EU tìm cách đảm bảo nguồn cung nguyên liệu sản xuất vaccine từ Mỹ
Hãng tin AFP dẫn một nguồn tin châu Âu ngày 6/3 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ khởi động đàm phán với Washington vào ngày 8/3 nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu từ Mỹ để sản xuất vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mặt hàng hiện đang được thắt chặt hạn chế xuất khẩu.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại một trung tâm tiêm chủng ở Berlin, Đức ngày 17/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguồn thạo tin cho hay, Ủy viên Thị trường nội khối Thierry Breton – quan chức phụ trách công tác sản xuất vaccine của EU sẽ thảo luận với Điều phối viên Nhà Trắng về COVID-19 Jeffrey Zients. Theo nguồn tin, EU và Mỹ muốn “hợp tác, phối hợp nhằm tránh tạo ra sự đình trệ” cho các nhà sản xuất vaccine tại châu Âu.
Nguồn tin châu Âu cho biết, ý tưởng không phải để tiếp tục tranh cãi về các quy tắc mà để giảm bớt và tăng tốc các thủ tục hành chính. Nguồn tin nêu rõ: “Chúng tôi đang đề phòng. Khi tới thời điểm hoạt động sản xuất vaccine tại châu Âu tăng mạnh, chúng tôi muốn chắc chắn rằng tất cả nguyên liệu đều có sẵn”.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu (EC) đang có kế hoạch gia hạn Cơ chế minh bạch và kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 sau khi cơ chế này chính thức kết thúc vào ngày 31/3 tới. Thời gian gia hạn kéo dài tới cuối tháng 6 và có thể sẽ gây ra những phản ứng trái chiều giữa các nước trong và ngoài Liên minh châu Âu (EU). Thông tin trên được công bố sau khi Italy hồi tuần trước đã từ chối cấp phép xuất khẩu 250.000 liều vaccine của AstraZeneca sang Australia thông qua cơ chế này.
Một quan chức trong khối cho biết EC không phản đối quyết định của Italy và coi cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine là cách thức “tự vệ chính đáng” của EU trước các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cũng như tình trạng khan hiếm vaccine hiện nay.
Tuy nhiên, nhiều nước bên ngoài EU đang phản đối cơ chế này. Tại phiên họp Đại hội đồng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) diễn ra từ ngày 1-4/3, một số nước cho rằng EU đang “phát tín hiệu xấu” trong cuộc chiến vaccine. Một quan chức WTO kêu gọi EU nên chấm dứt cơ chế vào cuối tháng này.
Châu Âu vừa trải qua tháng 11 nóng nhất trong lịch sử
Ngày 7/12, dịch vụ vệ tinh quan trắc của Liên minh châu Âu (EU) cho biết tháng vừa qua là tháng 11 nóng nhất từng được ghi nhận tại châu lục này trong khi mùa Thu 2020 cũng là mùa Thu ghi nhận những mức nhiệt cao kỷ lục.
Đài phun nước làm dịu không khí trong thời tiết nắng nóng ở Berlin, Đức ngày 3/8. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phân tích của Hệ thống theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S), nhiệt độ mặt đất và không khí tại châu Âu trong tháng 11/2020 cao hơn 0,8 độ C so với mức trung bình trong 30 năm từ 1981-2010 và cao hơn 0,1 độ C so với kỷ lục trước đó. Nhiệt độ mùa Thu bán cầu Bắc (tháng 9 - tháng 11) đo được tại châu Âu cũng cao hơn 1,9 độ C so với mức tiêu chuẩn và cao hơn 0,4 độ C so với nhiệt độ trung bình năm 2006, mức nhiệt kỷ lục trước đó.
Giám đốc C3S Carlo Buontempo cho biết các ghi chép này phù hợp với xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu về lâu dài. Ông Buontempo kêu gọi các nhà hoạch định chính sách khí hậu xem đây là hồi chuông cảnh báo, cũng như nghiêm túc cân nhắc cách tốt nhất để thực hiện cam kết quốc tế đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Thỏa thuận mang tính cột mốc, sắp kỷ niệm 5 năm ký kết vào tháng 12 này, kêu gọi các nước tham gia hạn chế mức nhiệt toàn cầu tăng dưới ngưỡng 2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.
Tuần trước, Tổ chức Khí tượng học Thế giới (WMO) cho biết năm 2020 đang trên đà trở thành một trong 3 năm nóng nhất trong lịch sử. Theo C3S, với thời gian 1 tháng còn lại, nhiệt độ trung bình năm 2020 có thể ngang bằng với năm 2016, năm nóng nhất tính đến hiện tại.
Mặc dù đến nay mức tăng nhiệt độ chỉ là hơn 1 độ C, nhưng Trái Đất đã và đang phải đối mặt với nhiều thảm họa thiên nhiên, cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên hơn như cháy rừng hay bão nhiệt đới.
Ảnh vệ tinh do C3S phân tích cũng cho thấy mức độ mở rộng diện tích băng tại Bắc Băng Dương tháng 11 vừa qua thấp thứ 2 trong các dữ liệu đo đạc tháng 11 hằng năm kể từ năm 1979, khi dữ liệu này bắt đầu được ghi nhận.
Ông Buontempo cho rằng đây là xu hướng đáng lo ngại, đồng thời nhấn mạnh cần phải theo dõi toàn diện diễn biến tại Bắc Cực, bởi đây là nơi ấm lên nhanh hơn các khu vực khác trên thế giới. C3S cho biết tháng trước, nhiệt độ đã tăng cao rõ rệt tại Bắc Cực và khu vực Siberia, cao hơn mức trung bình tại Mỹ, khu vực Nam Mỹ, miền Nam châu Phi, miền Đông châu Nam Cực và phần lớn Australia.
Như vậy, 5 năm nóng nhất trong lịch sử đều được ghi nhận kể từ năm 2015 trở lại đây.
EU bàn cách cải thiện quan hệ với Mỹ thời hậu Trump Giới chức EU bắt đầu thảo luận cách thức tốt nhất cải thiện quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Mỹ sau khi Trump rời nhiệm sở. Các đại sứ từ 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/11 sẽ bắt đầu thảo luận về 5 nhóm chính sách lớn mà theo họ có nhiều cơ hội để tăng cường hợp...