EU tiến gần đến thỏa thuận mua đạn pháo chung để viện trợ Ukraine
Trong tuần này, EU sẽ thảo luận về ý tưởng mua sắm đạn pháo chung nhằm tăng cường viện trợ cho Ukraine trong bối cảnh nhu cầu đạn pháo của Kiev đang rất cấp bách.
Hãng Reuters ngày 6-3 đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đang tiến gần hơn tới một động thái mang tính bước ngoặt trong việc ủng hộ Ukraine đối phó Nga: mua chung đạn pháo để viện trợ cho Ukraine, cũng như bổ sung vào kho vũ khí của các nước thành viên.
Cụ thể, bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên EU trong tuần này sẽ thảo luận về các kế hoạch tăng tốc nguồn cung đạn pháo 155 ly cho Ukraine để đối phó Nga.
Binh sĩ Ukraine vận chuyển đạn tại một vị trí trên tiền tuyến gần Bakhmut. Ảnh: Dimitar Dilkoff/AFP/GETTY IMAGES
Một kế hoạch tham vọng nhưng thực tế
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia – ông Hanno Pevkur cho biết ông tin rằng các bộ trưởng sẽ đạt được “sự đồng thuận chính trị” để theo đuổi việc mua sắm chung trong cuộc họp tại Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 8-3 tới.
Tuy nhiên ông Pevkur lưu ý rằng có một số vấn đề chính đang được thảo luận như cách thức thanh toán các giao dịch mua sắm chung.
Theo Bộ trưởng Estonia, các thành viên EU không thể dựa vào các khoản tiền đã cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine, cần một sự đồng thuận rõ ràng rằng phải có một nguồn tài chính mới để chi trả cho kế hoạch mua sắm đạn pháo chung.
Ông cũng cảnh báo kế hoạch mua sắm chung không nên là chủ đề đấu đá nội bộ trong EU trong bối cảnh nhiều cơ quan của khối đang tranh cãi gay gắt về khái niệm này.
Một quan chức EU nói với Reuters rằng nếu kế hoạch trên được thông qua đây sẽ là một bước quan trọng trong quá trình hội nhập EU về lĩnh vực quốc phòng vì trước giờ việc mua sắm quốc phòng do các nước thành viên tự quyết định.
Video đang HOT
Theo quan chức này, mọi thứ đang diễn ra nhanh hơn với việc một số thành viên EU dự tính sẽ ký một thỏa thuận dự án (bản phác thảo các điều khoản của kế hoạch mua sắm chung) vào cuối tuần này. Dự kiến các hợp đồng đầu tiên sẽ được ký kết vào khoảng cuối tháng 4.
“Đó là kế hoạch đầy tham vọng nhưng tôi nghĩ nó khá là thực tế” – quan chức EU cho hay.
Hiện tại, các quan chức EU đang tập trung các ý tưởng mua sắm chung về đạn pháo hơn là vũ khí vì Ukraine trước đó Kiev thông báo họ đang rất cần nguồn bổ sung đạn pháo gấp và chúng dễ sản xuất hơn so với các hệ thống vũ khí phức tạp.
Theo giới chức ở Kiev và các đồng minh, mỗi ngày quân đội Ukraine và Nga bắn ra hàng nghìn quả đạn pháo, song phía Nga có thể bắn nhiều hơn do nguồn cung lớn. Họ cũng cho biết Ukraine sử dụng đạn pháo nhanh hơn khả năng sản xuất của các nước đồng minh.
Kế hoạch ba hướng của EU nhằm tăng cường viện trợ đạn dược cho Ukraine vừa giúp bổ sung kho dự trữ của các nước thành viên. Ảnh: Yves Herman/REUTERS
Kế hoạch ba hướng
Ý tưởng mua sắm đạn pháo chung nói trên là một phần trong kế hoạch ba hướng do một số cơ quan của EU đề xuất vào đầu tháng này. Theo đó, kế hoạch này gồm ba bước, cụ thể như sau:
Hướng đầu tiên, EU sẽ khuyến khích các quốc gia thành viên viện trợ thêm đạn pháo cho Ukraine từ các kho dự trữ vũ khí của họ bằng cách đề xuất một khoản hoàn trả lên tới 90%. EU cam kết sẽ dành 1 tỉ euro từ Quỹ Hòa bình châu Âu để chi trả cho việc này.
Hướng thứ hai là ý tưởng mua sắm chung, trong đó EU đề xuất một thủ tục nhanh chóng để ký hợp đồng với các nhà sản xuất đạn pháo 155 ly tại EU và Na Uy. Mục đích của ý tưởng này là cho phép EU “đặt một đơn đặt hàng lớn, qua đó gửi đến ngành công nghiệp quốc phòng tín hiệu rõ ràng về nhu cầu, cho phép họ tăng cường năng lực sản xuất”.
Tuy nhiên các thành viên EU vẫn chưa quyết định nên đặt bao nhiêu quả đạn pháo, với giá bao nhiêu hoặc khi nào có hàng.
Hướng thứ ba, EU dự kiến sẽ dùng ngân sách của khối để đảm bảo sự gia tăng dài hạn trong sản xuất đạn pháo của châu Âu và thúc đẩy sản xuất trong các ngành công nghiệp quốc phòng.
Phương Tây ra tối hậu thư cho Ukraine hòa đàm với Nga?
Nếu các cuộc phản công thất bại, Kiev nhiều khả năng buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Moscow.
