với hãng tin này.
Nhà ngoại giao này nói thêm rằng việc gửi quân đội phương Tây đến “chết ở Ukraine” sẽ nằm trong tay của “những người theo chủ nghĩa dân túy”.
RFE/RL trích dẫn một quan chức EU giấu tên khác nói rằng, việc triển khai binh lính nước ngoài vẫn còn là một mục tiêu xa vời. “Đó là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, chỉ cần xem xét thái độ hoài nghi ở Cộng hòa Séc và Ba Lan – những quốc gia dự kiến sẽ cung cấp nhiều binh sĩ nhất – là đủ để thấy rằng đây sẽ là một động thái khó khăn”, nguồn tin nêu rõ.
Một nhà ngoại giao EU nói với RFE/RL rằng, Ukraine đang trên đường “hạ cánh gập ghềnh” trong năm tới. “Không có kịch bản nào khả quan”, nguồn tin cho biết, ám chỉ rằng cuộc xung đột đang hướng đến điều gì đó tương tự như thỏa thuận Minsk 2014-2015, tạm thời chấm dứt giao tranh trên diện rộng ở Donbass.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu rõ, chính việc Kiev không thực hiện thỏa thuận Minsk là một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột này. Cho đến nay, cả Nga và Ukraine đều bác bỏ ý tưởng ngừng bắn vô điều kiện.
Theo nhiều nguồn tin, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thảo luận về khả năng điều động lực lượng gìn giữ hòa bình sau khi lệnh ngừng bắn đạt được.
Tạp chí Politico đưa tin rằng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã lên kế hoạch trao đổi quan điểm về vấn đề này trong cuộc họp tại Warsaw vào đầu tháng này. Sau đó, ông Tusk nói với các nhà báo rằng, Ba Lan không có kế hoạch cho các hành động như vậy. Các quan chức Pháp trước đó đã đưa ra ý tưởng cử các huấn luyện viên quân sự và nhân sự có thể hỗ trợ rà phá bom mìn.
Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ coi bất kỳ binh lính phương Tây nào xuất hiện ở Ukraine là mục tiêu hợp pháp.
Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới thúc đẩy hòa bình và vượt qua sự chia rẽ
Ngày 25/12, trong thông điệp truyền thống nhân dịp Giáng sinh, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi thế giới ngừng sử dụng vũ khí và thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông, Ukraine và Sudan.
Trong bài giảng tại Thánh lễ Đêm Giáng sinh 24/12, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh: "Năm Thánh là thời gian để các tín hữu Công giáo đổi mới tâm hồn và hy vọng. Chúng ta hãy cùng nhau hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, một nơi không còn những bất công và đau khổ". Ảnh: AA/TTXVN
Phát biểu trước đám đông hàng nghìn người tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh tình trạng nhân đạo nghiêm trọng do xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza, kêu gọi các bên ngừng bắn và trả tự do cho các con tin.
Ông cũng kêu gọi thúc đẩy hòa bình ở Sudan, quốc gia Đông Phi đang chìm trong nội chiến kéo dài 20 tháng qua và khủng hoảng nhân đạo trầm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người. Liên quan đến xung đột Nga - Ukraine, Giáo hoàng Francis kêu gọi các bên "đàm phán vì một nền hòa bình công bằng".
Nhân dịp này, Giáo hoàng cũng bày tỏ mong muốn hòa bình được thiết lập trên toàn cầu, với hy vọng rằng những cuộc xung đột tàn khốc hiện nay sẽ chấm dứt và thế giới sẽ tràn ngập yêu thương và sự đồng cảm. Ông kêu gọi tất cả mọi người ở mọi quốc gia tìm kiếm lòng can đảm trong Năm Thánh 2025 để "làm im tiếng súng và vượt qua sự chia rẽ".
Năm Thánh 2025 đã chính thức bắt đầu với việc Giáo hoàng Francis mở cánh cửa khổng lồ bằng đồng mang tên Cửa Thánh (Holy Door) tại Vương cung thánh đường Thánh Peter. Cánh cửa này chỉ được mở trong các Năm Thánh, tượng trưng cho sự tha thứ và hòa giải.
Trong bài giảng tại Thánh lễ Đêm Giáng sinh 24/12, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh: "Năm Thánh là thời gian để các tín hữu Công giáo đổi mới tâm hồn và hy vọng. Chúng ta hãy cùng nhau hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, một nơi không còn những bất công và đau khổ".
Giáo hoàng Francis cũng kêu gọi các quốc gia phát triển giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các quốc gia nghèo, đồng thời nhấn mạnh cam kết đối với hòa bình và bảo vệ Trái đất.
"Kho báu" 26.000 tỷ USD của Ukraine: Ông Trump sẽ giúp Mỹ tiếp cận? Ukraine đang sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có tổng giá trị ước tính lên tới 26.000 tỷ USD, trong đó có nhiều loại khoáng sản mà Mỹ rất cần. Thợ mỏ di chuyển trên băng chuyền trong đường hầm tại một mỏ than ở vùng Dnipropetrovsk của Ukraine ngày 7/4/2023 (Ảnh: EPA). "Kho báu" trị giá 26.000 tỷ USD Ukraine...