EU thảo luận về khả năng 6 nước Tây Balkan gia nhập khối
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Tây Balkan có lịch trình tham dự hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô của Albania ngày 16/10.
Sự kiện này bao gồm nội dung thảo luận về con đường 6 quốc gia Tây Balkan trở thành thành viên EU.
Các lãnh đạo EU và Tây Balkan tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Albania năm 2022. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin các chủ đề chính tại các cuộc đàm phán thường niên có tên Tiến trình Berlin xoay quanh việc đưa Tây Balkan vào một thị trường duy nhất, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số của các nước này. Các quốc gia trong khu vực Tây Balkan bao gồm Albania, Bosnia, Kosovo, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia.
Video đang HOT
Trong các quan chức cấp cao của EU tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Tirana có Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Sáu quốc gia Tây Balkan đang ở các giai đoạn hội nhập khác nhau vào EU. Serbia và Montenegro là những quốc gia Tây Balkan đầu tiên tiến hành đàm phán thành viên cách đây vài năm. Theo sau đó là Albania và Macedonia vào năm ngoái, trong khi Bosnia và Kosovo mới chỉ bắt đầu bước đầu tiên của quá trình.
Theo AP, xung đột Nga-Ukraine là một trong những yếu tố khiến EU đặt việc hội nhập các nước Tây Balkan lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của khối. EU đang cố gắng vực dậy toàn bộ quá trình mở rộng khối vốn đã bị đình trệ kể từ năm 2013, khi Croatia trở thành thành viên mới.
EU đã đưa ra yêu cầu các nước Tây Balkan phải cải cách nền kinh tế và thể chế chính trị trước khi gia nhập khối. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen đã đề cập đến kế hoạch tăng trưởng mới dành cho các nước Tây Balkan mà bà sẽ công bố tại hội nghị thượng đỉnh Tiến trình Berlin. Kế hoạch này bao gồm mở các tuyến thương mại mới trong bảy khu vực cụ thể của thị trường chung EU dành cho các nước Balkan. Điều này đòi hỏi cải cách nhanh chóng đi kèm với đầu tư.
Kosovo yêu cầu Serbia rút quân khỏi biên giới
Kosovo ngày 30/9 yêu cầu Serbia rút quân khỏi biên giới chung, nhấn mạnh rằng sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng mọi biện pháp.
Các sĩ quan tuần tra biên giới của Kosovo. Ảnh Reuters.
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã tăng cao kể từ hôm 24/9 khi cảnh sát Kosovo giao tranh với khoảng 30 người Serbia được trang bị vũ khí hạng nặng xông vào làng Banjska của Kosovo và cố thủ trong một tu viện ở Serbia. 3 kẻ tấn công và một sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong giao tranh.
Cuộc đấu súng đã làm dấy lên mối quan ngại quốc tế mới về sự ổn định ở Kosovo, nơi có đa số người dân tộc Albania và tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008.
Kosovo rộng gần 11.000km, có dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó người gốc Albani chiếm 90% và người gốc Serbia chiếm hơn 5%, chủ yếu sinh sống ở phía Bắc. Gần 9 năm từ thời điểm lực lượng Serbia bị đẩy lùi khỏi Kosovo sau chiến dịch không kích quy mô lớn của NATO năm 1999 (Serbia khi đó là một thực thể thuộc Liên bang Nam Tư), chính quyền Kosovo tháng 2/2008 tuyên bố độc lập, nhưng không được Serbia, Liên Hợp Quốc (LHQ), Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia công nhận.
Chính quyền Kosovo ngày 30/9 ra tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Vucic và các thể chế của Serbia ngay lập tức rút toàn bộ quân đội khỏi biên giới với Kosovo". "Việc triển khai quân đội Serbia dọc biên giới với Kosovo là động thái của Serbia nhằm đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi".
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói với Financial Times rằng ông không có ý định ra lệnh cho lực lượng của mình vượt biên giới vào Kosovo vì xung đột leo thang sẽ gây tổn hại đến nguyện vọng gia nhập Liên minh châu Âu của nước này.
Hôm 28/9, Mỹ cho rằng việc triển khai quân sự đáng lo ngại của Serbia dọc biên giới Kosovo đang gây bất ổn cho khu vực.
"Kosovo, phối hợp với các đối tác quốc tế, quyết tâm hơn bao giờ hết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình", đại diện chính quyền tại Kosovo cho biết.
NATO, vẫn còn 4.500 binh sĩ ở Kosovo. Ngày 28/9, NATO cho biết rằng họ đã "cấp quyền triển khai lực lượng bổ sung để giải quyết tình hình hiện tại"
Động thái mới của NATO ở Kosovo Các binh sĩ gìn giữ hòa bình của NATO đã lập hàng rào an ninh xung quanh ba tòa thị chính ở Kosovo trong hôm nay 29.5. Động thái trên nhằm ngăn chặn những người Serb phản đối các thị trưởng người Albania nhậm chức tại một số khu vực ở Kosovo có đa số là người Serb sau cuộc bầu cử mà...