EU thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga
Ngày 3/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Sberbank của Nga tại Ljubljana, Slovenia, ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Sputnik, trong một tuyên bố, Hội đồng châu Âu (EC) nêu rõ trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn, EC quyết định áp đặt gói trừng phạt kinh tế và cá nhân thứ 6 đối với cả Nga và Belarus.
Gói trừng phạt mới nhất này bao gồm lệnh cấm “mua, nhập khẩu hoặc chuyển dầu thô và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga vào EU”, với thời hạn áp dụng “từ 6 tháng đối với dầu thô cho tới 8 tháng đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác”. Tuyên bố cũng nêu rõ có thể tạm thời miễn trừ trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô qua đường ống dẫn vào một số nước thành viên EU phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga và không có phương án thay thế khả thi nào do tình hình địa lý của các nước này. Ngoài ra, Bulgaria và Croatia cũng sẽ được miễn trừ tạm thời lệnh cấm đối với việc nhập khẩu dầu thô bằng đường biển và dầu chân không của Nga.
Bên cạnh đó, EU cũng quyết định loại thêm 3 ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, gồm ngân hàng Sberbank, Ngân hàng Tín dụng Moskva và Ngân hàng Nông nghiệp Nga.
Video đang HOT
EU cũng thông báo đình chỉ hoạt động phát sóng của 3 kênh truyền hình của Nga tại EU gồm Rossiya RTR/ RTR Planeta, Rossiya 24/Russia 24 và TV Center International”, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp này “không ngăn cấm những kênh truyền thông này thực hiện các hoạt động ngoài phát sóng tại EU, như nghiên cứu hay phỏng vấn”.
EU thừa nhận trừng phạt Nga không có tác dụng
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 27/4 đã lưu ý rằng Nga đã thành công trong chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây, đồng thời bày tỏ lấy làm tiếc về thực tế này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, ông Morawiecki nói với các phóng viên: "Cho đến nay, chúng tôi thấy rằng Nga đang đối phó tốt với các lệnh trừng phạt và để khắc phục tình hình, Ba Lan sẽ nghiên cứu phát triển các hình phạt mới".
Nga đã cho thấy các quốc gia không thân thiện đã thất bại trong kế hoạch bóp nghẹt Nga về mặt kinh tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 27/4: "Từng bước, sử dụng tất cả các loại cớ, đôi khi là không cần cái cớ nào mà họ đã đưa ra các biện pháp hạn chế mới". Ông Putin nói thêm rằng Nga đã ngăn chặn thành công đòn trừng phạt, chống lại chúng và không sụp đổ.
Theo ông Putin, Nga sẽ đáp lại những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đó bằng tinh thần cởi mở hơn đối với hoạt động kinh doanh, quan hệ đối tác trung thực, tôn trọng và bảo vệ cho các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư lành mạnh.
Tổng thống Nga chỉ thị chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng và tăng cường kiểm soát, đảm bảo thị trường nội địa hoạt động trơn tru.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo rằng Liên minh châu Âu (EU) đang nghiên cứu tích cực kế hoạch mới nhằm tấn công Nga. Bà nói: "Gói trừng phạt thứ sáu sẽ có hiệu lực. Chúng tôi đang nghiên cứu tích cực về vấn đề này. Chúng tôi đang nỗ lực không chỉ để loại bỏ than như đã làm mà còn cả về dầu mỏ".
Trước đó, ngày 27/4, EU khẳng định đã chuẩn bị cho trường hợp Nga tạm dừng nguồn cung khí đốt cho các nước thành viên trong khối.
Trên mạng Twitter, bà Ursula von der Leyen cho biết sau thông báo tập đoàn Gazprom của Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, EU đã chuẩn bị sẵn sàng và lên kế hoạch cho một phản ứng phối hợp của khối.
Trước đó, Tập đoàn năng lượng Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria với lý do Moskva đã không nhận được khoản thanh toán bằng đồng ruble từ hai quốc gia này cho các hợp đồng mua khí đốt. Trong tuyên bố ngày 27/4, Gazprom cho hay đã thông báo tới hai cơ quan năng lượng Bulgargaz của Bulgaria và PGNiG của Ba Lan về quyết định ngừng cung cấp khí đốt, đồng thời nêu rõ quyết định sẽ có hiệu lực cho đến khi các khoản thanh toán được trả bằng đồng ruble theo đúng chủ trương của Tổng thống Putin công bố tháng trước. Gazprom khẳng định vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine theo yêu cầu của khách hàng.
Phản ứng trước động thái này, Bộ trưởng phụ trách an ninh năng lượng Ba Lan Piotr Naimski cho biết nước này muốn hoàn thành đường ống dẫn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào năm 2025, thay vì năm 2027 như kế hoạch ban đầu.
Tại Na Uy, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng Vaar Energi, ông Torger Roed xác nhận công ty đang sản xuất nhiều khí đốt nhất có thể cho châu Âu, song trong ngắn hạn, doanh nghiệp này sẽ chưa thể tăng thêm sản lượng ngay.
Liên quan đến hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga, nhà vận hành Gascade cho biết trong 24 giờ qua, dòng khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-châu Âu thông qua trạm bơm Malnov ở biên giới Đức-Ba Lan đã tăng mạnh từ mức 2.450.000 kWh/h lên 12.740.290 kWh/h. Trong khi đó, số liệu của công ty vận hành TSO Eustream của Slovakia cho thấy lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine sang Slovakia vào khoảng 442.747 MWh, cao hơn so với mức 411.629 MWh được ghi nhận trong 24 giờ trước đó. Ngoài ra, dòng khí đốt sang Đức qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ở Biển Baltic ở mức 72.283.780 kWh/h, không thay đổi nhiều so với một ngày trước.
Ngân hàng Nga tăng lãi suất tối đa cho nhân dân tệ để thay thế USD và euro Khi Nga cắt đứt với cả đồng USD và đồng euro, Ngân hàng VTB thuộc sở hữu nhà nước Nga đã áp dụng lãi suất tối đa 8% cho đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để thu hút khách hàng mở tài khoản tiết kiệm bằng đồng tiền này. Theo đài RT, Ngân hàng VTB lớn thứ hai Nga đã bị ảnh...