EU thông qua gói hỗ trợ hậu COVID-19 cho Ba Lan
Ngày 1/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua gói hỗ trợ khôi phục kinh tế hậu COVID-19 trị giá 35,4 tỷ euro (38 tỷ USD) cho Ba Lan.
Người dân xếp hàng bên ngoài một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Zakopane, Ba Lan, ngày 12/6/2021. Ảnh tư liệu: PAP/TTXVN
Trong một tuyên bố, EC đánh giá tích cực về kế hoạch phục hồi của Ba Lan. EC lưu ý gói hỗ trợ sẽ được giải ngân theo từng giai đoạn khi Ba Lan hoàn tất những cải cách quan trọng liên quan đến tính độc lập của ngành tư pháp. Tuyên bố cũng ghi nhận Ba Lan đã có động thái khắc phục vấn đề này mặc dù những thay đổi chưa được soạn thành luật.
Quyết định thông qua gói hỗ trợ cho Ba Lan đã bị hoãn từ quý II/2021 do EC lo ngại về vấn đề tư pháp của nước này và Vácsava từ chối tuân thủ các phán quyết của Tòa án Công lý EU (CJEU). Tuy nhiên, các quan chức cho biết sau nhiều tháng hai bên thương lượng và Ba Lan đã tiến hành những cải cách đầu tiên trong hệ thống tư pháp, Brussels và Vácsava đã đạt được một thỏa thuận.
Ngày 26/5 vừa qua, Hạ Viện Ba Lan đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật thay Phòng kỷ luật tại Tòa án Tối cao nước này bằng một đơn vị mới. Dự luật đang chờ trình Thượng viện thông qua. Trước đó, tháng 10/2021, CJEU đã tuyên bố phạt Ba Lan 1 triệu euro/ngày vì duy trì Phòng kỷ luật được cho là trái với luật của EU và hiện số tiền phạt đã lên tới hơn 200 triệu euro.
Động thái của EC được kỳ vọng sẽ giải quyết căng thẳng giữa EU và Ba Lan tồn tại từ lâu, trong bối cảnh EU cố gắng duy trì sự thống nhất trong khối đối với cuộc xung đột tại Ukraine, nước láng giềng của Ba Lan. Đến nay, Ba Lan đã tiếp nhận khoảng 3,5 triệu người sơ tán từ Ukraine.
Anh đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho người Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 10/3, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel tuyên bố đơn giản hóa quy trình cấp thị thực cho những người Ukraine đủ điều kiện nhằm đẩy nhanh quá trình cấp thị thực cho người tị nạn đến từ nước này.
Người tị nạn Ukraine tại Dolhobyczow, khu vực biên giới Ba Lan và Ukraine, ngày 4/3/2022. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo quy định mới, từ ngày 15/3, những người đủ điều kiện xin thị thực "đoàn tụ gia đình" ở Anh (là những người có họ hàng gần sống tại Anh) và có hộ chiếu có thể đăng ký xin thị thực trực tuyến thay vì phải trực tiếp đến trung tâm cấp thị thực để cung cấp thông tin sinh trắc học.
Phát biểu trước Quốc hội, Bà Patel cho biết quy định mới sẽ giúp quy trình xin thị thực "nhanh hơn và đơn giản hơn", song nhấn mạnh các cuộc kiểm tra an ninh quan trọng sẽ tiếp tục trong mọi trường hợp.
Bộ trưởng Patel cho biết, với việc những người có hộ chiếu có thể xin thị thực trực tuyến, các trung tâm cấp thị thực của Anh tại châu Âu-có thể xử lý 13,000 cuộc hẹn mỗi tuần- giờ đây sẽ tập trung xử lý đơn của những người chưa có hộ chiếu hoặc căn cước công dân.
Cho đến nay, Anh mới cấp 850 thị thực cho người Ukraine trong tổng số 22.000 đơn đăng ký. Bộ Nội vụ ước tính có từ 50.000 đến 60.000 người Ukraine sống ở Anh, có nghĩa là khoảng 100.000 người tị nạn đủ điều kiện xin thị thực đến Anh để đoàn tụ với gia đình.
Chính phủ Anh cũng cam kết sẽ mở chương trình thị thực thứ hai cho người tị nạn Ukraine, theo đó cho phép các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức từ thiện tài trợ cho các cá nhân xin thị thực vào Anh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ cách thức thực hiện chương trình này.
Bộ trưởng phụ trách Chương trình nâng cấp nước Anh và cộng đồng địa phương, Michael Gove, cũng đang chuẩn bị một chương trình thị thực nhân đạo khác nhằm cho phép thêm người tị nạn đến Anh.
Bom rơi sát nhà, người Việt ở Ukraine di tản: Người mong về nước, người chờ tình hình Nhiều người Việt bỏ lại của cải, nhà cửa suốt mấy chục năm bôn ba ở Ukraine để giữ tính mạng khi đất nước xảy ra xung đột. Họ đi lánh nạn để tìm cho mình hướng đi mới, an toàn hơn dù chưa bao giờ nghĩ sẽ phải rơi vào tình cảnh này. " Về Việt Nam ở đó có con, có...