Các nước phương Tây ủng hộ Ukraine có thể đang xem xét đưa ra tối hậu thư đối với Kiev liên quan đến đàm phán với Moscow, tờ Bild của Đức đưa tin ngày 27/2, viện dẫn các nguồn chính phủ ẩn danh ở Washington và Berlin.
Trong bôi cảnh Mỹ cùng các đông minh châu Âu ô ạt cung câp vũ khí tôi tân đê tăng đông lực cho Ukraine khi chiên sự bước sang năm thứ hai, phương Tây cũng xem xét đên khả năng đưa Kiev ngôi vào bàn đàm phán.
Tờ báo nhấn mạnh Kiev có thời hạn đến mùa thu để giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát, nếu không phương Tây sẽ gây áp lực buộc nước này phải đàm phán với Moscow.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) tại Kiev, ngày 20/2/2023. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine
Trước đó, tờ Wall Street Journal đã đưa tin Anh, Pháp, Đức đã cung cấp vũ khí và cam kết an ninh cho Ukraine theo một kế hoạch nhằm thúc đẩy Kiev đàm phán với Moscow.
Tuần trước, hãng truyền thông Mỹ cho biết London, Paris và Berlin đã sẵn sàng đưa ra các đảm bảo an ninh ngay cả khi Ukraine chưa đủ tư cách trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Wall Street Journal cho biết thêm, một số quốc gia thành viên NATO, trong đó có Anh, Pháp, Đức đang thuyết phục Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với Nga. Kế hoạch do Anh đưa ra bao gồm mở rộng cam kết viện trợ và đảm bảo an ninh cho Kiev. Pháp và Đức ủng hộ sáng kiến trên và coi đó là cách để "thúc đẩy niềm tin của người Ukraine", cho họ động lực để bắt đầu đàm phán với Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước đó thừa nhận rằng Moscow đang chiến thắng trong cuộc chiến hậu cần. Theo ông, phía Nga đang đưa được nhiều binh sĩ và thiết bị vũ khí ra chiến trường hơn Ukraine và giành lợi thế quan trọng trong "cuộc chiến đầy tổn thất" này. Quan chức NATO cho biết không rõ khối có thể chi bao nhiêu để hỗ trợ quân sự thêm cho Kiev.
Hồi đầu tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng khuyến khích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham gia các cuộc đàm phán với Moscow, theo đài RT.
Theo các nguôn thạo tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đêu công khai kêu gọi các nước viên trợ quân sự giúp Ukraine, đê tăng đông lực cho các binh sĩ trên chiên trường, buôc Nga trở lại đàm phán. Nhưng phía sau hâu trường, họ được cho là những người khuyên ông Zelensky đưa ra những quyêt định "khó khăn nhưng mang tâm chiên lược" vôn chỉ có thê tiên hành trên bàn đàm phán.
Tuần trước, Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết các cuộc đàm phán bí mật giữa Nga và Ukraine đang được chuẩn bị trên lãnh thổ Thụy Sĩ và nước này sẵn sàng cung cấp địa điểm để quan chức cấp cao hai nước tham gia hòa đàm.
Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ thông tin trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 25/2 cho biết: "Theo những gì tôi biết, các nhà ngoại giao Nga, đại diện chính quyền và chính phủ đang không tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán cấp cao hay ở bất kỳ cấp độ nào khác với Ukraine".
Xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ hai, song tiếp tục giằng co trong khi triển vọng hòa đàm bế tắc.
Nga khẳng định sẵn sàng tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện tại nhưng với điều kiện phương Tây phải chấm dứt "cung cấp vũ khí và lính đánh thuê" cho Kiev và Ukraine phải thừa nhận thực tế mới về lãnh thổ, nghĩa là công nhận các vùng bị sáp nhập vào Nga.
Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối bất kỳ khả năng đàm phán nào với Nga, một mực "không có gì để nói, và cũng không có ai để đối thoại".
Ukraine tuyên bố chỉ hòa đàm khi Nga rút hết quân và khôi phục lại đường biên giới của Ukraine được quốc tế công nhận năm 1991, bao gồm 4 vùng mà Moscow mới sáp nhập gồm cả bán đảo Crimea.
Trong khi đó, tình hình chiến trường ở Ukraine vẫn diễn biến căng thẳng. Ngày 27/2, một trung tâm tình báo của Ukraine nằm ở khu định cư Brovary thuộc vùng Kiev đã bị tên lửa Nga tấn công, Bộ Quốc phòng Nga thông báo trên kênh Telegram của họ.
Bộ này cũng cho biết các tên lửa của Nga đã tấn công trung tâm hoạt động đặc biệt của "Phương Tây", nằm gần thành phố Khmelnitsky ở phía tây Ukraine. Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Nga đã tiếp tục tấn công theo các hướng Donetsk, Kupyansk, Krasno Limansky và hướng Kherson.
Tối 27/2, Tổng thống Zelensky đã thừa nhận trong bài phát biểu qua video rằng tình hình chiến sự ở Bakhmut đang ngày càng khó khăn khi các lực lượng Nga tấn công dồn dập, phá hủy mọi thứ được dùng để bảo vệ binh sĩ Ukraine.
Mỹ triển khai binh sỹ áp sát biên giới Nga Bộ Quốc phòng Estonia ngày 16/12 cho biết, một đại đội bộ binh của Mỹ đã đến Estonia trong tuần này, trong khuôn khổ nỗ lực của NATO nhằm củng cố biên giới phía Đông của liên minh quân sự, nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga. Tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Estonia nêu rõ, các...