EU tố Bắc Kinh gây áp lực, ngăn báo cáo bất lợi cho Trung Quốc về COVID-19
Nhà ngoại giao EU Josep Borrell thừa nhận, Trung Quốc đã cố gắng tác động ngăn EU ra cáo buộc Bắc Kinh thông tin sai lệch về dịch COVID-19.
Bắc Kinh ngăn cản EU báo cáo về COVID-19?
“Trung Quốc có gây áp lực không ư? Hãy nhìn xem, rõ ràng và hiển nhiên là Trung Quốc bày tỏ quan ngại khi biết về các tài liệu bị rò rỉ. Họ bày tỏ mối quan tâm của mình thông qua các kênh ngoại giao”, ông Borrell nói trước Nghị viện châu Âu tại Brussels hôm 30/4.
Tuyên bố này được Nhà ngoại giao EU Josep Borrell đưa ra vài ngày sau khi Reuters loan tin, Trung Quốc tìm cách ngăn Liên minh châu Âu ban hành báo cáo với cáo buộc Bắc Kinh thông tin sai lệch về sự bùng phát của COVID-19.
Nhà ngoại giao trưởng của EU Josep Borrell. (Ảnh: Europarl)
Các nguồn tin của Reuters trước đó cho biết, báo cáo ban đầu dự kiến được đưa ra hôm 21/4 nhưng bị trì hoãn, sau khi các quan chức Trung Quốc nắm được thông tin về một số nội dung bên trong.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc được cho là đã liên hệ với các quan chức châu Âu tại Bắc Kinh cùng ngày để thông báo với họ rằng, “nếu báo cáo đó được công bố hôm nay thì sẽ là điều rất tệ cho sự hợp tác”.
Theo Reuters, ông Yang Xiaoguang, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, việc ban hành báo cáo với nội dung trên sẽ khiến Bắc Kinh tức giận và cáo buộc các quan chức châu Âu cố gắng làm hài lòng “người khác” (được hiểu là Mỹ).
Trong cuộc họp, ông Borrell né tránh câu hỏi việc ủng hộ lời kêu gọi của Thụy Điển và Đức về cuộc điều tra nguồn gốc dịch COVID-19 liên quan đến phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Không ‘cúi đầu’ trước Trung Quốc
Các nguồn tin của Reuters cho biết, việc ban hành báo cáo bị trì hoãn. Reuters đồng thời khẳng định, các báo cáo mà họ có được ban đầu có nhiều khác biệt với phiên bản cuối cùng.
Tuy nhiên, ông Borrell bác bỏ thông tin trên, khẳng định không có chuyện EU cúi đầu trước mối đe dọa tới từ Trung Quốc và thay đổi báo cáo của mình.
Vid eo: Tổng thống Trump ra lệnh cơ quan tình báo Mỹ điều tra Trung Quốc và WHO về COVID-19
Ông này nhấn mạnh EU vẫn giữ nguyên lập trường về cách nhìn nhận về Trung Quốc, như những gì liên minh này đưa ra vào năm 2019. Đó là “một đối tác quan trọng, một đối thủ cạnh tranh và một đối thủ hệ thống”.
“Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, không có thay đổi nào trong báo cáo được công bố tuần trước để xuôi theo mối quan tâm của bên thứ 3, trong trường hợp này là Trung Quốc… Chúng tôi không cúi đầu trước bất cứ ai”, ông Borrell nhấn mạnh.
Ông Borrell được triệu tập tới Nghị viện châu Âu để tham dự một cuộc họp trực tuyến, sau khi nhóm của ông bị cáo buộc “cúi đầu” trước mối đe dọa của Trung Quốc và sau đó đưa ra báo cáo sai lệch.
Bà Markéta Gregorová, thành viên của Nghị viện châu Âu nói rằng, danh tiếng của EU ít nhiều đã bị ảnh hưởng sau vụ việc.
“EU được miêu tả là yếu đuối và chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Dù đúng hay không, danh tiếng của EU đã bị tổn hại”, bà này nói.
Bắc Kinh yêu cầu cách ly 2 tuần với người từ quê trở về thành phố
Nhà chức trách Bắc Kinh yêu cầu người trở về thành phố làm việc phải tự cách ly 14 ngày, đồng thời thông báo trước về hành trình, nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Theo New York Times, truyền thông Trung Quốc hôm 14/2 xác nhận nhà chức trách thủ đô Bắc Kinh đã ra lệnh yêu cầu tất cả người dân trở về thành phố này tiến hành tự cách ly trong 14 ngày hoặc "bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật".
Bên cạnh đó, quy định mới cũng yêu cầu những người trở về Bắc Kinh phải thông báo trước chuyến đi của họ cho nhà chức trách nơi người này sinh sống ở thủ đô.
Truyền thông Trung Quốc cho biết cách quy định mới được ban hành xuất phát từ đảng ủy Bắc Kinh, không phải là quyết định từ trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Điểm kiểm tra bên ngoài một tòa nhà chính phủ. Ảnh: New York Times.
New York Times nhận định đây là dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc đang gặp khó khăn trong cân bằng giữa tái khởi động nền kinh tế đang "hôn mê" vì virus Covid-19 với nỗ lực tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của virus.
Trước đó, Trung Quốc đầu tuần qua đã thông qua kế hoạch nhằm giúp đỡ hàng chục triệu người dân đang mắc kẹt tại quê nhà trở về các thành phố, đô thị nơi họ làm việc.
Hàng chục triệu người Trung Quốc đã rời các thành phố lớn để về quê vào thời gian Tết nguyên đán, trước khi chính phủ Trung Quốc công bố thông tin về sự bùng phát của virus Covid-19. Nay, những người này gặp vô số khó khăn để quay lại các thành phố nhằm tiếp tục làm việc.
Trước Bắc Kinh, chính quyền một số địa phương cũng đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan. Tai Thượng Hải, người trở về thành phố cũng bị yêu cầu tự cách ly 14 ngày, việc ra khỏi nơi cư trú bị kiểm soát chặt chẽ.
Những bệnh nhân được chữa khỏi virus corona chia sẻ trải nghiệm
Hơn 6.700 bệnh nhân ở Trung Quốc đã được chữa khỏi Covid-19. Một số người chia sẻ rằng họ cảm thấy dịch bệnh không quá đáng sợ. Họ được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc rất nhiệt tình.
Theo news.zing.vn
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi tăng cường kiểm soát, phòng ngừa dịch bệch Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là phép thử lớn nhất đối với hệ thống quản trị và khả năng quản trị của nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát công tác điều trị cho bệnh nhân nhập viện do nhiễm virus nCov tại một bệnh...