EU tiết lộ khoản kinh phí khổng lồ phải chi cho Ukraine sau khi gia nhập
Việc mở rộng EU trong tương lai tạo ra cơ hội, như thị trường nội địa lớn hơn và nhiều ảnh hưởng chính trị hơn trên trường toàn cầu, nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn liên quan đến các vấn đề về ngân sách.
Tổng thống Ukraine Zelensky gặp các nhà lãnh đạo EU. Ảnh: EFE/EPA
Việc kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU) có thể đồng nghĩa với khoảng 186 tỷ euro tiền của EU sẽ chảy vào nước này trong 7 năm, theo một báo cáo đánh giá nội bộ mới nhất của Hội đồng EU.
Đánh giá cho biết thêm, việc mở rộng EU hơn nữa với 6 quốc gia vùng Balkan, cũng như Georgia (Gruzia) và Moldova, sẽ tạo thêm gánh nặng khoảng 74 tỷ euro cho ngân sách EU.
Việc mở rộng sẽ trở thành điểm thảo luận chính trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU vào cuối tuần này tại thành phố Granada của Tây Ban Nha. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và dự kiến sẽ có thông báo chính thức ngay sau tháng 12 tới.
Video đang HOT
Báo báo của Hội đồng EU, được tờ Financial Times của Anh đưa tin lần đầu tiên, là một phân tích chính thức đầu tiên về ý nghĩa của việc mở rộng trong tương lai đối với ngân sách EU.
Báo cáo cũng nêu ra các cơ hội, chẳng hạn như thị trường nội địa lớn hơn và nhiều ảnh hưởng chính trị hơn trên trường toàn cầu. Nhưng đánh giá cảnh báo về “những thách thức rất lớn” liên quan đến các vấn đề từ ngân sách cho lĩnh vực nông nghiệp của EU, đến pháp quyền và khả năng ra quyết định của khối.
Việc mở rộng trong tương lai có nghĩa là tất cả các nước EU hiện tại “sẽ phải đóng góp nhiều hơn và nhận được ít hơn”. Nhiều quốc gia hiện nhận được nhiều tiền hơn từ EU so với số tiền họ đóng góp.
Báo cáo không đi sâu tính toán chi phí cho từng quốc gia châu Âu, nhưng tập trung vào tác động dự kiến đối với chính sách nông nghiệp và gắn kết của EU. Khi nói đến trợ cấp nông nghiệp của EU, Ukraine sẽ là nước hưởng lợi chính, nhận được 96,5 tỷ euro trong vòng 7 năm.
Đối với nguồn tài trợ gắn kết, mức sống tăng lên ở các nước EU như CH Séc, Estonia, Litva, Slovenia, Síp và Malta có nghĩa là những nước này sẽ không còn đủ điều kiện nhận tiền gắn kết.
Ủy ban Châu Âu ngày 4/10 nhấn mạnh rằng ngân sách tương lai của EU sẽ không chỉ đơn giản phân bổ như hiện tại mà còn cần phải được cải cách, bao gồm cả vấn đề về cách thức huy động tiền và chi tiêu vào đâu.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết: “Như chúng tôi biết từ kinh nghiệm trước đây, tác động của việc mở rộng sẽ phụ thuộc vào nhiều thông số – chẳng hạn như phạm vi, thời gian, thiết kế chính sách – do đó, các tính toán ở giai đoạn này không nói lên nhiều điều, theo quan điểm của chúng tôi”.
CH Séc: Đã đến lúc châu Âu giảm sự phụ thuộc quốc phòng vào Mỹ
Tổng thống CH Séc cho rằng châu Âu không thể bỏ qua các nghĩa vụ quốc phòng của mình nữa và đã đến lúc giảm sự phụ thuộc vào vũ khí Mỹ.
Tổng thống Séc Petr Pavel cho biết châu Âu không thể bỏ qua các nghĩa vụ quốc phòng nữa. Ảnh: Nato.int
Châu Âu nên giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và thay vào đó tăng cường trụ cột châu Âu của NATO, tờ Politico (Mỹ) dẫn lời Tổng thống Séc Petr Pavel cho biết ngày 3/10 cho biết.
Phát biểu tại lễ khai mạc năm học mới của Đại học châu Âu ở Bruges, ông Pavel nêu rõ: "Vai trò thống trị của NATO với tư cách là nhà cung cấp an ninh không có nghĩa là châu Âu bỏ bê các nghĩa vụ phòng thủ của mình. Việc giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và phát triển các yếu tố hỗ trợ chiến lược của châu Âu được coi là đóng góp của chúng tôi cho quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương".
Ông Pavel lưu ý: "Rất có thể chúng ta sẽ phải vượt quá mức chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng".
Các đồng minh NATO đã nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius hồi tháng 7 năm nay rằng mục tiêu, theo lời của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, nên được coi là mức sàn thay vì mức trần.
Thông cáo chung của NATO nhấn mạnh: "Chúng tôi khẳng định rằng trong nhiều trường hợp, sẽ cần phải chi tiêu vượt quá 2% GDP". Tuy nhiên, chỉ khoảng một phần ba trong số 31 thành viên trong liên minh - trong đó có nhiều nước ở sườn phía Đông của NATO- đạt hoặc gần đạt được mục tiêu.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Séc cũng ủng hộ việc mở rộng NATO và cho rằng các nước phương Tây phải ứng phó với ảnh hưởng của Nga ở châu Phi.
Ông Pavel, cựu tướng quân đội và lãnh đạo cấp cao của NATO, trở thành Tổng thống CH Séc vào đầu năm 2023.
5 quốc gia EU kêu gọi duy trì kênh liên lạc mở với Nga Các ngoại trưởng của 5 nước thành viên EU ở Trung Âu đã gặp nhau để thảo luận về hậu quả từ cuộc xung đột Nga - Ukraine trong lĩnh vực an ninh năng lượng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Các ngoại trưởng 5 nước Trung Âu đã gặp nhau để thảo luận về một số vấn đề cùng quan tâm....