EU thông qua vụ Microsoft mua lại GitHub giá 7,5 tỉ USD
EU vừa chấp nhận các điều khoản cho phép Microsoft mua lại GitHub với giá 7,5 tỉ USD, qua đó giúp thương vụ công nghệ này tiến dần thêm một bước về đích.
Microsoft đang tiến gần đến việc mua lại GitHub – Ảnh: Reuters
Theo Engadget, sau một cuộc thăm dò kéo dài 5 tuần, các quan chức chống độc quyền của Ủy ban châu Âu (EU) đã kết luận rằng việc tiếp quản này sẽ tăng cường sức cạnh tranh cho GitHub, dịch vụ này sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ những đối thủ khác.
Video đang HOT
Ông Satya Nadella, Giám đốc điều hành Microsoft cho biết theo thỏa thuận đầu năm nay GitHub sẽ giữ lại các đặc tính gốc của nhà phát triển, hoạt động độc lập và vẫn là một nền tảng mở. EU dường như chấp nhận lập trường đó khi các nhà chức trách cho rằng Microsoft sẽ không có ý định làm suy yếu bản chất mở của GitHub, vì 28 triệu người dùng dịch vụ có thể chuyển sang các dịch vụ đối thủ nếu họ không hài lòng với cách Microsoft xử lý GitHub.
Được biết GitHub là một nền tảng được giới phát triển phần mềm yêu thích với hàng chục triệu người dùng, là nơi để lưu trữ mã nguồn cho các dự án phần mềm của họ.
Thỏa thuận dự kiến sẽ được hoàn hành vào cuối năm 2018. Năm 2015, GitHub đã từng được định giá lên đến 2 tỉ USD, sau khi tăng thêm 350 triệu USD vốn liên doanh kể từ khi thành lập vào năm 2008.
Theo Báo Mới
Tại sao Microsoft bỏ ra 7,5 tỉ USD mua kho lưu trữ nguồn mở GitHub?
Số tiền mà Microsoft bỏ ra để mua lại kho lưu trữ nguồn mở GitHub lớn hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.
Tin tức về việc Microsoft xem xét mua lại GitHub đã xuất hiện nhiều trong vài ngày trở lại đây. Trong khi các báo cáo trước đó cho rằng giao dịch này có thể có giá trị khoảng 2 tỷ USD thì trong bài đăng trên blog, ông lớn phần mềm cho biết số tiền mà họ mua lại là 7,5 tỷ USD quy bằng cổ phiếu và sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Số tiền mà Microsoft chi ra để mua lại GitHub cao gấp 3,5 lần so với dự đoán.
CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết, bằng cách gia nhập GitHub, Microsoft sẽ tăng cường cam kết của mình đối với tự do phát triển, nguồn mở và đổi mới. Công ty nhận ra tầm quan trọng từ cộng đồng và sẽ nỗ lực hết mình để trao quyền cho mọi nhà phát triển xây dựng phần mềm, đổi mới và giải quyết các vấn đề cấp bách trên thế giới.
Về tay Microsoft nhưng GitHub sẽ tiếp tục hoạt động như hiện nay, với cộng đồng lên đến 28 triệu nhà phát triển. Phó chủ tịch Microsoft Nat Friedman sẽ đảm nhận vai trò CEO mới của GitHub, trong khi CEO hiện tại Chris Wanstrath sẽ trở thành một nhân viên kỹ thuật của Microsoft. Lợi nhuận từ GitHub sẽ được Microsoft ghi nhận vào mảng Intelligent Cloud trong bản báo cáo tài chính của mình.
Wanstrath cho biết, mặc dù trong quá khứ có những bất đồng với Microsoft nhưng với những động thái gần đây của Microsoft trong việc mua lại Minecraft và LinkedIn cho thấy, CEO Microsoft hiện đang rất nghiêm túc trong việc phát triển các doanh nghiệp mà mình đã mua lại.
Cuối cùng, Wanstrath lưu ý rằng cả Microsoft và GitHub giờ đây đã chia sẻ chung mục tiêu, bao gồm việc cung cấp nền tảng mở cho các nhà phát triển, giúp phát triển phần mềm dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn, và tin rằng họ có thể tham gia tạo ra những điều lớn hơn trong tương lai.
Theo Danviet.vn
Quyết định mua lại Nokia của Microsoft đã "giết chết" Windows Phone như thế nào? Ở hầu hết ngành công nghiệp, 5 năm chỉ như một khoảnh khắc. Riêng trong thế giới smartphone, mọi thứ luôn biến chuyển từng ngày và bạn nhận ra thị trường thay đổi nhanh như thế nào khi nhớ về những kỷ niệm. 5 năm trước, Nokia đã bán mảng smartphone cho Microsoft. Kể từ đó, Windows Phone chìm dần rồi "chết yểu"....