EU thuê công ty khởi động việc mua khí đốt chung
Ủy ban châu Âu hy vọng việc mua khí đốt chung sẽ giúp Liên minh châu Âu (EU) nạp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt trước mùa đông tới và thương lượng giá thấp hơn bằng cách sử dụng sức mua tập thể của các nước EU.
EU đang xúc tiến việc mua khí đốt chung để đạt mức giá thấp hơn. Ảnh: NYT
Theo hãng tin Reuters ngày 31/1, EU đã chỉ định cho công ty khí đốt Prisma tính toán nhu cầu khí đốt của các quốc gia thành viên, khi khối này xúc tiến kế hoạch khởi động việc mua khí đốt chung giữa các nước EU.
Ủy ban châu Âu hy vọng việc mua khí đốt chung sẽ giúp EU nạp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt trước mùa Đông tới và thương lượng giá thấp hơn bằng cách sử dụng sức mua tập thể của các nước EU.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu tuần trước đã ký hợp đồng với Prisma, công ty có công suất lớn nhất của EU để truyền tải khí đốt, một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu nói với Reuters.
Prisma sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu nhập khẩu khí đốt của các quốc gia và tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt để đáp ứng với khối lượng đó.
Brussels muốn các quốc gia bắt đầu mua khí đốt chung đầu tiên trước mùa hè năm nay và công bố lượng khí đốt mà các quốc gia muốn mua chung vào đầu mùa xuân, để thu hút các đề nghị cung cấp.
Các quốc gia EU phải đảm bảo các công ty địa phương của họ tham gia vào việc tổng hợp nhu cầu khí đốt, với khối lượng tương đương 15% lượng khí đốt cần thiết để lấp đầy 90% công suất của các cơ sở lưu trữ của quốc gia đó.
Một số quan chức EU cho biết vài công ty năng lượng lớn đã bày tỏ sự miễn cưỡng tham gia, vì họ đã có thể đàm phán các thỏa thuận khí đốt của riêng mình và nghi ngờ kế hoạch của EU sẽ mang lại giá thấp hơn.
Châu Âu giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, Trung Quốc kiếm bộn tiền từ chế tạo tàu chở LNG
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11/2022, số lượng hợp đồng đóng tàu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 45 đơn đặt hàng, với tổng số 66 tàu, đưa thị phần của nước này từ 9% của năm ngoái lên 30% tổng số hợp đồng đóng tàu chở LNG toàn cầu
Các nhân viên của kho cảng LNG Thiên Tân thuộc Sinopec dỡ LNG từ một tàu chở Nigeria. Ảnh: Global Times
Dẫn số liệu từ dịch vụ cung cấp dữ liệu vận tải biển Clarksons Research, hãng tin Reuters cho biết các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã giành được các đơn đặt hàng trị giá gần 10 tỷ USD đối với tàu chở LNG trong năm nay.
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11, số lượng hợp đồng đóng tàu LNG của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 45 đơn đặt hàng, với tổng số 66 tàu. Điều này đã đưa thị phần của Trung Quốc từ 9% trong năm ngoái lên 30% các hợp đồng đóng tàu chở LNG toàn cầu. Các đơn đặt hàng ước tính trị giá 9,8 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng giá trị đơn đặt hàng tàu chở LNG trong năm 2022.
Hãng tin chỉ ra rằng nhu cầu đóng tàu chở LNG tăng cao kỷ lục trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu (EU) tìm cách thay thế nguồn nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga - vốn đang bị sụt giảm do các lệnh trừng phạt và nỗ lực không muốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.
Các nhà phân tích giải thích chính vì các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc không còn khả năng nhận các đơn đặt hàng mới nên Trung Quốc mới chứng kiến sự gia tăng các hợp đồng.
Từ trước đến nay, Hàn Quốc luôn được coi là nhà sản xuất tàu chở LNG lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 2/3 đội tàu chở LNG toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc trong năm nay đã kín đơn đặt hàng từ nhà xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu thế giới, Qatar. Quốc gia này cần một số lượng tàu lớn để phục vụ cho dự án mở rộng North Field đầy tham vọng của mình.
Theo dữ liệu công bố, phần lớn các đơn đặt hàng đóng tàu của Trung Quốc đều từ người mua trong nước. Chỉ có 19 hợp đồng là của các công ty nước ngoài. Các nhà phân tích kỳ vọng cơn sốt đóng tàu chở LNG mới sẽ giúp mở rộng ngành đóng tàu của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Li Yao, người sáng lập công ty tư vấn SIA Energy, nhận định: "Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh khí đốt Trung Quốc liên kết với các nhà máy đóng tàu địa phương, họ sẽ buộc phải nỗ lực học hỏi và sau cùng điều đó sẽ thúc đẩy phát triển toàn bộ ngành".
Liệu châu Âu có nối lại dòng chảy năng lượng từ Nga hay không? "Cây cầu năng lượng" giữa Nga và EU vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ và đã đứng vững trong những giai đoạn gập ghềnh nhất của Chiến tranh Lạnh. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ tháng 2 năm nay. Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN Tại cuộc họp...